Logo

Giải Tự nhiên và xã hội lớp 2 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

Giải Bài 2: Nghề nghiệp của người thân trong gia đình môn Tự nhiên xã hội lớp 2 sách Chân trời sáng tạo (CTST) chương trình mới trang 16, 17, 18, 19 chi tiết, dễ hiểu hỗ trợ giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập trang 16 đến 19 Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà sách giáo khoa môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 bộ sách Chân trời sáng tạo chương trình mới được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu sẽ hỗ trợ các em học sinh học tập tốt nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu trang 9

Đề bài

Giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Hòa theo sơ đồ dưới đây. Gia đình bạn Hòa có mấy thế hệ cùng chung sống

Giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Hòa

Phương pháp giải

Em quan sát kĩ bức tranh và kể các thành viên xuất hiện trong tranh, cho biết gia đình bạn Hòa có mấy thế hệ.

Lời giải chi tiết

- Các thành viên trong gia đình bạn Hòa là: ông, bà, bố, mẹ, chị gái Hòa, Hòa.\

- Gia đình Hòa có 3 thế hệ cùng chung sống.

Hoạt động khởi động trang 16

Đề bài

Kể tên các thức ăn, đồ uống thường được sử dụng trong gia đình em.

Phương pháp giải

Em liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết

Các loại thức ăn, đồ uống thường sử dụng trong gia đình em: gạo, thịt lợn, rau cải, rau muống, thịt gà, thịt bò, sữa, nước lọc,…

Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu trang 16

Đề bài

Điều gì có thể xảy ra với các bạn trong mỗi hình sau? Vì sao?

Điều gì có thể xảy ra với các bạn

Phương pháp giải

Em quan sát kĩ các bức tranh và cho biết điều gì có thể xảy ra trong các tình huống ấy?

Lời giải chi tiết

- Tranh 1: bạn nhỏ đang uống một chai nước có vị lạ. Bạn ấy có thể bị ngộ độc vì uống phải nước hết hạn sử dụng.

- Tranh 2: hai bạn nhỏ rủ nhau ăn thử một loại cây dại. Hai bạn có thể bị ngộ độc.

- Tranh 3: Bạn nhỏ đang lấy nhiệt kế để chơi. Nhiệt kế có thể bị rơi vỡ, bạn nhỏ sẽ tiếp xúc với thủy ngân.

- Tranh 4: Bạn nhỏ đang ăn sống của sắn. Bạn nhỏ có thể bị ngộ độc vì ăn đồ sống.

Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu trang 17

Đề bài

1. Quan sát các hình dưới đây và kể lại câu chuyện của Nam

2. Vì sao Nam bị ngộ độc? Khi bị ngộ độc, Nam có biểu hiện như thế nào?

Vì sao Nam bị ngộ độc

Phương pháp giải

1. Em dựa vào các bức tranh để kể lại câu chuyện của Nam.

2. Em dựa vào nội dung câu chuyện vừa kể ở trên để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết

1.

- Tranh 5: Nam đi đá bóng vệ, thấu một chai sữa đang để trên bàn bếp. Nam thắc mắc không biết có uống được không nhỉ?

- Tranh 6: Nói rồi, Nam tiến đến và mở chai sữa ra uống. Nam nhận ra chai sữa có vị hơi chua nhưng bạn vẫn không dừng lại mà tiếp tục uống.

- Tranh 7: Đến tối, Nam cảm thấy đau bụng và buồn nôn. Nam gọi mẹ và nói lại tình hình của mình cho mẹ nghe

- Tranh 8: Mẹ đưa Nam đến bệnh viện. Sau khi khám xong, bác sĩ nói Nam bị ngộ độc thực phẩm.

2.

- Nam bị ngộ độc vì đã uống phải sữa hết hạn sử dụng.

- Khi ngộ độc, Nam cảm thấy đau bụng và buồn nôn.

Hoạt động hình thành, phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng trang 17

Đề bài

1. Tìm hiểu trên sách, báo, ti vi,… về những trường hợp bị ngộ độc qua đường ăn, uống khi ở nhà.

2. Chia sẻ với bạn về nguyên nhân gây ngộ độc trong những trường hợp đó.

Phương pháp giải

1. Em tự tìm trên sách, báo, ti vi những hình ảnh theo yêu cầu của đề bài.

2. Em hãy chia sẻ một vài nguyên nhân gây ngộ độc qua đường ăn uống.

Lời giải chi tiết

1. Những trường hợp bị ngộ độc qua đường ăn uống: uống nhầm những loại chất độc, ăn phải đồ ôi thiu.

2. Một số nguyên nhân gây ngộ độc qua đường ăn uống: ăn thức ăn ôi thiu, ăn thức ăn hết hạn sử dụng, ăn quá nhiều đồ ăn.

Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu trang 18

Câu 1

Nêu tác dụng của những việc làm trong mỗi hình dưới đây. Chúng ta có thể làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà?

Nêu tác dụng của những việc làm

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ các hình ảnh và cho biết mỗi người trong hình đang làm gì, việc làm đó có tác dụng gì.

Lời giải chi tiết:

- Tranh 9:

+ Việc làm: Đánh dấu vào lọ thuốc

+ Tác dụng: Để mọi người không bị nhầm lẫn khi sử dụng

- Tranh 10:

+ Việc làm: Vứt đồ ăn ôi thiu

+ Tác dụng: Để mọi người không ăn phải đồ ăn ôi thiu

- Tranh 11:

+ Việc làm: Cất thức ăn còn thừa vào tủ lạnh

+ Tác dụng: Bảo quản thức ăn, tránh bị hỏng.

- Tranh 12:

+ Việc làm: Rửa táo trước khi ăn.

+ Tác dụng: Loại bỏ các loại bụi bẩn trên vỏ táo

Câu 2

Những đồ dùng sau nên được để đâu trong nhà? Vì sao?

đồ dùng sau nên được để đâu

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ các hình ảnh và cho biết những đồ vật ấy được dùng ở đâu trong gia đình?

Lời giải chi tiết:

- Nước tương được dùng trong nhà bếp vì nó được dùng trong quá trình nấu ăn.

- Nước uống được dùng ở phòng khách vì sử dụng hàng ngày, tránh nhầm lẫn với các thực phẩm khác tương tự như cồn, dấm,…

- Thuốc trừ sâu để ở nhà kho hoặc góc vườn vì tránh trẻ con trong nhà không phân biệt được sẽ uống nhầm.

- Dầu gội đầu để ở trong phòng tắm để sử dụng cho việc gội đầu và tránh lẫn với các đồ dùng khác.

- Kem đánh răng để ở trong phòng tắm để sử dụng cho việc vệ sinh răng miệng.

- Thuốc để ở tủ thuốc để trẻ không nhầm là kẹo.

Hoạt động hình thành, phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng trang 19

Câu 1

Đóng vai thể hiện cách ứng xử của em trong các tình huống sau:

Đóng vai thể hiện cách ứng xử

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ các hình ảnh và nhận biết tình huống được thể hiện trong hình ảnh đó. Nếu em là nhân vật trong tình huống đó, em sẽ làm gì?

Lời giải chi tiết:

- Hình 13:

+ Tình huống: lúc chiều, bạn nam có ăn một bắp ngô. Đến tối, bạn nam cảm thấy khó chịu, buồn nôn. Có thể là bắp ngô mà bạn nam ấy ăn lúc chiều đã bị hỏng do không được bảo quản cẩn thận

+ Cách ứng xử của em: Nếu em ở trong tình huống đó, em sẽ cố gắng nôn để đẩy thực phẩm đó ra ngoài. Sau đó, em sẽ báo với bố mẹ để được đưa tới bệnh viện.

- Hình 14:

+ Tình huống: Em đi chơi về thì thấy em gái của mình đang ngồi khóc ở thềm nhà. Em chạy lại hỏi nguyên nhân thì biết được em gái mình vừa uống một lọ nước lạ.

+ Cách ứng xử của em: Em sẽ dỗ dành để em của mình không khóc nữa. Sau đó, em sẽ chạy đi tìm người lớn giúp đỡ. Nếu có thể, em sẽ gọi 115 để được giúp đỡ.

Câu 2

Gia đình em đã sắp xếp đồ dùng và bảo quản thức ăn, đồ uống như thế nào? Cần thay đổi gì để phòng tránh ngộ độc xảy ra? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

* Cách gia đình em sắp xếp đồ dùng và bảo quản đồ ăn:

- Để các vật dụng, đồ dùng và thực phẩm đúng nơi quy định

- Đồ ăn được cất vào tủ lạnh

- Thuốc được cất trong tủ thuốc

* Những điều cần thay đổi để phòng tránh ngộ độc xảy ra:

- Bát đũa sau khi rửa xong cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát để chúng không bị mốc.

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là phòng bếp.

- Lau chùi tủ lạnh thường xuyên.

* Cần có sự thay đổi đó vì gia đình em có nhiều trẻ nhỏ nên các em dễ nghịch ngợm và sử dụng những loại thực phẩm gây ngộ độc.

Trên đây là nội dung giải Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà trang 16, 17, 18, 19 SGK Tự nhiên xã hội lớp 2 Chân trời sáng tạo chi tiết nhất. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm hàng loạt bài học khác miễn phí đã được đăng tải tại chuyên trang của chúng tôi.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ để download nội dung bài học giải Tự nhiên xã hội lớp 2 Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Chân trời sáng tạo file PDF miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status