Logo

Soạn Giáo Dục Công Dân 6 Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên - Cánh diều

Hướng dẫn soạn Giáo Dục Công Dân 6 Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên - Cánh diều có lời giải bài tập, trả lời câu hỏi trong SGK chi tiết, ngắn gọn nhất. Hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức trong bài học.
3.1
5 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải sách giáo khoa GDCD lớp 6 Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên - Cánh diều được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải GDCD 6 Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên (Cánh diều)

Khởi động

Khởi động trang 38 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

Nam đang trên đường đi học về thì trời đổ cơn dông. Mây đen kéo đến và sấm sét bắt đầu nổi lên. Em hãy giúp Nam chọn một vị trí trú ẩn an toàn và giải thích vì sao không nên trú ẩn ở những vị trí còn lại. 

GDCD 6 Bài 8 - Khởi động trang 38 sách Cánh diều-1

A. Dưới gốc cây to. 

B. Trong lều. 

C. Dưới mái hiên của căn nhà.

Lời giải:

Vị trí trú ẩn an toàn là C. Dưới mái hiên của căn nhà.

Vì dưới gốc cây và trong lều vẫn sẽ bị dính nước mưa và sẽ nguy hiểm nếu có sấm sét. Ở trong nhà là an toàn nhất, nhà chắc chắn nhất, có thể tránh mưa, gió, sấm sét.

Khám phá

Khám phá 1 trang 39 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên 

Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi 

GDCD 6 Bài 8 - Khám phá 1 trang 39 sách Cánh diều-1

a) Em quan sát được những hiện tượng nguy hiểm nào từ các hình ảnh trên? 

b) Những hiện tượng nguy hiểm đó gây ảnh hưởng đến con người như thế nào?

c) Theo em, thế nào là tình huống nguy hiển từ thiên nhiên? 

Lời giải:

a) Những hiện tượng nguy hiểm là:

- Hình 1. Mưa, sấm sét.

- Hình 2. Sạt lở đất xuống đường quốc lộ.

- Hình 3. Lũ lụt.

- Hình 4. Hạn hán.

b) Những hiện tượng nguy hiểm đó gây ảnh hưởng đến con người về sức khoẻ, tính mạng, tinh thần, tài sản.

- Hình 1. Mưa, sấm sét. Hậu quả: Gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

- Hình 2. Sạt lở đất xuống đường quốc lộ. Hậu quả: Gây nguy hiểm cho người đang lưu thông trên đường, gây tắc nghẽn giao thông.

- Hình 3. Lũ lụt. Hậu quả: Thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

- Hình 4. Hạn hán. Hậu quả: Đất đai khô cằn, con người không có nước sinh hoạt và sản xuất.

c) Theo em, tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây ra, làm tổn hại đến tính mạng, tải sản của con người và xã hội.

Khám phá 2 trang 40 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

a) Thông tin và các bức ảnh trên cho thấy cơn bão số 5 (năm 2020) gây ra những thiệt hại gì đối với các địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp? 

b) Theo em, nguy hiểm từ thiên nhiên có thể gây nên những hậu quả như thế nào đối với con người và xã hội? 

Lời giải:

a)  Thông tin và các bức ảnh trên cho thầy cơn bão số 5 (năm 2020) gây ra những thiệt hại đối với các địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp: 

Nhiều căn nhà bị sập, hàng trăm trường học bị ngập, bị tốc mái phòng học, sập hàng rào, hư hỏng thiết bị dạy học, hàng chục nghìn hecta đất bị ngập nặng, nhiều cột điện bị gãy đổ, nhiều tuyến đường, khu dân cư bị ngập nặng trong nước...

b)  Theo em, nguy hiểm từ thiên nhiên có thê gây nên những hậu quả về tài sản, tính mạng, của con người và xã hội con người.

- Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc đối với con người như: tổn hại về sức khoẻ và tinh thần, làm bị thương hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, gây chết người. 

- Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên còn có thể gây ra những thiệt hại về vật chất của cá nhân và cộng đồng, gây thiệt hại và ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế của các quốc gia.

Khám phá 3 trang 40 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

Em sẽ làm gì nếu em là các bạn trong mối tình huống dưới đây?

Tình huống 1: 

Hạnh đang xem chương trình ti vi yêu thích thì trời bỗng nổi cơn dông, mây đen ùn ùn kéo đến, sấm chớp đùng đùng, trời mưa tầm tã. 

Tình huống 2: 

Tà Nua là con suối duy nhất chảy qua khe núi dẫn đến Trường Trung học cơ sở X. Trên đường Phương đi học thì thấy nước suối dâng cao sau trận lũ đêm qua. 

Tình huống 3: 

Tâm đi kiếm củi qua sườn dốc đang bị sạt lở do sau trận mưa bão lớn, kéo dài.

Lời giải:

- Tình huống 1: Em sẽ tắt ti vi và rút điện, đóng cửa sổ nhà để tránh trường hợp sấm sét làm hỏng điện.

- Tình huống 2: Báo với thầy cô, các bác lãnh đạo địa phương và những người dân gần đó về tình trạng nước dâng cao có thể nguy hiểm tới các bạn học sinh và người dân đi lại ở khu vực đó.

- Tình huống 3: Em sẽ dừng lại và không kiếm củi nữa và báo với cấp chính quyền có biện pháp xử lí dốc bị sạt lở. Thông báo với mọi người về con dốc bị sạt lở đó để mọi người để mọi người tránh khi qua con dốc đó.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 41 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều: (1) Kể lại những nguy hiểm từ thiên nhiên đã xảy ra tại nơi em sinh sống. Những nguy hiểm đó đã gây ra hậu quả gì đối với con người và tài sản?

Lời giải:

Đầu năm 2020, nơi em sinh sống có bão, gió giật mạnh, mưa to, sấm chớp dữ dội và có mưa đá.

Hậu quả kinh khủng nhiều con người bị thiệt mạng, sức khỏe con người bị ảnh hưởng trầm trọng do thời tiết nắng mưa thất thường, gió mùa. Đời sống người dân bất ổn định, sản xuất, kinh doanh trì trệ khi mưa diện rộng. Ngập đường phố di chuyển cũng khó khăn, cây đổ, nhà bị lốc hỏng hóc, thiệt hại người và của lớn. Mưa đá lần đầu tiên em được nhìn. Tuy đẹp nhưng nó gây hậu quả lớn vì khi rơi xuống mặt đất chúng vẫn còn ở tinh thể băng nên sẽ va chạm và gây tổn thương cho bất cứ vật gì gặp phải. Nhỏ thì gây mẻ đầu sứt trán, to thì có thể gây tử vong cho người và vật nuôi. Đối với cây trồng thì dĩ nhiên sẽ gặp tác hại lớn khi mưa đá tác động. Chúng có thể gây gãy cây, dập quả, nát hoa,…. Đối với nhà cửa mưa đá gây thủng mái nhà, nặng hơn thì gây sập mái hoặc thậm chí sập nhà. Đối với các công trình cũng thế. Xe cộ cũng chung số phận khi gặp mưa đá. Chưa kể khi mưa đá diễn ra, đường sẽ rất trơn trượt, tai nạn giao thông sẽ rất dễ xẩy ra nếu chúng ta không cẩn thận. 

Luyện tập 2 trang 41 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

(2) Một cơn lốc xoáy mạnh di chuyển đến gần nhóm bạn đang chơi ở công viên. Thay vì chạy tìm chỗ trú như các bạn, Thành vội lấy điện thoại trong túi áo mang ra chụp ảnh “cơn lốc”. Thành tin rằng đây sẽ là bức ảnh độc đáo nhất chưa ai từng có. 

Em có đồng tình với việc làm của Thành không? Vì sao?

Lời giải:

Em không đồng ý với việc làm của Thành. Vì trong hình huống nguy hiểm như thế bạn nên tìm chỗ trú. Sự chủ quan có thể khiến bạn gánh hậu quả nặng nề. Nếu đang đi ngoài đường thì nên tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, khu nhà kiên cố, các công trình công cộng kiên cố (như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa), không trú dưới gốc cây, cột điện, giữa cánh đồng…

Luyện tập 3 trang 41 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

(3) Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Tại sao? 

A. Trời mưa rất to, hai bạn Lâm và Hưng vẫn đạp xe về nhà, dù không có áo mưa. 

B. Trong khi đang có sấm sét, Bình vẫn sử dụng ti vi và các thiết bị điện. 

C. Được cảnh báo về cơn dông sắp đến, Hồng và các bạn quyết định ở lại trường, đợi khi trời hết dông mới đi về nhà. 

D. Con đường từ trường về nhà bị chia cắt bởi nước lũ lên nhanh, các bạn nam tranh thủ thi xem ai bơi được xa nhất.

Lời giải:

A. Trời mưa rất to, hai bạn Lâm và Hưng vẫn đạp xe về nhà, dù không có áo mưa. Em không đồng tình. Vì trời mưa rất to, hai bạn không có áo mưa mà vẫn về có thể sẽ bị ngấm nước mưa và cảm lạnh. Hơn nữa trời mưa rất to sẽ có thể có những tình huống nguy hiểm khác như lốc, sấm sét, gió bão… Hai bạn nên đợi tạnh mưa hoặc nhờ người lớn tới đón về.

B. Trong khi đang có sấm sét, Bình vẫn sử dụng ti vi và các thiết bị điện. Em không đồng tình. Vì trời đang có sấm sét mà ti vi và các thiết bị điện dễ bắt sóng có thể thu hút sét gây ra nguy hiểm cho Bình và gia đình.

C. Được cảnh báo về cơn dông sắp đến, Hồng và các bạn quyết định ở lại trường, đợi khi trời hết dông mới đi về nhà. Em đồng tình. Vì các bạn rất biết cách bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm từ thiên nhiên.

D. Con đường từ trường về nhà bị chia cắt bởi nước lũ lên nhanh, các bạn nam tranh thủ thi xem ai bơi được xa nhất. Em không đồng tình. Vì như vậy có thể bị nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của các bạn nếu các bạn bị nước lũ cuốn đi.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 41 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều: (1) Lập kế hoạch cá nhân về cách ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên. Chia sẻ với các bạn trong lớp, trong nhóm về kế hoạch của mình.

Lời giải:

Tình huống nguy hiểm

Cách ứng phó

Sấm sét

+ Chú ý tránh dây điện, kim loại, biển quảng cáo… phía trên đầu.

+ Tránh nơi trống vắng, quang đãng như: cánh đồng, nhà kho, bãi đỗ xe, các công trình không có thiết bị chống sét, ở sân thượng, tháp… vì dễ bị sét đánh.

+ Tránh những hàng rào kim loại, tôn (nơi công trình xây dựng, sửa chữa), xe cộ, nhà kho, nhà tạm bợ, mái hiên bằng tôn, lều dã ngoại, hay dụng cụ cá nhân vì có thể dẫn điện, dễ gặp tai nạn.

+ Không đội mũ, áo, ô dù, dùng đồ có kim loại vì dễ bị sét đánh.

+ Không đứng thành nhóm người gần nhau.

+ Đi đường chú ý quan sát dây điện vì khi dây đứt, chưa kịp cắt điện rất dễ bị điện giật.

Lũ quét, lũ ống, sạt lở đất

+ Thường xuyên xem dự báo thời tiết.

+ Chủ động chuẩn bị phòng, chống (đèn pin, thực phẩm, áo mưa…).

+ Không đi qua sống, suối khi có lũ.

+ Gọi 112 yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn…

- Cách ứng phó khác khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất:

+ Không nên ra ngoài trời khi nghe có tin báo sắp xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống hoặc đã và đang xảy ra các tình trạng đó nếu không thực sự cần thiết.

+ Tìm nơi cao ráo để trú ngụ an toàn.

Vận dụng 2 trang 41 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều: (2) Mỗi nhóm xây dựng một thông điệp về cách học sinh ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên. Các nhóm giới thiệu thông điệp trước cả lớp.

Lời giải:

Thông điệp "Chung tay xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai"

“Sẵn sàng ứng phó với thời tiết, hành động thông minh với khí hậu”. Thời tiết, khí hậu và nước đều rất quan trọng đối với an sinh xã hội, sức khoẻ cộng đồng và an ninh lương thực. Nhưng chúng cũng có thể trở thành nên nguy hiểm và có sức tàn phá khủng khiếp. Các loại hình thời tiết gây tác động lớn như bão, mưa lớn, nắng nóng, hạn hán, bão tuyết và băng giá đã và đang cướp đi sinh mạng và sinh kế của người dân trong suốt quá trình lịch sử. 

Trong cuộc sống, đôi khi có những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên có thể bất ngờ xảy ra. Chúng ta có thể giảm thiểu những hậu quả do các tình huống đó gây nên bằng cách: 

- Trang bị kiến thức và kĩ năng phòng tránh, ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

- Tập quan sát, nhận biết những yếu tố có thể gây nguy hiểm (thời điểm, không gian, địa hình, thời tiết thay đổi,...). 

- Chọn một nơi an toàn để trú ẩn khi nguy hiểm xảy ra. 

- Bình tĩnh xử trí, đặt mục tiêu an toàn tính mạng lên trên hết. 

- Tìm kiếm sự trợ giúp.

Vận dụng 3 trang 41 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

(3) Em cùng bạn lập dự án tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn do các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, dành cho thiếu niên ở địa phương em đang sống theo hướng dẫn: 

- Tên dự án. 

- Đối tượng dự án hướng tới. 

- Các tai nạn do nguy hiểm từ thiên nhiên cần phải phòng ngừa ở địa phương. 

- Cách phòng ngừa, ứng phó với nguy hiểm. 

Lời giải:

- Tên dự án: Tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn khi gặp mưa dông, lốc, sét.

- Đối tượng dự án hướng tới: thiếu niên ở địa phương

- Các tai nạn ở địa phương: người bị thương, người chết do đổ cây xanh; đường dây điện bị sự cố; gây tốc mái nhà cửa và một số công trình.

- Cách phòng ngừa, ứng phó với nguy hiểm: Ở trong nhà khi trời mưa dông, lốc, sét; tắt các thiết bị điện trong nhà (điện thoại di động, tivi…); nếu đang đi ngoài đường cần nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn; không trú dưới gốc cây, cột điện, giữa cánh đồng…

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về giải SGK Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên - sách Cánh diều file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.1
5 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status