Logo

Giải vở bài tập Ngữ văn 6 Tổng kết phần tập làm văn tập 2

Giải vở bài tập Ngữ văn 6 Tổng kết phần tập làm văn tập 2, hướng dẫn trả lời các câu hỏi, giúp các em học sinh bám sát nội dung trong chương trình học và học tốt môn Ngữ văn lớp 6.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải VBT Ngữ Văn 6 tập 2 bài Tổng kết phần tập làm văn ngắn gọn, chi tiết, bám sát nội dung chương trình học giúp các em tiếp thu bài giảng một cách dể hiểu và hỗ trợ các em ôn luyện thêm kiến thức.

Dưới đây là cách giải bài Tổng kết phần tập làm văn trong Vở bài tập Ngữ Văn 6 tập 2 mà chúng tôi đã chọn lọc và tổng hợp giúp các em học sinh có nguồn tham khảo tốt nhất.

Giải câu 1 trang 155 VBT Ngữ văn lớp 6 tập 2

Hãy xác định và ghi ra vở phương thức biểu đạt chính trong các văn bản sau

Đáp án:

STT

Tên văn bản

Phương thức biểu đạt chính

1

Thach Sanh

Tự sự

2

Lượm

Tự sự - biểu cảm - biểu cảm

3

Mưa

Miêu tả - biểu cảm

4

Bài học đường đời đầu tiên

Tự sự

5

Cây tre Việt Nam

Miêu tả - biểu cảm

Giải câu 2 trang 156 vở bài tập Ngữ văn lớp 6 tập 2

So sánh sự khác nhau giữa ba loại văn bản: miêu tả, tự sự, đơn từ theo các tiêu chí: mục đích, nội dung, hình thức trình bày.

Đáp án:

giải vbt ngữ văn 6 tập 2 bài 32

Giải câu 3 trang 156-157 vở bài tập Văn lớp 6

Mỗi bài văn miêu tả hay tự sự đều có ba phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Hãy nêu nội dung và những lưu ý trong cách thể hiện của từng phần. Tổng kết vào vở theo bảng sau:

Đáp án:

STT

Các phần

Tự sự

Miêu tả

1

Mở bài

Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc.

Giới thiệu đối tượng miêu tả.

2

Thân bài

Diễn biến câu chuyện, sự việc một cách chi tiết.

Miêu tả đối tượng từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, từ trên xuống dưới.

3

Kết bài

Kết quả sự việc, suy nghĩ.

Cảm xúc, suy nghĩ.

Giải câu 4 trang 157 VBT lớp 6 Ngữ văn

Em hãy nêu mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự. Cho ví dụ cụ thể.

Đáp án:

* Trong văn bản tự sự thì sự việc, nhân vật, chủ đề có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau:

- Sự việc được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả... Nếu không có sự việc thì nhân vật trở nên nhạt nhẽo, đơn điệu, không tạo thành cốt truyện.

- Nhân vật là người thực hiện các sự việc. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm...

- Chủ đề trong văn tự sự là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra thông qua các sự việc và nhân vật được trình bày trong văn bản.

* Ví dụ: Truyện Thạch Sanh:

- Các sự việc: Thạch Sanh mồ côi, Thạch Sanh giết chằn tinh, Thạch Sanh cứu công chúa, Thạch Sanh nhờ tiếng đàn và niêu cơm thần mà đuổi được 18 nước chư hầu,…

- Nhân vật chính: Thạch Sanh

- Chủ đề: Ca ngợi sự thật thà, dũng cảm, luôn giúp đỡ người khác của Thạch Sanh, luôn đề cao cái thiện, tiêu diệt cái ác.

=>   Nếu không có nhân vật Thạch Sanh thì các sự việc và chủ đề của truyện không được thể hiện.

Giải câu 5 trang 158 VBT Ngữ văn lớp 6

Lập dàn ý cho đề văn sau:

Từ bài thơ đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, em hãy tưởng tượng mình là anh bộ đội đã được chứng kiến câu chuyện cảm động đó và kể lại bằng một bài văn.

Trên cơ sở đó viết một đoạn văn từ 10-12 dòng về một cảnh mà em thấy thích thú nhất trong câu chuyện.

Đáp án:

- Dàn ý bài văn:

A. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện (Lưu ý, học sinh xưng tôi để kể lại về câu chuyện)

B. Thân bài:

    + Thời gian xảy ra câu chuyện: đêm trước ngày hành quân, lúc cả đơn vị đã đi ngủ.

    + Địa điểm diễn ra câu chuyện: trong chiếc lán dựng lên của đơn vị.

    + Những sự việc xảy ra:

- Miêu tả hình ảnh Bác Hồ trong lần thứ nhất tỉnh giấc: Tôi bất chợt tỉnh giấc, thấy Bác đang trầm ngâm ngồi bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng người bạn của tôi,...

- Cuộc trò chuyện của tôi và Bác

- Dòng tâm sự của tôi sau khi nói chuyện với Bác: lo lắng cho sức khỏe của Bác,...

- Miêu tả hình ảnh của Bác trong lần thứ ba thức dậy: Bác vẫn ngồi đinh ninh,...

- Cuộc trò chuyện của tôi với Bác và những lo lắng, tâm sự của Bác.

- Tôi muốn được sẻ chia tâm sự cùng Bác nên đã thức cùng Người.

C. Kết bài: Đóng vai anh đội viên nêu cảm xúc của bản thân sau đêm hôm đó.

- Đoạn văn:

Trong văn bản '' Đêm nay Bác không ngủ '' đã thể hiện rõ tình cảm mà Bác dành cho các đội viên của mình. Và qua các hành động, cử chỉ đó của Bác đã làm lay động trái tim của tôi với Bác. Anh lại càng kính trọng Bác hơn với sự ân cần, chu đáo của một vị cha già thân thương cùng với những lời nói dịu dàng, quan tâm đến tôi. Từ việc Bác đốt lên ngọn lửa hồng ấm áp để sưởi ấm cho các anh đội viên thì cũng đã thể hiện khái quát tình thương mà Bác dành cho các anh đội viên và cả chính tôi. Rồi còn cả những cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng để đắp chăn cho chúng tôi mà không làm các anh thức giấc đã thể hiện Bác ân cần ra sao. Qua một số biện pháp ẩn dụ, so sánh đã làm nổi bật thêm hình ảnh thân thương, làm sâu sắc thêm tình cảm của Bác.

Giải câu 6 trang 159 VBT Ngữ văn lớp 6 tập 2

Từ bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, em hãy viết bài văn miêu tả lại trận mưa theo quan sát và tưởng tượng của em.

Đáp án:

Dàn bài tả lại cơn mưa rào:

A. Mở bài: giới thiệu về cơn mưa trên làng quê.

B. Thân bài: Tả cơn mưa theo trình tự thời gian:

- Trước khi cơn mưa ập đến:

   + Trời oi ả vô cùng, mặt đất bỗng tối sầm lại, mây đen kéo tới.

   + Những con mối bay như vỡ tổ, chao liệng giữa không trung.

   + Đàn gà mẹ con ríu rít tìm về tổ ấm.

   + Đàn kiến nối đuôi nhau thành một hàng dài, vội vã hành quân về tổ.

   + Cây mía, hàng tre, cỏ gà, cây bưởi đung đưa, xao xác theo trận gió.

- Trong cơn mưa:

   + Hạt mưa rơi xuống lộp bộp, ồn ã. Nước mưa trắng xóa và dâng lên đến sát mép bậc thềm nhà.

   + Tia chớp lóe sáng, vẽ một vạch cắt ngang bầu trời.

   + Tiếng sấm rền vang nối tiếng nhau nghe “khanh khách”.

   + Gió thổi mỗi lúc một mạnh.

   + Một lát sau, cơn mưa dần tạnh.

   + Đất trời, vạn vật trở nên tươi sáng, giàu sức sống,…

C. Kết bài: Cảm nhận của em về cơn mưa nơi làng quê.

Giải câu 7 trang 160 VBT tập 2 Ngữ văn lớp 6

Trong các nội dung của tờ đơn nêu sau đây còn thiếu mục nào? Mục đó có thể thiếu được không?

- Quốc hiệu và tiêu ngữ

- Nơi làm đơn và ngày … tháng… năm…

- Tên đơn

- Nơi gửi

- Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người viết đơn

- Cam đoan và cảm ơn

- Kí tên

Đáp án:

Trong nội dung của tờ đơn còn thiếu mục lí do viết đơn và nguyện vọng đề nghị được giải quyết. Mục này không thể thiếu trong khi viết đơn.

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải VBT Ngữ văn lớp 6 tập 2 bài: Tổng kết phần tập làm văn chi tiết bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status