Logo

7 Bài phân tích tác phẩm Rừng xà nu [Hay nhất]

Tổng hợp 7 bài văn mẫu phân tích truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Tác giả đã khắc họa thành công hình tượng cây xà nu, qua đó ta thấy được ý chí hào hùng, sự chiến đấu, kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác
5.0
1 lượt đánh giá

Chúng tôi sưu tầm và giới thiệu đến các em học sinh bộ tài liệu phân tích tác phẩm Rừng xà nu. Cây xà nu được biết đến là loài cây phổ biến ở núi rừng Tây Nguyên, dẻo dai, kiên cường bất khuất như người dân Tây Nguyên, sống trong một môi trường khắc nghiệt nhưng nó vẫn bền bỉ. Hy vọng rằng với bộ tài liệu này sẽ hữu ích hỗ trợ cho học sinh có thêm nhiều ý tưởng hay để viết bài văn, ôn luyện để chuẩn bị cho các bài kiểm tra, ôn thi THPT Quốc gia, luyện thi đại học. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

Văn mẫu lớp 12:

Phân tích truyện ngắn Rừng xà nu

Dàn ý Phân tích truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Mở bài

Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Rừng xà nu được Nguyễn Trung Thành sáng tác năm 1965, lúc quân Mĩ ào ạt đổ bộ vào Chu Lai, Quảng Ngãi.

Dẫn đề và chuyển mạch.

Thân bài

A. Phân tích

1. Cốt truyện và lời kể mang tính sử thi anh hùng

- Câu chuyện kể về anh Tnú tham gia cách mạng. Giặc bắt vợ anh và đứa con nhỏ đem đánh đập dã man cho đến chết. Tnú xông ra, bị giặc bắt, đốt mười đầu ngón tay anh. Dân làng Xô Man đã vùng lên giết giặc cứu Tnú. Rồi anh gia nhập lực lượng quân giải phóng. Ba năm sau, Tnú về thăm quê hương.

- Câu chuyện được tác giả kể trên bối cảnh cuộc đồng khởi của nhân dân Tây Nguyên. Chuyện cuộc đời Tnú được kể lại qua một nhân vật trong truyện là cụ Mết. Cách kể, giọng kể đã góp phần xây dựng tác phẩm như một bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên chống Mĩ.

2. Nhóm nhân vật

(1) Nhân vật trung tâm Tnú

- Gắn bó với cách mạng.

- Tha thiết thương yêu bản làng, vợ con.

- Càng đau thương, càng căm thù giặc

- Yêu thương, căm thù biến thành hành động: gia nhập lực lượng quân giải phóng để tiêu diệt kẻ thù, giải phóng quê hương.

(2) Cụ Mết, già làng:

- Tiêu biểu cho truyền thống của làng Xô Man.

- Thủy chung với cách mạng.

- Là linh hồn của làng Xô Man trong cuộc đồng khởi của dân làng Xô Man.

(3) Dít

- Kiên cường, dũng cảm.

- Căm thù giặc trên cơ sở nhận thức bản chất tàn bạo của kẻ thù, tiếp tục lãnh đạo dân làng xô Man chiến đấu giải phóng bản làng.

(4) Bé Heng

- Đóng góp công sức xây dựng làng chiến đấu.

- Ngày càng trưởng thành về ý thức trách nhiệm, ý chí chiến đấu cao.

Tất cả các nhân vật trên đều toát lên vẻ đẹp hào hùng trên bối cảnh hùng vĩ của rừng xà nu, của làng xô Man.

B. Đánh giá

1. Nội dung tư tưởng

Rừng xà nu ca ngợi tinh thần bất khuất, vùng lên chiến đấu giải phóng quê hương của các dân tộc Tây Nguyên. Tác phẩm xứng đáng được coi là một bức tranh sinh động, chân thực về hai cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp và chống Mĩ.

2. Nghệ thuật xây dựng truyện

Rừng xà nu là một truyện ngắn nhưng có sức chứa lớn như một bản trường ca về chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Tây Nguyên. Các yếu tố truyện càng lúc càng mở rộng, tạo ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

(1) Một câu chuyện của cụ già Mết với dân làng về cuộc đời Tnú. Câu chuyện đời Tnú cũng là chuyện của bà con làng Xô Man. Chuyện làng Xô Man cũng là chuyện của Tây Nguyên.

(2) Một nhân vật trung tâm - Tnú - mở ra một loạt quan hệ với cụ già Mết, Mai, Dít, bé Heng... và đằng sau là cả dân làng Xô Man, làng Xô Man với bạt ngàn những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.

(3) Một thời gian ngắn ngủi, một đêm về phép sống và bản làng của Tnú và một quãng đường dài của nhân dân, của cách mạng từ quá khứ đến tương lai, từ những đau thương đến một cuộc đồng khởi vĩ đại: suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng...

Kết bài

- Rừng xà nu là một bức tranh sinh động về cuộc chiến tranh nhân dân chống Mĩ cứu nước.

- Tác phẩm đã ca ngợi tinh thần bất khuất, vùng lên chiến đấu giải phóng quê hương của các dân tộc Tây Nguyên.

Những bài văn mẫu phân tích bài Rừng xà nu

Mẫu 1: Phân tích truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Mỗi nhà văn, dường như đều có một vùng quê sáng tác. Đối với Nguyên Ngọc, Tây Nguyên hùng vĩ núi non. Tây Nguyên bất khuất kiên cường với những người bộc trực kiên trung một lòng đi theo cách mạng chính là vùng đất mà ông gắn bó, trăn trở trong sáng tác của mình. Những năm kháng chiến chống Pháp, ông bám trụ ở Tây Nguyên để rồi viết nên tiểu thuyết Đất nước đứng lên. Những năm đánh Mĩ, Nguyên Ngọc lại trở về với vùng gian khổ này từ đầu những năm sáu mươi, ngay sau những ngày đồng khởi cách mạng miền Nam. Cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân Tây Nguyên khơi lòng cảm hứng cho ông viết truyện ngắn Rừng xà nu, một truyện ngắn xuất sắc của văn học thời chống Mĩ.
Rừng xu nu chỉ là một truyện ngắn nhưng dung lượng hiện thực của nó là lớn lao. Đó là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu anh hùng của đồng bào Tây Nguyên với sự trưởng thành của một thế hệ cách mạng mới, trẻ trung nhiệt tình, mưu trí và kiên cường.

Tác phẩm mở đầu bằng hình ảnh rừng xà nu quanh làng Xô Man của người Strá. Một rừng xà nu bất chấp đạn bom, vượt lên sự hủy diệt tàn bạo của kẻ thù để tiếp nhận ánh nắng mặt trời duy trì sự sống của mình, rừng xà nu tràn trề sức sống cho dù đại bác của bọn giặc “đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng vào xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy” dồn dập nã chết chóc đau thương vào nó.

“Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình. Ở những vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại và đặc quyện thành từng cục máu lớn. Có những cây con vừa lớn ngang ngực lại bị đại bác chặt đứt làm đôi, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như một thân thể cường tráng. Chúng vươn rất nhanh, thay thế những cày đã ngã. Cứ thể hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...”.

Nguyên Ngọc miêu tả rừng xà nu bằng một thứ ngôn ngữ rất giàu chất thơ, chắt lọc và tinh tế ở một thứ ngôn ngữ vừa tả vừa gợi, mở ra những liên tưởng phong phú cho người đọc. Hình ảnh rừng xà nu ở đây vừa là hình ảnh thực một rừng cây “ham ánh sáng mặt trời”, vừa là hình ảnh có nghĩa tượng trưng cho con người Tây Nguyên đau thương, bất khuất, kiên cường trong những ngày đồng khởi chống Mĩ. Bút pháp đặc tả phối hợp với thủ pháp nhân hóa đã phát huy tối đa hiệu lực của nó. Rừng xà nu hiện lên như một người bạn trung thành che chở cho dân làng Xô Man, như những con người đẹp của buôn làng. Và có thể nói rừng xà nu chính là biểu tượng về sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên, của con người Việt Nam.

Tái hiện chân thực cuộc chiến đấu kiên cường của nhân dân Tây Nguyên trong những ngày đánh Mĩ, nhà văn tập trung miêu tả sự trưởng thành một thế hệ tiếp nối, phát huy truyền thống anh hùng của cha ông và qua đó nhà văn cũng phản ánh sự trưởng thành của nhân dân Tây Nguyên trong đấu tranh một mất một còn với kẻ thù mới là đế quốc Mĩ. Tiêu biểu cho thế hệ thanh niên đó là Tnú và Dít. Sự trưởng thành của họ gắn liền với cuộc đấu tranh của nhân dân Strá làng Xô Man.

Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được dân làng đùm bọc, nuôi dạy khôn lớn. Cậu bé Tnú đến với cách mạng ngay từ những ngày gian khổ, ác liệt nhất khi mà Mĩ Diệm đang ngày đêm khủng bố cách mạng ở khắp mọi nơi. Chính Tnú đã chững kiến cảnh đau thương của dân làng. Bọn giặc “treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng, giết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng”, chỉ vì họ là những người dũng cảm, dám nuôi dấu cán bộ cách mạng. Ngày Tnú vào rừng nuôi cán bộ, tiếp nhận tri thức, lẽ sống ở đời qua sự chỉ bảo của anh cán bộ Quyết. Dũng cảm, mưu trí, lanh lợi là phẩm chất tốt đẹp của Tnú, “nó liên lạc cho anh Quyết từ xã lên huyện. Không bao giờ nó đi đường mòn. Giặc vây các ngả đường nó leo lên một cây cao nhìn quanh một lượt rồi xẻ rừng mà đi, lọt tất cả vòng vây. Qua sông nó không thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt trên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình”. Một lần đi liên lạc, Tnú bị giặc phục kích, bắt được, chúng dẫn em về làng, tra tấn đủ mọi cách, lưng Tnú ngang dọc những vết dao chém nhưng Tnú vẫn không khai báo, chỉ điềm tĩnh chỏ và bụng mình để trả lời câu hỏi của kẻ thù: Cộng sản ở đây này”. Đó không phái là câu trả lời mà là một lời thách thức, dung cảm ! Với lời thách thức ấy, Tnú phải trả giá bằng ba năm tù... (Còn tiếp)

Mẫu 2: Phân tích Rừng xà nu của Nguyễn Thành Long

Các em CLICK vào file tải bên dưới để xem full bài văn mẫu phân tích tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Thành Long đã được chúng tôi chọn lọc từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ, miễn phí.

►►► Link tải miễn phí 7 bài phân tích tác phẩm Rừng xà nu lớp 12:

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác được chia theo từng khối lớp tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status