Logo

Các bộ Luật Lao động Việt Nam mới nhất hiện hành có file tải miễn phí

Luật lao động là gì? Việt Nam có bao nhiêu bộ luật lao động? Mời các bạn xem và tải nội dung toàn văn các văn bản luật lao động mới nhất từ năm 1994 đến nay để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập và áp dụng vào đời sống thực tế.
2.8
2 lượt đánh giá

Nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như người sử dụng lao động, các bộ luật lao động đã ra đời và ngày càng được hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của xã hội Việt Nam. Ở nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp đầy đủ các văn bản luật lao động do nhà nước Việt Nam ban hành và giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến luật lao động Việt Nam mới nhất. Mời các bạn cùng tham khảo ngay.

Luật lao động là gì?

Khái niệm Luật lao động là chỉ một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương và người sử dụng lao động thuê mướn có trả công lao động và những quan hệ xã hội khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Đối tượng điều chỉnh của LLĐ là các quan hệ xã hội về sử dụng lao động (quan hệ lao động) và các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng lao động (quan hệ liên quan đến quan hệ lao động) gồm quan hệ về việc làm, quan hệ học nghề, quan hệ về bồi thường thiệt hại, quan hệ về bảo hiểm xã hội, quan hệ giữa người sử dụng lao động và đại diện của tập thể lao động, quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động và các cuộc đình công, quan hệ về quản ii lao động.

Các phương pháp điều chỉnh của luật lao động:

- Phương pháp thoả thuận: phương pháp này chủ yếu áp dụng trong trưởng hợp xác lập quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động và trong việc xác lập thoả ước lao động tập thể;

- Phương pháp mệnh lệnh: được sử dụng trong lĩnh vực tổ chức và quản lí lao động, chủ yếu được dùng để xác định nghĩa vụ của người lao động đối với người sử dụng lao động;

- Phương pháp thông qua các hoạt động công đoàn, tác động vào các quan hệ phát sinh trong quá trình lao động: phương pháp này được sử dụng để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình lao động có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động như: sắp xếp việc làm, điều động lao động, trả công, trả thưởng, thực hiện bảo hiểm xã hội... phải có sự tham gia của tổ chức công đoàn với tư cách là người đại diện để bảo vệ quyền lợi của giới lao động.

Các bộ luật lao động của Việt Nam từ 1994 đến nay

Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có bao nhiêu bộ luật lao động? Các bộ luật 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 có nội dung như thế nào? Bộ luật nào đang có hiệu lực và bộ luật lao động nào đã hết hiệu lực? Mời các bạn cùng tìm hiểu ở ngay nội dung dưới đây.

Bộ luật Lao động mới nhất 2019

Luật lao động Việt Nam 2019 có tên đầy đủ là Bộ luật lao động số: 45/2019/QH14 đã được quốc hội khoa XIV thông qua vào ngày 20/11/2019. 

Nội dung tóm tắt của Luật lao động 2019 mới nhất

Chương I. Những quy định chung

Chương II. Việc làm, tuyển dụng và quản lý lao động

Chương III. Hợp đồng lao động

Chương IV. Giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề

Chương V. Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể

Chương VI. Tiền lương

Chương VII. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Chương VIII. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

Chương IX. An toàn, vệ sinh lao động

Chương X. Những quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới

Chương XI. Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao động khác

Chương XII. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Chương XIII. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Chương XIV. Giải quyết tranh chấp lao động

Chương XV. Quản lý nhà nước về lao động

Chương XVI. Thanh tra lao động, xử lý vi phạm pháp luật về lao động

Chương XVII. Điều khoản thi hành

Bộ Luật lao động 2012

Bộ luật lao động năm 2012 có tên đầy đủ là Luật lao động số 10/2012/qh13 được quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013.

Nội dung tóm tắt Luật lao động Việt Nam 2012

Chương I. Những quy định chung

Chương II. Việc làm

Chương III. Hợp đồng lao động

Chương IV. Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề

Chương V. Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể

Chương VI. Tiền lương

Chương VII. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Chương VIII. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

Chương IX. An toàn lao động, vệ sinh lao động

Chương X. Những quy định riêng đối với lao động nữ

Chương XI. Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác

Chương XII. Bảo hiểm xã hội

Chương XIII. Công đoàn

Chương XIV. Giải quyết tranh chấp lao động

Chương XV. Quản lý nhà nước về lao động

Chương XVI. Thanh tra lao động, xử phạt vi phạm pháp luật về lao động

Chương XVII. Điều khoản thi hành

Bộ luật lao động sửa đổi 2007

Luật lao động sửa đổi ban hành năm 2007 có tên đầy đủ là Luật sửa đổi, bổ sung điều 73 của bộ luật lao động số 84/2007/QH11. Mời các bạn tham khảo ngay nội dung của bộ luật.

Link tải, download miễn phí Luật lao động số 84/2007/QH11 cuối bài viết

Bộ Luật lao động sửa đổi 2006

Luật lao động sửa đổi ban hành năm 2006 có tên đầy đủ là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật lao động số 74/2006/QH11. Mời các bạn tham khảo ngay nội dung của bộ luật.

Nội dung tóm tóm của Luật lao động sửa đổi năm 2006

Bộ Luật lao động sửa đổi năm 2006 Thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Chương XIV của Bộ luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002.

Link tải, download miễn phí Luật lao động 2006 cuối bài viết

Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002

Luật lao động sửa đổi ban hành năm 2002 có tên đầy đủ là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật lao động số 35/2002/QH10. Mời các bạn tham khảo ngay nội dung của bộ luật.

Nội dung tóm tắt của Luật lao động sửa đổi năm 2002

Bộ Luật lao động sửa đổi năm 2006 thông qua ngày 2/4/2002, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2003. 

Link tải, download miễn phí Luật lao động 2002 cuối bài viết

Bộ luật Lao động 1994

Luật lao động ban hành năm 1994 có tên đầy đủ là Luật lao động số 35-L/CTN. Mời các bạn tham khảo ngay nội dung của bộ luật.

Nội dung tóm tắt của Luật lao động năm 1994

Thông qua ngày 23/6/1994, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995, trên cơ sở kế thừa và phát triển pháp luật lao động của nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Đây là lần đầu tiên nước ta có Bộ luật lao động hoàn chỉnh để thể chế hoá quan điểm, đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992 về các quyền cơ bản của con người trong lĩnh vực lao động, sử dụng và quản lý lao động.

Bộ luật lao động 1994 gồm Lời nói đầu, 17 chương và 198 điều. Đây là văn bản pháp luật về lao động có giá trị pháp luật cao nhất từ trước đến nay, có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm quan hệ lao động (QHLĐ) và các quan hệ liên quan trực tiếp tới quan hệ lao động.

Qua các lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, đã lên tới 223 Điều, được bố cục trong 17 Chương, Bộ Luật lao động 1994 đã điều chỉnh các quan hệ lao động và các quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp với quan hệ lao động phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước qua từng thời kỳ và góp phần từng bước hội nhập quốc tế. Các quy định của Bộ Luật lao động đã đề cập tương đối đầy đủ các nội dung liên quan đến việc tuyển dụng, quản lý và quá trình sử dụng lao động; đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong lĩnh vực lao động; xác định quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, đại diện người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ).

Tuy nhiên, Bộ Luật lao động 1994 được sửa đổi, bổ sung 2002 và 2006 vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại trong chính sách, pháp luật lao động và thực tiễn liên quan đến quan hệ lao động, cần phải được tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Link tải, download miễn phí Luật lao động 1994 cuối bài viết

Một số câu hỏi về luật lao động được nhiều người quan tâm

Dưới đây là giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến luật lao động được đông đảo người dân quan tâm. Mời các bạn cùng tham khảo.

Luật lao động tiếng Anh là gì?

- Tên tiếng Anh của luật lao động là Labor law

Thời giờ làm việc bình thường được quy định như thế nào trong bộ luật lao động 2012?

- Về thời giờ làm việc: Bộ luật lao động 2019 đã quy định rõ nội dung này tại Điều 105 về Thời giờ làm việc bình thường và Điều 107 về Làm thêm giờ

- Về thời giờ nghỉ ngơi: Luật lao động năm 2019 đã quy định nội dung về thời giờ nghỉ ngơi cụ thể từ Điều 108 đến Điều 117 và Điều 5 đến Điều 8 của Nghị định 45/2013/NĐ_CP.

Người lao động kết hôn thì được nghỉ mấy ngày vẫn hưởng nguyên lương theo bộ luật lao động 2012?

Tại điểm a khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động 2012 đã quy định rõ, người lao động được nghỉ 03 ngày để kết hôn và vẫn được hưởng nguyên lương.

Kỷ luật lao động là gì?

Kỷ luật lao động là những nội dung được quy định mang tính chất bắt buộc mà người lao động trong quan hệ lao động cũng như người sử dụng lao động phải tuân theo, là cơ sở để đảm bảo việc thực hiện công việc được thực hiện một cách thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả, đảm bảo trật tự tại nơi làm việc.

Luật lao động quy định giờ bán hàng cho nhân viên bán hàng ra sao?

Thời gian bán hàng cho nhân viên cũng tuân theo quy định tại Điều 104 về Thời giờ làm việc bình thường và Điều 110 về thời gian nghỉ hằng tuần của bộ luật lao động Việt Nam. Các bạn có thể tìm hiểu thông tin tại nội dung văn bản Luật LĐ 2019 đã được trình bày bên trên.

Tại sao pháp luật lao động lại điều chỉnh mối quan hệ lao động tập thể?

Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ lao động chủ yếu được hình thành trên cơ sở nhu cầu và sự tự do thoả thuận giữa các bên: người lao động và người sử dụng lao động. Pháp luật lao động chủ yếu điều chỉnh ở tầm vĩ mô bằng cách quy định những nguyên tắc hành lang pháp lý cho sự thoả thuận của các bên. Vì vậy, ở các đơn vị sản xuất kinh doanh thường tiến hành ký kết các thoả ước lao động tập thể. Thoả ước lao động tập thể theo Điều 44 Bộ luật Lao động được hiểu là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Nó nhằm cụ thể hóa các quy định của pháp luật cho phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế của từng doanh nghiệp. Chính vì vậy, thoả ước có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ đối với người lao động, người sử dụng lao động mà còn đối với cả nhà nước và xã hội trên hầu hết các bình diện kinh tế, xã hội và pháp lý.

Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực khi nào?

Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Và bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.

Luật lao động quy định nghỉ việc báo trước bao nhiêu ngày?

Tại Điều 36 Luật Lao động 2019 quy định chi tiết về thời gian báo trước khi nghỉ việc của người lao động. Mời các bạn tra cứu thông tin tại văn bản Luật lao động 2019 đã được trình bày bên trên.

Trên đây là nội dung toàn văn và tóm tắt các văn bản Luật lao động chính thức cùng luật sửa đổi bổ sung của nhà nước Việt Nam từ năm 1994 đến nay. Đi kèm đó là link tải miễn phí các văn bản luật định dạng word và PDF. 

Các bạn hãy chia sẻ ngay nội dung hữu ích này cho bạn bè và người thân cùng tham khảo nhé.

Đánh giá bài viết
2.8
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status