Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo hướng dẫn giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939) được đội ngũ chuyên gia biên soạn chi tiết và rõ ràng tại đây.
Phong trào Ngũ tứ có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Trung Quốc?
Lời giải:
Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Nội chiến Quốc – Cộng diễn ra như thế nào?
Lời giải:
Nội chiến Quốc – Cộng diễn ra trong những năm 1927 – 1937. Quân đội Tưởng Giới Thạch đã tổ chức 4 lần vây quét lớn nhằm tiêu diệt căn cứ địa cách mạng của Đảng Cộng sản, nhưng đều bị thất bại. Trong cuộc vây quét lần thứ (1933 – 1934), lực lượng cách mạng bị thiệt hại nặng.
Quan sát bức ảnh trên, em hãy:
- Điền vào chỗ chấm (…) ở dưới bức ảnh tên, năm sinh, năm mất của nhân vật lịch sử này.
Lời giải:
- Nêu những nét chính về công lao đóng góp của nhân vật lịch sử đó.
Lời giải:
Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 1 – 1935.
Trình bày ngắn gọn cuộc Vạn lí trường chinh.
Lời giải:
Để bảo toàn lực lượng, tháng 10/1934 Hồng quân công nông phải tiến hành cuộc phá vây, rút khỏi căn cứ địa cách mạng, tiến lên phía Bắc. Trong lịch sử gọi đây là cuộc vạn lí trường chinh.
Quan sát bức ảnh bên, em hãy:
- Điền vào chỗ chấm (…) ở dưới bức ảnh tên, năm sinh, năm mất của nhân vật lịch sử này.
Lời giải:
- Nêu những nét chính về công lao đóng góp của nhân vật lịch sử đó.
Lời giải:
Gan – đi đã lãnh đạo Đảng Quốc đại. Là một vị lãnh tụ có uy tín và có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhân dân Ấn Độ. Ông kêu gọi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng bạo lực.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Tập bản đồ Lịch sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939) file PDF hoàn toàn miễn phí.