Logo

Giải sách bài tập GDCD 8 Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

Giải sách bài tập GDCD 8 Bài 5: Pháp luật và kỷ luật. Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi, giải bài tập trong SBT chi tiết, chính xác. Hỗ trợ học sinh ôn luyện và củng cố kiến thức.
2.5
3 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải SBT Giáo Dục Công Dân 8 Bài 5: Pháp luật và kỷ luật hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn GDCD.

Giải câu hỏi và bài tập SBT GDCD 8 Bài 5

Câu 1 trang 18 SBT GDCD 8: Em hiểu thế nào là pháp luật, thế nào là kỉ luật ? Pháp luật và kỉ luật có sự giống nhau và khác nhau như thế nào ?

Lời giải:

Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng (một tập thể) về những hành vi cần phải tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.

Điểm giống nhau: đều có tính bắt buộc, áp dụng chung, không phân biệt hoàn cảnh, đối tượng.

Điểm khác nhau: Pháp luật có hiệu lực pháp lí cao hơn; pháp luật có tính chặt chẽ về mặt hình thức hơn.

Câu 2 trang 18 SBT GDCD 8: Pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào ? Nêu ví dụ.

Lời giải:

Pháp luật chi phối kỉ luật, những quy định của cơ quan không được trái với quy chế của pháp luật.

Câu 3 trang 18 SBT GDCD 8: Hãy nêu ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật trong đời sống cá nhân và xã hội.

Lời giải:

- Duy trì trật tự, đảm bảo an toàn xã hội.

- Trừng trị nghiêm minh kẻ xấu, hành vi phạm tội.

- Đảm bảo công bằng, bình đẳng của công dân.

Câu 4 trang 19 SBT GDCD 8: Những nội dung dưới đây là pháp luật hay kỷ luật.

Lời giải:

Nội dung Pháp luật Kỉ luật
A. Các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành. x  
B. Những quy định, quy ước của một cộng đồng, một tập thể.   x
C. Thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. x  
D. Đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.   x

Câu 5 trang 19 SBT GDCD 8: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây thể hiện sự không tôn trọng pháp luật ?

A. Phép vua thua lệ làng

B. Bênh lí không bênh thân

C. Cầm cân nảy mực

D. Chớ tha kẻ gian, chớ oan người ngay

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 19 SBT GDCD 8: Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật ?

A. Tổ chức cá độ bóng đá

B. Đi học muộn

C. Nói chuyện riêng trong giờ học

D. Không làm bài tập về nhà

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 7 trang 19 SBT GDCD 8: Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm kỉ luật ?

A. Đánh nhau gây thương tích

B. Mượn xe đạp của bạn rồi đem cầm cố

C. Chơi tú lơ khơ ăn tiền

D. Dùng điện thoại di động nhắn tin trong giờ học

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 8 trang 19 SBT GDCD 8: Em không tán thành với nhận định nào trong các nhận định sau đây ?

A. Mọi người đều phải sống và làm việc theo pháp luật.

B. Người có ý thức kỉ luật thì thường có ý thức tôn trọng pháp luật.

C. Học sinh chỉ cần tôn trọng kỉ luật trong trường học là đủ.

D. Nội quy của nhà trường không phải là pháp luật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 9 trang 20 SBT GDCD 8: Giờ truy bài đã được năm phút mới thấy Quỳnh Anh và nhóm ban nữ lớp 8B đến lớp. Chi đội trưởng chưa kịp hỏi thì Quỳnh Anh đã cười :

- Thông cảm nhé, chúng tớ rủ nhau đi học cho vui nên muộn một chút.

- Một chút? Đây là lần thứ ba trong tháng này rồi đấy ! - tiếng Tổ trưởng tổ 2 vang lên.

Câu hỏi:

1 / Theo em, nhóm bạn nữ trong tình huống trên vi phạm điều gì ?

2/ Nếu em là chi đội trưởng trong tình huống trên thì em sẽ nói gì với nhóm của Quỳnh Anh ?

Lời giải:

1/ Nhóm bạn nữ đã vi phạm nội quy nhà trường, đã không tôn trọng kỉ luật trong học tập.

2/ Em sẽ giải thích cho nhóm bạn Quỳnh Anh biết về hành vi sai trái của mình để các bạn sửa chữa.

Câu 10 trang 20 SBT GDCD 8: Có ý kiến cho rằng: “Pháp luật và kí luật chí là những quy định chung đế đưa mọi người vào khuôn khổ nhất định chứ không đem lại lợi ích cho con người”

Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Lời giải:

Em không đồng tình với quan điểm trên. Trái lại, pháp luật và kỉ luật đem lại cuộc sống bình đẳng, an toàn cho mọi người.

Câu 11 trang 20 SBT GDCD 8: Tan trường, học sinh đỗ xe tràn xuống cả lòng dường, tập trung đứng thành hàng ba hàng bốn. Các bạn này khống về ngay mà còn đợi nhau trò chuyện nên trưa nào cũng gây nên cảnh tắc đường kéo dài.

Câu hỏi:

1/ Theo em, các bạn học sinh trong tình huống này vi phạm điều gì ?

2/ Hành vi của các bạn ấy cho thấy điều gì ?

3/ Thanh niên xung kích của trường có thế có biện pháp gì để chấm dứt tình trạng trên ?

Lời giải:

1/ Các bạn trong tình huống này vi phạm pháp luật giao thông đường bộ.

2/ Hành vi các bạn ấy cho thấy các bạn không tôn trọng pháp luật, gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông.

3/ Thanh niên xung kích của trường nên có những buổi dẹp các cảnh của các bạn trên, tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông cho toàn trường.

Câu 12 trang 20 SBT GDCD 8: Nếu như một xã hội mà không có pháp luật và kỉ luật thì có thể xảy ra những điều gì? Em hãy lấy một ví dụ để minh hoạ.

Lời giải:

Nếu xã hội không có pháp luật và kỉ luật thì tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người sẽ bị xâm phạm. Tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, chặt phá rừng... càng diễn ra nhiều.

Ví dụ: Hàng năm chúng ta bắt giữ và xử lí hàng trăm vụ buôn bán ma túy. Nếu như không có pháp luật, tình trạng nghiện ngập ngày càng nhiều.

Câu 13 trang 21 SBT GDCD 8: Các bạn trong lớp em, trường em có tôn trọng kỉ luật và những quy định của pháp luật không? Nêu ví dụ minh họa.

Lời giải:

Em quan sát các bạn trong lớp đã thực hiện tốt nội quy của nhà trường chưa? Tham gia giao thông thế nào? Có tụ tập cờ bạc, cá độ không?... Rồi lấy ví dụ minh họa.

Câu 14 trang 21 SBT GDCD 8: “Kỉ luật rèn luyện con người có thể đối đầu với mọi hoàn cảnh”

Em có suy nghĩ thế nào về câu nói trên ? Từ đó em nghĩ mình nên rèn luyện như thế nào để có tính kỉ luật ?

Lời giải:

Câu nói trên như một lời nhắc nhở chúng ta luôn luôn phải sống có ý thức, tôn trọng pháp luật. Có như vậy khi gặp hoàn cảnh chúng ta mới không bị dụ dỗ, lôi kéo.

Hướng dẫn phần Truyện đọc SBT GDCD lớp 8 Bài 5

Trả lời câu hỏi trang 21 SBT GDCD 8: Những bạn học sinh trốn học để chơi game là biểu hiện vi phạm gì? Tại sao?

Lời giải:

Những bạn học sinh trốn học để chơi game là biểu hiện vi phạm kỷ luật. Vì đã không thực hiện nội quy nhà trường là đi học đầy đủ, chăm chỉ học tập, không lừa dối thầy cô và gia đình.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải sách bài tập GDCD 8 Bài 5: Pháp luật và kỷ luật ngắn gọn, hay nhất file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.5
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status