Nội dung hướng dẫn giải Bài 80: Em ôn lại những gì đã học được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Toán lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Toán lớp 5.
Câu 1 (Trang 62 Toán 5 VNEN Tập 2):
- Cùng nhau viết các công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành và hình tròn. Lấy ví dụ.Cùng nhau viết các công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành và hình tròn. Lấy ví dụ.
Lời giải chi tiết:
- Diện tích hình tam giác:
Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
Ví dụ: Độ dài đáy là 9cm và chiều cao tương ứng là 4cm. Tính diện tích hình tam giác?
Giải: Diện tích hình tam giác là:
- Diện tích hình thang:
Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2:
Ví dụ: Độ dài hai đáy lần lượt là 14cm và 11cm; chiều cao là 4cm. Tính diện tích hình thang?
Giải: Diện tích hình thang là: S=(14+11)×42=50 (cm2)
- Diện tích hình bình hành:
Diện tích hình bình hành bằng tích của đường cao nhân với cạnh đáy mà đường cao đó hạ xuống:
Ví dụ: Đường cap 7dm, độ dài đáy 4dm. Tính diện tích hình bình hành?
Giải: Diện tích hình bình hành là: S = 4 x 7 = 28 (dm2)
- Diện tích hình tròn:
Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với 3,14
Ví dụ: Bán kính r = 0,4 dm . Tính diện tích hình tròn?
Giải: Diện tích hình tròn là: S= 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (dm2)
Câu 2 (Trang 62 Toán 5 VNEN Tập 2):
- Cho hình bình hàng MNPQ (xem hình vẽ) có MN = 18cm, chiều cao KH = 9cm. So sánh diện tích hình tam giác KQP với tổng diện tích của tam giác MKQ và hình tam giác KNP?
Lời giải chi tiết:
- Diện tích hình bình hành MNPQ là:
S = 18 x 9 = 162 (cm2)
- Diện tích hình tam giác KQP là:
- Tổng diện tích hai hình tam giác MKQ và KNP là:
162 - 81 = 81 (cm2)
- Vậy diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diện tích của tam giác MKQ và hình tam giác KNP
Câu 3 (Trang 62 Toán 5 VNEN Tập 2):
- Cho hình bên, hãy tính diện tích phần đã tô màu của hình tròn
Lời giải chi tiết:
- Bán kính hình tròn là:
5 : 2 = 2,5 (cm)
- Diện tích hình tròn là:
S = 2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2)
- Diện tích hình tam giác ABC là:
- Vậy phần diện tích đã tô màu của hình tròn là:
19,625 - 6 = 13,625 (cm2)
Đáp số: 13,625 cm2
Câu 1 (Trang 62 Toán 5 VNEN Tập 2):
- Một mảnh vườn được ghép bởi một mảnh đất có dạng hình bình hành và một mảnh đất có dạng hình tam giác với kích thước như hình vẽ:
a. Hãy tính diện tích mảnh vườn đó
b. Người ta trồng dưa hấu trên mảnh vườn đó. Trung bình cứ 10m2 thu hoạch dược 15kg dưa hấu. Hỏi trên cả mảnh vườn đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tấn dưa hấu?
Lời giải chi tiết:
- Ta vẽ thêm các điểm cho hình như sau:
a. Diện tích hình tam giác ABC là:
S = 269,5 (m2)
- Diện tích hình bình hành BCDE là :
S = 31 x 21 = 651 (m2)
- Vậy diện tích của mảnh vườn là:
269,5 + 651 = 920,5 (m2)
b. Trên mảnh vườn đó thu hoạch được số kg dưa hấu là:
(920,5 : 10) x 15 = 1380,75 (kg dưa) = 1,38075(tấn dưa)
Đáp số:
a. 920,5 m2
b. 1,38075 tấn dưa
Câu 2 (Trang 63 Toán 5 VNEN Tập 2):
- Một biển giao thông có đường kính 40cm. Diện tích hình mũi tên trên biển báo bằng 15 diện tích của biển báo đó. Tính diện tích mũi tên trên biển?
Lời giải chi tiết:
- Bán kính của biển báo giao thông là:
40 : 2 = 20 (cm)
- Diện tích của biển báo giao thông là:
S = 20 x 20 x 3,14 = 1256 (cm2)
- Diện tích mũi tên của biển báo giao thông là:
1256 : 5 = 251,2 (cm2)
Đáp số: 251,2 cm2
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Toán lớp 5 VNEN Bài 80: Em ôn lại những gì đã học file PDF hoàn toàn miễn phí.