Logo

Giải VBT Văn 6 tập 1 Bánh Chưng, bánh Giầy (Chi tiết nhất)

Giải VBT Văn 6 tập 1 Bánh Chưng, bánh Giầy (Chi tiết nhất) hướng dẫn trả lời các câu hỏi, giúp các em học sinh bám sát nội dung trong chương trình học và học tốt môn Ngữ văn lớp 6
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải VBT Ngữ Văn 6 tập 1 bài Bánh Chưng, bánh Giầy ngắn gọn, chi tiết, bám sát nội dung chương trình học giúp các em tiếp thu bài giảng một cách dể hiểu và hỗ trợ các em ôn luyện thêm kiến thức.

Dưới đây là cách giải bài Bánh Chưng, bánh Giầy trong Vở bài tập Ngữ Văn 6 tập 1 mà chúng tôi đã chọn lọc và tổng hợp giúp các em học sinh có nguồn tham khảo tốt nhất.

Giải câu 1 trang 10 VBT Ngữ Văn 6 tập 1

Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

Hướng dẫn giải:

Đọc đoạn từ “Hùng Vương lúc về già” đến “có Tiên vương chứng giám”. Muốn tìm hiểu ý định chọn người nối ngôi của vua Hùng, cần đọc kĩ lời của nhà vua nói với các con. Chú ý trả lời câu hỏi: Nhà vua muốn chọn một người con như thế nào để truyền ngôi?

Đáp án:

a,

- Những từ và cụm từ ở đoạn 1 chỉ hoàn cảnh riêng của nhà vua và hoàn cảnh đất nước lúc đó:

+ Hoàn cảnh riêng của nhà vua: già, muốn truyền ngôi, có những hai mươi người con trai.

+ Hoàn cảnh của đất nước: giặc ngoài đã dẹp yên, dân có ấm no ngai vàng mới vững.

- Viết thành văn câu trả lời dựa vào sự kiện liệt kê ở trên:

Vua Hùng chọn người nối ngôi khi nhà vua đã về già, giặc ngoài cũng đã được dẹp yên. Nhà vua muốn chọn người thay mình cai trị đất nước, làm cho nhân dân ấm no.

b,

- Để truyền ngôi, nhà vua muốn chọn một người con: phải nối được chí hướng của vua Hùng, không nhất thiết phải là con trưởng.

- Hình thức tuyển chọn: người làm vừa ý Vua Hùng trong lễ Tien vương sẽ được truyền ngôi.

Giải câu 2 trang 10 vở bài tập Ngữ Văn 6 tập 1

Đọc đoạn từ “Người buồn nhất” đến “Tầm thường quá” để tìm ý trả lời.

Đáp án:

a, Xếp những từ, cụm từ ở đoạn 4 trong truyện theo hai nhóm sau:

- Những từ, cụm từ nói về hoàn cảnh khó khăn của Lang Liêu: thiệt thòi nhất, mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết.

- Những từ, cụm từ nói về công việc hằng ngày của Lang Liêu: chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai.

- Sản phẩm mà Lang Liêu có được trong nhà là: lúa, khoai.

b, Chỉ có Lang Liêu mới được thần giúp đỡ, vì: Lang Liêu là người có hoàn cảnh thiệt thòi, khó khăn nhất trong số các hoàng tử, chàng lại là người chăm chỉ lao động.

Giải câu 3 trang 11 VBT Ngữ Văn lớp 6 tập 1

Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?

Hướng dẫn giải:

Đọc đoạn từ “Bánh hình tròn là tượng Trời” đến “xin Tiên vương chứng giám”. Căn cứ vào các ý nghĩa biểu tượng và giá trị của lúa gạo để trả lời câu hỏi vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua.

Đáp án:

Ý nghĩa biểu tượng của hai thứ bánh

giải VBT Ngữ Văn 6 tập 1 bài Bánh Chưng, bánh Giầy

- Giá trị của lúa gạo trong đời sống lúc đó: gạo nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán, lúa gạo có thể tự trồng lấy được.

- Lang Liêu được vua cha chọn để kế vị, vì: Lang Liêu làm bánh ngon; Lang Liêu làm bánh có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.

Giải câu 4 trang 12 vở bài tập Văn lớp 6 tập 1

Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ phần Ghi nhớ trong sgk để trả lời câu hỏi.

Đáp án:

Truyện có những ý nghĩa sau:

- Truyện giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc: Bánh chưng bánh giầy.

- Truyện đề cao lao động, đề cao nghề nông.

- Giải thích phong tục làm bánh chưng bánh giầy thờ cúng tổ tiên ngày Tết.

Giải câu 5 trang 12 VBT Văn lớp 6 tập 1

Trao đổi ý kiến: ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

Hướng dẫn giải:

Cần lựa chọn các ý nghĩa sau đây xem ý nghĩa nào phù hợp để phát biểu trước lớp. Đánh dấu X vào ô trống cho ý nghĩa phù hợp. Nếu ý nghĩa khác với nội dung cho trước trong bài làm, em hãy tự viết ra.

Đáp án:

Ý nghĩa đó là:

- Tưởng nhớ tổ tiên

- Cúng Trời, Đất để cầu sự tốt làm

- Có món ăn ngon truyền thống

- Gợi nhớ về câu chuyện xưa

Giải câu 6 trang 12 vở bài tập Văn lớp 6

Bánh chưng, bánh giầy là biểu tượng của Trời tròn, Đất vuông. Khái niệm tròn và vuông có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn giải:

Cần giải thích ý nghĩa của tròn và vuông theo quan niệm dân gian. Tham khảo câu thành ngữ “Mẹ tròn, con vuông”.

Đáp án:

Ý nghĩa của khái niệm tròn và vuông: Tròn và vuông là biểu hiện của của sự viên mãn, tròn đầy, hai khái niệm này cũng ngụ ý sự thịnh vượng, ấm no, hoàn hảo.

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải VBT Ngữ văn lớp 6 tập 1 bài: Bánh Chưng, bánh Giầy chi tiết bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status