Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải SGK GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật - Chân trời sáng tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Thông tin:
Một học sinh trung học ở Hải Phòng, sau khi vô ý làm vỡ gương ô tô đã để lại tờ giấy ghi số điện thoại kèm lời xin lỗi chân thành:
“Do vô tình nên cháu đâm vào gương ô tô. Cháu xin lỗi ạ. Liên lạc với cháu theo số điện thoại để cháu đền ạ (do cháu không biết chủ ô tô là ai) 0949...”
Người chủ chiếc xe không những không bắt đền mà còn đem câu chuyện đó kể cho các con mình và chia sẻ với cộng đồng.
Nêu suy nghĩ của em về việc làm của học sinh trong thông tin trên.
Lời giải chi tiết
Suy nghĩ của em về việc làm của bạn học sinh trong thông tin trên là: bạn học sinh trên rất trung thực, làm hỏng xe của người khác dám nhận lỗi bằng cách viết thư mà không trốn tránh lỗi sai => bạn học sinh là người biết tôn trọng sự thật.
Khám phá 1 trang 17:
Em hãy đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi dưới đây:
Một nhà thơ chân chính
Ngày xưa, ở vương quốc Dagestan có một ông vua rất bạo ngược. Khắp nơi truyền đi bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua.
Rồi một ngày, bài hát lọt đến tai vua. Vị vua ra lệnh tìm cho bằng được tác giả bài hát để xử tội. Truy tìm không ra, vị vua ra lệnh tống giam tất cả nhà thơ và nghệ nhân hát rong cả nước.
Sau đó, nhà vua lệnh phải hát cho nhà vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác ca ngợi nhà vua. Tất cả đều cố gắng hoàn thành, riêng có ba nhà thơ kiên quyết không chịu hát. Họ bị tống giam vào ngục.
Ba tháng sau, vị vua giải ba người và cho thêm cơ hội. Một trong ba nhà thơ đã ca ngợi vị vua, thế là được thả ra.
Giàn hỏa thiêu xuất hiện, một trong hai nhà thơ còn lại cất tiếng hát. Riêng người cuối cùng vẫn im lặng, vị vua ra lệnh: “Trói hắn và thiêu chết!”
Cuối cùng, nhà thơ cũng cất vang tiếng hát. Đó là phơi bày nỗi thống khổ của người dân, phê phán thói xấu của nhà vua... Tiếng hát vang lên, cả hoàng cung rung động cùng với ngọn lửa bùng bùng bốc cháy như giận dữ. Nhà vua bất ngờ thét lên: “Dập tắt lửa! Ta không thể mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này”.
(Theo truyện cổ dân gian Nga)
1. Khi bị nhà vua bắt, các nhà thơ và nghệ nhân hát rong hành động như thế nào? Vì sao?
2. Việc chấp nhận cái chết của nhà thơ cuối cùng cho thấy ông là người như thế nào?
3. Theo em, thế nào là tôn trọng sự thật? Nêu một biểu hiện của tôn trọng sự thật?
Lời giải chi tiết
1. Khi bị nhà vua bắt các nhà thơ và nghệ nhân hát rong đã hành động: tất cả đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, riêng có 3 nhà thơ vẫn kiên quyết không hát, đến phút cuối khi bị đe dọa đến cái chết, đã có 2 nhà thơ phải cất tiếng hát ca ngợi nhà vua vì tất cả họ đều sợ cái chết, nhưng trong số đó vẫn có một nhà thơ kiên quyết đến phút cuối không hát, đến khi cận kề cái chết, ông đã cất lên tiếng hát tố cáo về tội ác của nhà vua. Sở dĩ ông hát như vậy vì ông muốn tôn trọng sự thật hiện tại rằng nhà vua không lo cho bá tánh muôn dân, ông muốn vạch trần cho nhà vua thức tỉnh, ông là một nhà thơ chân chính.
2. Việc chấp nhận cái kết của nhà thơ cuối cùng cho thấy ông là người chân chính, không gian dối, dám làm dám chịu trách nhiệm trước lời nói và hành động của mình, dũng cảm đối diện với cái chết mà không cầu xin. Điều đó chứng tỏ ông là người rất tôn trọng sự thật.
3. Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, bảo vệ sự thật.
Khám phá 2 trang 17, 18:
Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau:
Hình ảnh: (trang 17)
1. Em có nhận xét gì về nội dung trao đổi của các bạn trong hai hình ảnh trên?
2. Từ câu chuyện của các bạn trong hai hình ảnh trên, em hãy cho biết vì sao chúng ta phải tôn trọng sự thật
Lời giải chi tiết
1. Từ 2 cuộc trò chuyện của các bạn trong hình ảnh trên em có những nhận xét sau: các bạn đã biết được lợi ích của việc nói ra sự thật; biết nhận ra lỗi của mình khi đã nói dối, nói sai sự thật, làm mất lòng tin của người khác và tự xấu hổ khi bị người khác phát hiện.
2. Chúng ta phải tôn trọng sự thật vì: đó là đức tính cần thiết và quý báu giúp nâng cao phẩm giá của con người, góp phần tạo mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được mọi người tin yêu, quý trọng.
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống 1: Lớp 6E là lớp cuối cùng nộp sản phẩm của phong trào kế hoạch nhỏ. Khi mang sản phẩm xuống khu tập trung phế liệu, nhìn danh sách các lớp đã nộp, Tú thấy lớp mình chỉ kém lớp 7C có 7kg. Cô tổng phụ trách lại vừa đi ra ngoài. Tú nói với Huyền: “Hay là mình khai tăng lên 2kg để được vị trí số 1”. Huyền kiên quyết phản đối và ghi đúng số lượng của lớp mình.
Tình huống 2: Nam chạy rất nhanh trong lớp vào giờ ra chơi và vô tình vung tay làm vỡ lọ hoa. Lúc này, chỉ có An nhìn thấy do các bạn khác đang chơi bên ngoài. Sợ bị phạt, Nam nói An giấu kín chuyện, đừng nói cho ai biết.
Tình huống 3: Hà và mẹ đang đợi xe buýt. Có một cụ già bán vé số lại gần và nói: “Chỉ có 10 nghìn thôi, cô chú mua hộ tôi một tờ với!” Một anh thanh niên gọi lại và mua cho cụ. Hà thấy anh thanh niên rút 6 tờ vé số nhưng chỉ đưa cho cụ già 50 nghìn đồng. Hà vội nói với anh thanh niên: “Anh có trả nhầm tiền cho cụ không ạ?”
Tình huống 1:
Em đồng ý với ý kiến của bạn Tú hay bạn Huyền? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Em đồng ý với ý kiến bạn bạn Huyền. Vì còn là học sinh chúng ta nên nói đúng sự thật dù là việc nhỏ nhất.
Tình huống 2:
Em có đồng tình với hành động của bạn Nam không? Vì sao?
Nếu là An, em sẽ làm gì?
Lời giải chi tiết:
- Em không đồng tình với hành động của bạn Nam. Vì Nam là một cậu học sinh nhút nhát, không trung thực, không dám nhận lỗi khi mình phạm phải mà còn bảo An che giấu giúp mình.
- Nếu là An, em sẽ khuyên Nam nên nhận lỗi với cô giáo và các bạn. Vì khi nhận lỗi sẽ nhận được sự tha thứ của mọi người, không ai trách phạt một người nếu như người đó biết lỗi và nhận sai.
Tình huống 3:
Nêu nhận xét của em về hành động của anh thanh niên.
Bày tỏ thái độ của em với hành động của bạn Hà?
Lời giải chi tiết:
- Em có những nhận xét về anh thanh niên như sau: Anh là một người gian dối, nhân cơ hội bà lão bị mù mà lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà cụ, một hành vi rất xấu và có thể vi phạm pháp luật.
- Bạn Hà là một học sinh rất đáng được tuyên dương, bạn đã dũng cảm đứng lên phê phán và chỉ ra lỗi, cái sai của người khác.
Câu 1:
Em hãy thuyết trình ngắn về một trong hai câu ca dao sau:
1. Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
2. Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở cho ngay thẳng giàu sang mới bền.
(Có thể chọn các hình thức khác nhau như hò đối đáp, đọc vè... để thể hiện sự sáng tạo của em.)
Lời giải chi tiết:
1. Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
Câu ca dao nói những người có đức tính trung thực, thật thà, chất phác, hiền lành, tốt bụng thì cho dù có đi đâu cũng được mọi người yêu quý và trọng dụng.
2. Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở cho ngay thẳng giàu sang mới bền
Tức ý muốn nhắn nhủ các bạn nên sống ngay thẳng với lương tâm của mình, luôn làm điều tốt và giúp đỡ người xung quanh thì sau này chắc chắn bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng. Ngược lại nếu bạn làm những điều xấu xa thì chắc chắn rằng trước sau gì bạn cũng sẽ gặp quả báo. Tức ý muốn nhắn nhủ các bạn nên sống ngay thẳng với lương tâm của mình, luôn làm điều tốt và giúp đỡ người xung quanh thì sau này chắc chắn bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng.
Câu 2:
Em hãy thiết kế tấm thiệp và cam kết thực hiện thông điệp trong tấm thiệp đó.
Gợi ý:
Tìm một câu nói, lời phát biểu ấn tượng về tôn trọng sự thật
Thiết kế thành một tấm thiệp để tặng cho bạn thân nhất của em
Cam kết với bản thân thực hiện đúng như câu nói, lời phát biểu đó trong các hoạt động của cá nhân em.
Lời giải chi tiết:
Em hãy thiết kế tấm thiệp và cam kết thực hiện thông điệp trong tấm thiệp đó. (HS tự liên hệ bản thân)
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Giáo Dục Công Dân 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật - Chân trời sáng tạo file PDF hoàn toàn miễn phí.