Tổng hợp những bài văn hay chủ đề: Thuyết minh về một nhạc cụ dân tộc lớp 9 tuyển chọn, là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nắm được bố cục và phương pháp viết một bài văn thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
Âm nhạc Việt Nam mang tính bản sắc độc đáo không chỉ bởi sự nổi tiếng của những bài ca dao, những điệu “Nam ai Nam bình”, những điệu hát xoan, hát quan họ mà cái độc đáo ấy còn được tạo nên bởi những nhạc cụ mang tính dân tộc.
Một trong những nhạc cụ tiêu biểu cho hệ thống nhạc cụ dân tộc Việt Nam phải kể đến đàn nhị.
Đàn nhị là một loại đàn mang tính dân tộc cao, đàn nhị có có từ rất sớm (khoảng từ thế kỉ thứ mười) tồn tại và phát triển đến tận ngày nay. Đàn nhị là loại nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ. Khác với các loại đàn khác như: đàn nguyệt, đàn tranh … có rất nhiều dây thì đàn nhị chỉ có hai dây duy nhất. Cũng có lẽ vì đặc điểm của dây đàn khá đặc biệt mà người ta gọi nó với cái tên là đàn Nhị. Hình dáng của đàn nhị cũng khá đặc biệt, nó nhỏ và gọn hơn rất nhiều so với các nhạc cụ dân tộc khác. Đàn có hai dây, và khi chơi nhạc thì người ta sẽ dùng một thanh kéo, vừa ma sát với dây đàn, vừa ma sát với nhựa thông được đính ở thân đàn để tạo ra những âm thanh độc đáo.
Đàn thường được những người nghệ sĩ để trên chính đôi chân của mình khi tấu nhạc. Vì vậy khi chơi nhạc thì người nghệ sĩ thường ngồi, có thể là trên một mảnh chiếu, cũng có thể là ngồi trên ghế. Dây kéo của đàn nhị cũng khá đặc biệt, nó được cấu tạo bởi những sợi tơ rất mảnh và mềm mại, sau đó được kết nối với thanh tre mỏng, uốn thành một hình cung mềm mại. Khi dây kéo của đàn nhị được cọ sát với dây đàn để phát ra âm thanh trông tương đối giống thanh kéo của đàn violong.
Cách sử dụng đàn nhị cũng khá đơn giản, tuy nhiên đó là đối với những người nghệ sĩ thực thụ, còn đối với những người mới học thì cần phải luyện tập siêng năng thì mới có thể sử dụng được thành thục loại đàn này.
Khi chơi đàn, ta sẽ dùng tay trái giữ dọc nhị và bấm dây đàn bằng lòng ngón tay hoặc đầu ngón tay để tạo ra tiết tấu, nhạc điệu. Tay phả sẽ cầm cung vĩ hay còn gọi là dây kéo đẩy qua lại mới tạo ra âm thanh.
Về tên gọi của đàn nhị cũng khá đa dạng. Ở những nơi, những vùng miền khác nhau thường có tên gọi khác nhau. Chẳng hạn, người Kinh gọi là “líu” (hay nhị líu để phân biệt với nhị chính), dân tộc Mường thì gọi đàn Nhị là “cò ke’’, hay như người dân Miền Nam thì lại gọi nó với cái tên “Đờn cò”. Tuy nhiên, cái tên được dùng phổ biến nhất, được nhiều người quen gọi nhất thì vẫn là đàn nhị. Kích cỡ và hình dáng của đàn nhị cũng có sự khác nhau, tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu cá nhân của người sử dụng đàn. Đàn nhị thường được cấu tạo bởi những bộ phận như sau: Bát nhị (hay còn gọi là ống nhị); dọc nhị (hay còn gọi là cần nhị, cán nhị); trục dây, dây nhị, cử nhị (hay khuyết nhị), và cuối cùng là cung vĩ.
Đàn nhị xưa kia được sử dụng phổ biến trong các loại hình âm nhạc dân tộc như: hát Xẩm (đàn nhị thường giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo ra tiết tấu cho những người hát Xẩm), là một trong những nhạc cụ trong nhạc phường bát âm, dàn nhã nhạc hay trong ban nhạc hát chầu văn, tài tử và dàn nhạc tổng hợp.
Ngày nay, trong sự phát triển đa dạng của các thể loại nhạc hiện đại, đàn nhị còn được dùng phối kết hợp với các thể loại như: nhạc pop, nhạc rock… tạo ra những nét độc đáo, cá tính trong âm nhạc.
Đàn bầu là một nhạc cụ phổ biến của dân tộc Việt Nam đặc biệt đối với dân tộc của các cùng núi phía bắc, nó đã trở thành một thể loại âm nhạc phổ biến và trở thành giá trị truyền thống phổ biến của mỗi con người, mỗi chúng ta đều thấy hình ảnh của cây đàn bầu xuất hiện nhiều trong cuộc sống của những người dân vừng đồng bào dân tộc. Đây là một nhạc cụ được dùng để giải trí và nó đã trở thành một biểu tượng văn hóa truyền thống đẹp của con người Việt Nam. Giá trị của nó để lại cho dân tộc rất nhiều ý nghĩa văn hóa truyền thống tốt đẹp và có giá trị ý nghĩa mạnh mẽ nhất đối với mỗi người.
Trong sự bùng nổ các thể loại, các dụng cụ nhạc hiện đại như ngày nay, đàn nhị không còn được sử dụng rộng rãi như trước nữa, thị hiếu người nghe có phần giảm so với trước đây. Tuy nhiên, dù âm nhạc có phát triển đến đâu, đến mức độ như thế nào thì đàn nhị mãi là một loại nhạc cụ dân tộc mang đầy giá trị, không chỉ trong âm nhạc, mà nó còn là văn hóa, là bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Cũng là một trong những loại nhạc cụ dân tộc độc đáo của Việt Nam, mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử, âm nhạc dân tộc, đó chính là sáo trúc. Sáo trúc được con người sử dụng như một nhạc cụ dùng để giải trí nhưng nó lại mang biểu tượng văn hóa mang ý nghĩa nhất cho giá trị văn hóa dân tộc.
Có lẽ sáo trúc là loại nhạc cụ dân tộc mà ta dễ dàng bắt gặp được hơn trong cuộc sống hàng ngày. So với đàn nhị, đàn tranh, đàn thập lục, đàn bầu…. thì sáo trúc được mọi người biết đến phổ biến hơn, giới trẻ ngày nay cũng nhiều người biết sử dụng, thậm chí đam mê với nó hơn. Tuổi thơ mỗi người, đặc biệt là những người sinh ra và lớn lên ở những vùng nông thôn thì đặc biệt thân quen với hình ảnh những cô bé, cậu bé ngồi trên lưng trâu và thổi lên những giai điệu vui tươi bằng những cây sáo trúc. Do đó, sáo trúc cũng trở lên vô cùng thân quen, gắn bó với tuổi thơ của mỗi người. Sáo trúc là loại nhạc cụ được cấu tạo bởi một khúc của thân cây trúc, đó là những đoạn trúc dài, thẳng và bên trong có độ rỗng vừa đủ. Đặc biệt, khi làm sáo người ta cũng rất chú ý đến màu sắc, độ dẻo dai, cũng như độ bền của cành trúc.
Ngoài ra, sáo còn được tạo ra bởi những ống nứa, ống rung, thậm chí là làm bằng kim loại hoặc bằng gỗ. Tuy nhiên, sáo trúc vẫn là loại sáo phổ biến và mang đậm màu sắc dân tộc nhất. Âm thanh được phát ra từ những cây sáo trúc cũng đặc biệt hơn, du dương hơn rất nhiều. Về cấu tạo của sáo trúc thì bao gồm có một lỗ thổi cùng một hàng với sáu lỗ bấm. Ngoài ra, để tăng tính thẩm mĩ và nghệ thuật thì nhiều cây sáo còn có một lỗ phụ ở cuối của thân sáo, lỗ này thường được dùng để buộc những sợ dây trang trí. Khi người nghệ sĩ thổi sáo, họ sẽ thổi bằng luồng hơi đi ra từ bụng, sau đó sẽ dùng những ngón tay nhịp nhàng bấm trên những lỗ của sáo nhằm tạo ra tiết tấu, điều khiển giai điệu theo ý mình.
Sáo cũng có hai loại sáo: đó là loại sáo dùng để thổi ngang và loại sáo dùng để thổi dọc. Nhìn hình dáng bên ngoài thì hai loại sáo này không có mấy điểm khác biệt. Tuy nhiên, về đặc điểm cấu âm bên trong thì lại có sự khác biệt rõ rệt. Sự khác nhau này đòi hỏi người nghệ sĩ có những cách sử dụng cho phù hợp. Lựa chọn những loại sáo nào, ngang hay dọc đều hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích cá nhân của người nghệ sĩ, người chơi nhạc. Hiện nay, sáo trúc cũng được dùng phối hợp với những loại nhạc cụ hiện đại ngày nay để tạo ra những bản nhạc, những tiết tấu vừa mang nét cổ điển mà không kém phần hiện đại, thu hút được thị hiếu của người nghe.
Sáo có nhiều thể loại được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau, nó có thể làm từ tre, lứa, trúc… những nhạc cụ được làm từ những vật dụng mang những ý nghĩa biểu tượng vô cùng mạnh mẽ và sâu sắc nó để cho mỗi người những thú vui riêng, và những âm thanh nó phát ra cũng mang những điều rất tuyệt vời và có giá trị hình ảnh của nó không chỉ đem lại giá trị về âm nhạc dân gian mà đối với thể loại âm nhạc, hội họa nó còn là công cụ qua trọng để chúng ta thổi, lên những làn điệu nhẹ nhàng thu hút mạnh mẽ được sức sống và những điều mong ước của con người. Khi có được những điều đó cuộc sống của chúng ta sẽ có giá trị và ý nghĩa nhiều hơn, giá trị của nó không chỉ để lại cho dân tộc những làn điệu truyền thống mà trong dân gian, những chiếc sáo đó được sử dụng như những vật dụng quen thuộc của những đứa trẻ.
Xưa trong dân gian những hình ảnh sáo được những người dân vùng miền núi dùng để làm một công cụ thổi cho báo hiệu trâu về chuồng, nó không chỉ là giá trị văn hóa cho thể loại âm nhạc mà nó để lại những giá trị có ý nghĩa và mang lại được cuộc sống hạnh phúc và lớn lao nhất dành tặng cho mỗi con người, những hình ảnh của chiếc sáo sậu đang ngày càng phổ biến và nó đã mang đậm giá trị của dân tộc ta, từ xưa đến nay hình ảnh của nó đem lại không chỉ là hình ảnh của những em bé cưỡi lưng trâu thổi, mà nó trở thành một nhạc cụ của dân gian, của những tập đoàn ca múa nhạc truyền thống. Giá trị của nó không chỉ đem lại cho dân tộc những điều tuyệt vời và giá trị nhất, mà nó còn để lại cho mỗi người những hình ảnh về một đất nước có nhiều truyền thống quý báu của dân tộc.
Có thể nói, trong các loại nhạc cụ dân tộc thì sáo trúc là loại nhạc cụ được giới trẻ yêu thích và theo học nhiều nhất. Như vậy, bản sắc, nét độc đáo của loại hình nhạc cụ này vẫn được duy trì, bảo tồn và phát triển đa dạng trong thời đại ngày nay. Nó không chỉ là một nguồn giải trí hữu ích đem tặng cho con người mà giá trị của nó còn thể hiện cho truyền thống dân tộc.
"Cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha. Ngân nga em hát, tích tịch tình tang"
Dường như âm thanh mộc mạc, chân quê nhưng sâu lắng đến vô cùng của cây đàn bầu, hoà quện với tấm lòng của tác giả đã tạo nên những vần điệu chất chứa trong bài hát ru ấy. Điều gì đã kiến cho cây đàn bầu có sức quyến rũ độc đáo đến như vậy?
Có nhiều cách giải thích khác nhau về sự xuất hiện của cây đàn bầu trong kho tàng văn hoá dân gian. Chỉ từ trò chơi trống đất của trẻ em đồng bằng Bắc bộ là đào hố và căng dây qua lỗ đất, khi đập nghe tiếng bung bung mà các cụ ngày xưa đã cho ra đời nhạc cụ mang tên đàn Bầu, được làm từ ống tre và quả bầu khô. Từ thời nhà Lý, đàn Bầu đã xuất hiện, nhưng thời ấy nhạc cụ này chỉ được dùng để đệm cho những người hát xẩm. Thời gian qua đi cây đàn dần được cải tiến, đàn được làm từ những chất liệu tốt hơn như gỗ, sừng. Ông Đỗ Văn Thước, một nghệ nhân làm đàn Bầu nói "cuộc sống và mọi sinh hoạt của nông dân Việt Nam đều bắt nguông từ cây tre: ống nước, ống cơm, rổ rá, đòn gánh, Bởi vậy, để bảo vệ bụi tre họ lấy dây rừng buộc quanh gốc tre, thấy âm thanh phát ra từ đó như những cuộc giao lưu tình cảm khiến người nông dân xưa nghĩ đến việc hạ tre thành cọc căng dây tơ cho âm thanh hay hơn, rồi sử dụng vỏ quả bầu dài làm hộp cộng hưởng". Song có lẽ tất cả cũng chỉ là những giả thuyết. Còn thực tế thì cây đàn bầu đã gắn bó với làng quê con người Việt Nam từ bao đời nay còn chưa ai biết.
Cái độc đáo ở đây là cây đàn cấu trúc rất đơn giản. Chỉ với một dây nhưng nó diễn tả được mọi cung bậc của âm thanh và tình cảm. Âm thanh cũng mang sức quyến rũ lạ kỳ, gần với âm điệu tiếng nói của người Việt, bởi vậy mà đàn Bầu trở thành nhạc cụ được mọi người ưa thích.
Để có được cây đàn như ý, người làm đàn phải rất công phu trong việc chọn lựa chất liệu. Cây đàn phải hội đủ hai yếu tố "Mặt ngô thành trắc", có nghĩa là mặt đàn phải làm bằng gỗ cây ngô đồng sao cho vừa xốp vừa nhẹ, thớ gỗ óng ả, thẳng thì mới có độ vang. Khung và thành đàn làm bằng gỗ trắc hoặc gụ, vừa đẹp lại vừa bền. Cần rung, còn gọi là vòi đàn được làm từ sừng trâu. Bầu đàn được lấy từ quả bầu khô hoặc tiện bằng gỗ. Từ những chất liệu hết sức giản dị ấy gia đình nghệ nhân Đỗ Văn Thước đã cho ra đời bao đứa con tinh thần này. Sinh trưởng trong gia đình ba đời đều làm nhạc cụ dân tộc, năm 1953 bác Thước được ông ngoại và cậu truyền cho nghề này. Đến nay khi đã nghỉ hưu, bác lại cùng vợ con chế tạo nên những chiếc đàn cao cấp chỉ dành riêng cho những nghệ sĩ chơi đàn trong các đoàn nghệ thuật. Cũng có nhiều ý kiến khác nhau trong vấn đề cấu tạo cây đàn. Người thì cho rằng nên kéo dài đàn ra để có được tiếng trầm hơn hoặc đổi đàn bầu thành hai dây (một cao, một thấp), hai cần và mở to thùng đàn ra, nhưng cuối cùng tất cả đều không phù hợp. Việc dùng vòi đàn để căng dây lên hoặc hạ chùng dây xuống đã tạo ra nhiều âm thanh và cao độ khác nhau. Cần đàn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sắc độ âm thanh khác nhau và làm cho tiếng đàn tròn, mượt. Mặt đàn với thới gỗ óng ả, khi kết hợp với hộp cộng hưởng sẽ tạo nên những âm thanh vang, trong. Đàn còn được trang trí nhiều hoa văn hoặc khảm trai với các hình ảnh miêu tả cảnh sinh hoạt phong phú của người dân Việt Nam. Ngày nay người ta thường có xu hướng thay thế đàn gỗ bằng đàn điện, kéo dài và làm mỏng thân đàn để tạo âm trường và tiếng vang hơn.
Đàn Bầu thể hiện một cách thành công những làn điệu dân ca khác nhau của từng vùng, từng miền của dân tộc. Nó còn có thể diễn tấu rất hay những giai điệu của nước ngoài, từ nhạc dân gian đến nhạc nhẹ. Nghệ sĩ đàn Bầu Kim Thành cho biết, hiện anh còn giữ chiếc đàn bầu có tuổi thọ 70 năm của nghệ sĩ Bá Sách để lại. Chơi đàn dân tộc không phải là một nghề đem lại sự giàu có, nhưng với anh đó là niềm đam mê từ khi còn là đứa trẻ. Đến nay đã 32 năm trong nghề, bằng lối chơi đầy sáng tạo qua mỗi lần biểu diễn, anh đã khiến người nghe say mê. Anh cho biết "năm 1994, tôi được mời đến nước Anh biểu diễn cho nữ hoàng Elizabeth tại nhà hát Hoàng Gia. Buổi biểu diễn rất thành công. Sau đó tôi được mời ở lại định cư tại đất nước này. Nhưng tôi không thể rời bỏ được tổ quốc và gia đình ruột thịt của mình. Đến năm 1995 một lần nữa nữ hoàng Anh lại mời tôi sang biểu diễn. Đây thật là một vinh dự lớn trong cuộc đời làm nghệ thuật của tôi. Không chỉ mình tôi, đến nay chúng ta đã có rất nhiều tài năng trẻ chơi đàn Bầu đang được cả nước và thế giới biết đến như Hoàng Tú, Huỳnh Tú..."
Phải chăng vì sự độc đáo có một không hai của cây đàn Bầu mà mỗi khi nhắc đến Việt Nam, nhiều khác nước ngoài đã cây đàn bầu như một biểu tượng của Việt Nam "Đất nước đàn Bầu". "Quê hương đàn Bầu". Nhà thơ nữ người Pháp MeRay đã thốt lên: "Cây đàn Bầu thật giống với con người Việt Nam. Nghèo của cải mà giàu lòng nhân ái, giản dị mà thanh tao, đơn sơ mà phong phú".
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Top 3 bài văn hay: Thuyết minh về một nhạc cụ dân tộc lớp 9 chọn lọc hay nhất file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!