Logo

Giải Bài 26: Thực hành đo độ dài Toán VNEN lớp 3

Giải Bài 26: Thực hành đo độ dài Toán VNEN lớp 3 trang 57, 58 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả
5.0
0 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn Giải Toán lớp 3 VNEN Bài 26: Thực hành đo độ dài được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây. Hi vọng sẽ giúp các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học, bổ sung cho mình các kỹ năng thực hành giải bài tập một cách chính xác nhất.

Hoạt động thực hành Thực hành đo độ dài

Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong bài học mời các em cùng tham khảo

Câu 2 Trang 56 Toán VNEN 3 tập 1 

Em đọc bảng (theo mẫu):

Tên Chiều cao
Hương 1m 32cm
Nam 1m 15cm
Hằng 1m 20cm
Minh 1m 25cm
1m 20cm

a. Nêu chiều cao của Minh và Hằng

b. Trong năm bạn trên, bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất

Trả lời:

Đọc:

Nam cao một mét mười lăm xăng-ti-mét

Hằng cao một mét hai mươi xăng-ti-mét

Minh cao một mét hai mươi lăm xăng-ti-mét

Tú cao một mét hai mươi xăng-ti-mét.

a. Chiều cao của Minh là 1m25cm và chiều cao của Hằng là 1m 20cm

b. Trong năm bạn trên, bạn cao nhất là bạn Hương, bạn thấp nhất là bạn Nam.

Câu 3 Trang 57 Toán VNEN lớp 3 tập 1 

a. Đo chiều cao của các bạn trong nhóm em rồi viết kết quả vào bảng sau:

Tên Chiều cao
   

b. Đọc cho nhau nghe số đo của tất cả các bạn trong nhóm

c. Trong nhóm em bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất.

Trả lời:

Ví dụ mẫu:

a. Số đo chiều cao của các bạn trong nhóm em:

Tên Chiều cao
Ngọc Mai 1m 27cm
Tuấn Anh 1m 32cm
Quang Khải 1m 20cm
Tú Trinh 1m 22cm
Hải Đăng 1m 33cm

b. Đọc số đo chiều cao của tất cả các bạn:

Ngọc Mai cao một mét hai mươi bảy xăng-ti-mét

Tuấn Anh cao một mét ba mươi hai xăng-ti-mét

Quang Khải cao một mét hai mươi xăng-ti-mét

Tú Trinh cao một mét hai mươi hai xăng-ti-mét

Hải Đăng cao một mét ba mươi ba xăng-ti-mét

c. Trong nhóm em, bạn Hải Đăng là người cao nhất 1m 33cm và bạn Quang Khải có chiều cao thấp nhất 1m 20cm.

Câu 4 Trang 57 Toán 3 VNEN tập 1 

Chơi trò chơi "ước lượng độ dài"

Các nhóm quan sát chiều dài các vật theo gợi ý của giáo viên, thảo luận cùng nhau rồi đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi sau:

Bàn học sinh dài khoảng bao nhiêu đề xi mét?

Quyền vở học toán của em dài khoảng bao nhiêu xăng-ti-mét?

Mép bảng lớp em dài khoảng bao nhiêu mét?

Chân tường lớp em dài khoảng bao nhiêu mét?

Trả lời:

Ví dụ mẫu:

Bàn học sinh dài khoảng 18 đề xi mét.

Quyền vở học toán của em dài khoảng 30 xăng-ti-mét.

Mép bảng lớp em dài khoảng 3 mét.

Chân tường lớp em dài khoảng 5 mét.

Hoạt động ứng dụng Thực hành đo độ dài

Cùng xem gợi ý đáp án

Câu 1 Trang 58 Toán lớp 3 VNEN tập 1 

Em nói cho người lớn biết vài tên đơn vị đo dộ dài em đã học. Em ghi cho người lớn xem tên các đơn vị đo dộ dài đó được viết tắt như thế nào?

Trả lời:

Một số tên đơn vị đo độ dài mà em đã học là: đề xi mét, xăng-ti-mét, mét, héc-tô mét...

Các đơn vị đo độ dài được viết tắt như sau:

Ki-lô-mét: km

Héc-tô-mét: hm

Đề-ca-mét: dam

Mét: m

Đề-xi-mét: dm

Xăng-ti-mét: cm

Mi-li-mét: mm

Câu 2 Trang 58 tập 1 Toán VNEN 3

Em hãy chọn giúp người lớn đơn vị đo độ dài thích hợp:

a. Đo bề dày của quyển sách

b. Đo chiều dài của sân nhà hoặc chiều dài thửa ruộng

Trả lời:

a. Muốn đo bề dày của quyển sách ta sử dụng đơn vị đo là mi-li-mét (mm)

b. Muốn đo chiều dài của sân nhà hoặc chiều dài thửa ruộng ta sử dụng đơn vị đo là mét (m).

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 26: Thực hành đo độ dài Toán VNEN lớp 3 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status