Logo

Giải VBT Văn 6 tập 1 Ôn chuyện dân gian (Đầy đủ nhất)

Giải VBT Văn 6 tập 1 Ôn chuyện dân gian (Đầy đủ nhất) hướng dẫn trả lời các câu hỏi, giúp các em học sinh bám sát nội dung trong chương trình học và học tốt môn Ngữ văn lớp 6.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải VBT Ngữ Văn 6 tập 1 bài Ôn chuyện dân gian ngắn gọn, chi tiết, bám sát nội dung chương trình học giúp các em tiếp thu bài giảng một cách dể hiểu và hỗ trợ các em ôn luyện thêm kiến thức.

Dưới đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài Ôn chuyện dân gian  trong Vở bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1 mà chúng tôi đã chọn lọc và tổng hợp giúp các em học sinh có nguồn tham khảo tốt nhất.

Giải Câu 1 trang 134 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1

Hãy đọc lại, ghi chép và học thuộc định nghĩa ở những phần chú thích có dấu * trong SGK này về các thể loại: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.

Trả lời:

Định nghĩa về từng thể loại:

   – Truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

   – Truyện cổ tích: loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:

      + Nhân vật bất hạnh (như: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,…)

      + Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ.

      + Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch

      + Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người)

Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

   – Truyện ngụ ngôn: loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

   – Truyện cười: loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

Giải Câu 2 Ngữ văn 6 tập 1 trang 135 VBT

Hãy so sánh đặc điểm nhân vật trong truyền thuyết và truyện cổ tích để thấy được sự giống nhau và khác nhau.

Trả lời:

a,

Đặc điểm nhân vật Truyền thuyết Truyện cổ tích
Có tầm vóc khổng lồ, có sức mạnh vô địch x  
Có khả năng tự biến hóa hoặc làm người khác biến hóa   x
Có hình dạng đặc biệt ngay từ đầu   x
Có tài năng hoặc trí tuệ   x
Có liên quan đến lịch sử dựng nước và giữ nước x  
Dũng cảm x x
Thật thà, nhân hậu   x
Xuất thân nghèo khổ   x
Cuối cùng được giàu sang, hạnh phúc   x
Lập chiến công hiển hách x  
Tự mình trừng phạt được kẻ ác   x

b, Nhận xét ngắn gọn về sự giống nhau và khác nhau giữa nhân vật của hai thể loại truyện này:

   – Giống nhau: Đều là những nhân vật có điểm đặc biệt, mang ước mơ của nhân dân về một cuộc sống hạnh phúc, công bằng, về những con người tốt đẹp.

   – Khác nhau: Nhân vật của truyền thuyết thường gắn liền với những sự kiện lịch sử, nhân vật của truyện cổ tích lại xuất hiện trong những lát cắt đời thường.

Giải Câu 3 VBT Ngữ văn 6 tập 1 trang 135

Hãy so sánh đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn và truyện cười để thấy được sự giống nhau và khác nhau.

Trả lời:

a,

Đặc điểm nhân vật Truyện cười Truyện ngụ ngôn
Nhân vật có cả vật và người   x
Nhân vật chỉ là người x  
Nhân vật không phải là người nhưng biết nói và hành động như người   x
Nhân vật có tật xấu, tính xấu x x
Nhân vật có hành động hoặc lời nói gây cười x  
Nhân vật đáng bị phê phán x x

b, Nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa nhân vật của hai thể loại truyện này:

   – Giống nhau: Nhân vật đều có tính xấu, tật xấu và đáng bị phê phán.

   – Khác nhau: Nhân vật của truyện cười chỉ có thể là người còn ở truyện ngụ ngôn, nhân vật có cả vật và người.

Giải Câu 4 trang 135 SGK Ngữ Văn lớp 6 Tập 1

Trao đổi ý kiến ở lớp: Từ các định nghĩa và từ những tác phẩm đã đọc, hãy nêu và minh họa một số đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại truyện dân gian.

Trả lời:

Truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười
Nhân vật chính là ai?(thần, người, vật) thần và người người người và vật người
Yếu tố tưởng tượng kì ảo (nhiều, ít, không có) nhiều nhiều ít không có
Có liên quan đến sự thật lịch sử không? (nhiều, ít, không có) nhiều ít không có không có
Phê phán cái gì? Ca ngợi cái gì? (tốt, xấu, anh hùng, lương thiện, ác) anh hùng, tốt tốt, anh hùng, lương thiện tốt tốt
Có nhằm rút ra bài học không? (có, không) không không
Có mục đích gây cười không? (có, không) không không

Giải Câu 5 trang 135 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1

Trao đổi ý kiến ở lớp: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích, giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười.

Trả lời:

a, Những điểm giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích:

   – Giống nhau: Đều là những thể loại có chứa chi tiết hoang đường, tưởng tượng kì ảo, đều nhằm tập trung thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân về cuộc sống lý tưởng.

   – Khác nhau: Những sự kiện trong truyền thuyết thường có liên quan tới sự kiện lịch sử dựng nước và giữ nước.

b, Những điểm giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười:

   – Giống nhau: Đều nhằm phê phán những thói hư tật xấu của con người từ đó răn dạy, khuyên nhủ con người những bài học trong cuộc sống.

   – Khác nhau: Nhân vật của truyện cười chỉ có thể là người còn nhân vật của truyện ngụ ngôn có thể là người, cũng có thể là vật.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải Giải VBT Ngữ văn lớp 6 tập 1 bài: Ôn chuyện dân gian chi tiết bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status