Một bài toán có thể giải bằng rất nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp có ưu điểm, nhược điểm riêng biệt. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn giải bài 2 trang 49 SGK Toán 10 bằng cách thức ngắn gọn và chính xác nhất từ đội ngũ chuyên gia môn toán giàu kinh nghiệm.
Các em cần áp dụng các kiến thức liên quan đến hàm số bậc 2, lập bảng biến thiên x và y từ đó định hướng vẽ đồ thị hàm số bậc 2 tương ứng.
Bài 2 (trang 49 SGK Đại số 10):
Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số:
a) y = 3x2 - 4x + 1 ; b) y = -3x2 + 2x - 1
c) y = 4x2 - 4x + 1 ; d) y = -x2 + 4x - 4
e) y = 2x2 + x + 1 ; f) y = -x2 + x - 1
Hướng dẫn giải chi tiết:
a) y = 3x2 – 4x + 1.
+ Tập xác định: R.
+ Đỉnh A(2/3 ; –1/3).
+ Trục đối xứng x = 2/3.
+ Giao điểm với Ox tại B(1/3 ; 0) và C(1 ; 0).
+ Giao điểm với Oy tại D(0 ; 1).
+ Bảng biến thiên:
+ Đồ thị hàm số :
b) y = –3x2 + 2x – 1.
+ Tập xác định: R
+ Đỉnh A(1/3 ; –2/3).
+ Trục đối xứng x = 1/3.
+ Đồ thị không giao với trục hoành.
+ Giao điểm với trục tung là B(0; –1).
Điểm đối xứng với B(0 ; –1) qua đường thẳng x = 1/3 là C(2/3 ; –1).
+ Bảng biến thiên:
+ Đồ thị hàm số :
c) y = 4x2 – 4x + 1.
+ Tập xác định : R
+ Đỉnh A(1/2; 0).
+ Trục đối xứng x = 1/2.
+ Giao điểm với trục hoành tại đỉnh A.
+ Giao điểm với trục tung B(0; 1).
Điểm đối xứng với B(0;1) qua đường thẳng x = 1/2 là C(1; 1).
+ Bảng biến thiên:
+ Đồ thị hàm số :
d) y = –x2 + 4x – 4.
+ Tập xác định: R
+ Đỉnh: I (2; 0)
+ Trục đối xứng: x = 2.
+ Giao điểm với trục hoành: A(2; 0).
+ Giao điểm với trục tung: B(0; –4).
Điểm đối xứng với điểm B(0; –4) qua đường thẳng x = 2 là C(4; –4).
+ Bảng biến thiên:
+ Đồ thị hàm số :
e) y = 2x2 + x + 1
+ Tập xác định: R
+ Đỉnh A(–1/4 ; 7/8).
+ Trục đối xứng x = –1/4.
+ Đồ thị không giao với trục hoành.
+ Giao điểm với trục tung B(0; 1).
Điểm đối xứng với B(0 ; 1) qua đường thẳng x = –1/4 là C(–1/2 ; 1)
+ Bảng biến thiên:
+ Vẽ đồ thị hàm số
f) y = –x2 + x – 1
+ Tập xác định R
+ Đỉnh A(1/2 ; –3/4).
+ Trục đối xứng x = 1/2.
+ Đồ thị không giao với trục hoành.
+ Giao điểm với trục tung: B(0; –1).
Điểm đối xứng với B(0 ; –1) qua đường thẳng x = 1/2 là C(1 ; –1).
+ Bảng biến thiên:
+ Vẽ đồ thị hàm số
Ngoài ra các em có thể tham khảo những bài hướng dẫn cách giải các dạng toán hay từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi. Chúc các em thành công!