Logo

Giải Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 22: Quang hợp ở thực vật - Kết nối tri thức

Giải Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 22: Quang hợp ở thực vật - Kết nối tri thức (KNTT) chi tiết, dễ hiểu nhất, giúp các em học sinh hiểu và tiếp thu bài giảng đạt hiệu quả.
2.2
3 lượt đánh giá

Hướng dẫn trả lời các bài tập, câu hỏi trang 101, 102, 103 Bài 22: Quang hợp ở thực vật bộ sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức chính xác nhất, mời các em học sinh và thầy cô tham khảo chi tiết dưới đây.

Câu hỏi trang 101 SGK TN&XH 7 KNTT tập 1

Mở đầu: Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho cơ thể và nhiều sinh vật khác trên Trái Đất. Khả năng kì diệu đó được gọi là quang hợp.

Vậy quang hợp diễn ra ở đâu trong cơ thể thực vật? Thực vật thực hiện được quá trình đó bằng cách nào?

Phương pháp giải:

Quan sát hình:

Câu hỏi trang 101 SGK TN&XH 7 KNTT tập 1

Ta thấy cơ quan quang hợp của thực vật là lá xanh (Bào quan quang hợp: Lục lạp).

Thực vật để quang hợp cần có ánh sáng mặt trời, nước, carbon dioxide CO2.

Lời giải chi tiết:

- Quang hợp diễn ra ở lá cây (bào quan quang hợp ở thực vật là: Lục lạp).

- Để quang hợp thực vật cần cơ nguyên liệu là nước và carbon dioxide COdưới điều kiện là ánh sáng mặt trời.

Hoạt động 

Câu 1. Quan sát Hình 22.1 rồi hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 22.1.

Câu hỏi trang 101 SGK TN&XH 7 KNTT tập 1

Bảng 22.1

Nguyên liệu (Chất lấy vào)

Sản phẩm (Chất tạo ra)

Các yếu tố tham gia

?

?

?

Câu 2. Dựa vào kết quả ở câu 1, phát biểu khái niệm và viết phương trình tổng quát quá trình quang hợp.

Phương pháp giải:

Quan sát hình ta thấy 

- Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng mặt trời của thực vật. Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời đã được hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng oxy từ khí cacbonic và nước.

Lời giải chi tiết:

Câu 1.

Nguyên liệu (Chất lấy vào)

Sản phẩm (Chất tạo ra)

Các yếu tố tham gia

- Carbon dioxide

- Nước, chất khoáng

- Oxygen

- Glucose → Tinh bột

- Ánh sáng mặt trời

- Diệp lục

Câu 2.

- Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng mặt trời của thực vật.

- Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời đã được hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng oxy từ khí cacbonic và nước.

Câu hỏi trang 102 SGK TN&XH 7 KNTT tập 1

Câu hỏi 

Câu hỏi trang 103 SGK TN&XH 7 KNTT tập 1

Quan sát Hình 22.2 và đọc thông tin trên để trả lời câu hỏi: Những chất nào được trao đổi giữa tế bào lá với môi trường và dạng năng lượng nào được chuyển hoá trong quá trình quang hợp:

Phương pháp giải:

 Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng mặt trời của thực vật. Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời đã được hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng oxy từ khí cacbonic và nước.

Lời giải chi tiết:

- Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời đã được hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng oxy từ khí cacbonic và nước.

- Quá trình quang hợp chuyển đổi quang năng (ánh sáng mặt trời) thành hóa năng (năng lượng).

Câu hỏi trang 103 SGK TN&XH 7 KNTT tập 1

Câu hỏi 

Câu 1. Đọc thông tin trên và quan sát Hình 22.3 rồi hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 22.2.

Bảng 22.2

Bộ phận

Đặc điểm

Vai trò trong quang hợp

Phiến lá

?

?

Lục lạp

?

?

Gân lá

?

?

Khí khổng

?

?


Câu 2. Ở các cây có phiến lá biến đổi như xương rồng, cành giáo,.. bộ phận nào trên cây sẽ thực hiện quá trình quang hợp? 

Phương pháp giải:

Bào quan quang hợp ở thực vật là: Lục lạp

- Trong lục lạp chứa sắc tố quang hợp là diệp lục - tạo nên màu xanh của lá cây (cơ quan quang hợp)

Giải Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 22: Quang hợp ở thực vật - Kết nối tri thức

Ta quan sát thấy thân của cây cành giao và cây xương rồng có màu xanh tươi, điều này cho thấy rằng trong thân cây có chứa diệp lục.

Kết luận: Các cây có lá tiêu giảm hay biến đổi chúng sẽ sử dụng bộ phận khác để quang hợp đó là: Thân cây

Lời giải chi tiết:

Câu 1.

Bộ phận

Đặc điểm

Vai trò trong quang hợp

Phiến lá

Dạng bản mỏng

Giúp tăng diện tích bề mặt → Hấp thu được nhiều ánh sáng hơn.

Lục lạp

Chứa diệp lục

Hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.

Gân lá

Có nhiều ở phiến lá

- Vận chuyển nguyên liệu (nước, muối khoáng) đến các tế bào lá để thực hiện quá trình quang hợp.

- Vận chuyển sản phẩm của quang hợp (glucose, tinh bột) đến bộ phận khác của cây để sử dụng hoặc dự trữ.

Khí khổng

Có nhiều ở lớp biểu bì (trên bề mặt lá)

Là nơi carbon dioxide (nguyên liệu của quá trình quang hợp) từ bên ngoài vào trong lá và khí oxygen đi từ trong lá ra ngoài môi trường


Câu 2.

Ở các cây có phiến lá biến đổi như xương rồng, cành giáo,.. bộ phận của cây thực hiện quá trình quang hợp là: Thân cây.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải Khoa học tự nhiên KNTT lớp 7 Bài 22: Quang hợp ở thực vật file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.2
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status