Hướng dẫn giải VBT Ngữ Văn 6 tập 2 bài Lao xao ngắn gọn, chi tiết, bám sát nội dung chương trình học giúp các em tiếp thu bài giảng một cách dể hiểu và hỗ trợ các em ôn luyện thêm kiến thức.
Dưới đây là cách giải bài Lao xao trong Vở bài tập Ngữ Văn 6 tập 2 mà chúng tôi đã chọn lọc và tổng hợp giúp các em học sinh có nguồn tham khảo tốt nhất.
Bài văn tả vè kể về các loài chim ở làng quê có theo một trình tự nào không, hay hoàn toàn tự do? Để trả lời câu này, em hãy:
a, Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến.
b, Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không?
c, Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết.
Đáp án:
a) Trình tự tên các loài chim được nói đến: Bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú, bìm bịp, diều hâu, quạ đen, quạ khoang, chim cắt, chèo bẻo.
b) Các loài chim được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau:
- Bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú.
- Chim ngói, nhạn, bìm bịp.
- Diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt.
c) Cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi:
- Lời kể rất tự nhiên.
- Cách tả mỗi con vật đều độc đáo, có đặc trưng cho mỗi hoạt động của loài. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phép nhân hóa làm cho thế giới loài chim như thế giới con người.
- Cách xâu chuỗi các hình ảnh, chi tiết hợp lí và bất ngờ.
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các loài chim. Cụ thể là:
a, Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kĩ điểm gì?
b, Kết hợp tả và kể như thế nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.
c, Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim.
Đáp án:
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các loài chim:
a) Cách miêu tả các loài chim:
- Bồ các kêu váng lên, sáo hót vui, nhạn kêu “chéc chéc”, bìm bịp kêu “bịp bịp”, chèo bẻo kêu “chè cheo chét”.
- Diều hâu có cái mũi khoằm, chèo bẻo thức suốt đêm ngày mùa, quạ đen, quạ khoang lia lia láu láu, chim cắt cánh nhọn...
b) Sự kết hợp xen kẽ kể và tả :
- Tả: chim cắt cánh nhọn như dao bâu chọc tiết lợn...
- Kể: hai con chèo bẻo đang bay, một con cắt vụt lao ra...
c) Nhận xét: Tác giả quan sát rất tỉ mỉ về các loài chim và thể hiện được rất rõ tình cảm yêu mến gắn bó với thiên nhiên làng quê. Đặc biệt, nhà văn vẫn giữ được nét hồn nhiên của tuổi thơ khi kể và tả về thế giới các loài chim ở làng quê.
Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian như thành ngữ, đồng dao, truyện cổ tích. Hãy tìm các dẫn chứng. Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên nét đặc sắc gì và có điều gì chưa xác đáng?
Đáp án:
Những yếu tố văn hóa dân gian:
- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu…
- Thành ngữ: Dây mơ, rễ má; Kẻ cắp gặp bà già;…
- Truyện cổ tích: Sự tích chim bìm bịp, Sự tích chim chèo bẻo.
Nhận xét: Chất văn hóa dân gian thấm đượm trong cái nhìn và cảm xúc của nhà văn về các loài chim và cuộc sống ở làng quê. Tuy vậy vẫn có điều chưa xác đáng là tạo nên một cách nhìn mang tính định kiến về loài chim “ác”.
Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim?
Đáp án:
- Sau khi đọc bài văn, hiểu biết về các loài chim tăng lên, biết được thêm những bài đồng dao, truyện kể về các loài chim.
- Tăng tình cảm, sự yêu mến, thích thú đối với thế giới loài chim.
Trong bài văn, tác giả dành khá nhiều dòng để viết về chim chèo bẻo. Điều này có dụng ý gì?
Đáp án:
- Tác giả viết nhiều về loài chim chèo bẻo vì đây là loài chim khá có ích, giúp đuổi lũ diều hâu, ngày mùa chúng thức suốt đêm để hót cất tiếng gọi người vào sáng sớm. Tác giả thể hiện rõ thiện cảm của mình đối với loài chim này. Tính tập thể, đồng loại của loài chim này đã được tác giả đề cao.
►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải VBT Ngữ văn lớp 6 tập 2 bài: Lao xao chi tiết bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.