Logo

Phân tích nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Vũ Nương chọn lọc hay nhất

Văn mẫu lớp 9: Phân tích nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Giúp em trau dồi vốn từ, hiểu sâu bài học.
2.3
6 lượt đánh giá

Trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Vũ nương là nhân vật trung tâm và được miêu tả với những phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa: xinh đẹp, hiền dịu, nết na, một lòng yêu thương chồng nhưng lại có kết cục bi kịch, chịu nhiều oan khuất khi sinh ra trong xã hội phong kiến thối nát. Câu chuyện trở nên cao trào khi nàng tìm đến cái chết do bị chồng nghi oan mình đã thất tiết.

Cùng chúng tôi phân tích nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Vũ Nương trong câu chuyện tại bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ra cái chết của nhân vật Vũ Nương

Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả Nguyễn Dữ đã đưa người đọc đến với hình ảnh của một người phụ nữ dịu dàng, nết na; nhưng lại có số phận trớ trêu và phải phẫn uất gieo mình tự vẫn. Cái chết của Vũ Nương, đem đến cho người đọc sự cảm thông và sự nhìn nhận về một xã hội bất công, khắc nghiệt. Cái chết của Vũ Nương có nhiều nguyên nhân như:

- Trước hết, chiến tranh thác loạn làm cho đời sống mọi gia đình bị đảo lộn. Cuộc chiến tranh khiến chồng của Vũ Nương là Trương Sinh phải lên đường tòng quân. Bà sự việc oan khuất như được dự kiến xảy ra từ đây.

- Cái chết của nàng, là sự tố cáo chân thật nhất đối với xã hội bất công, nghiêm khắc trọng nam khinh nữ. Cái chết của nào tố các xã hội, nhưng trực tiếp cái chết ấy lại tố cáo người chồng nhu nhược, tính cách hay ghen tuông, lại đa nghi của Trương Sinh. Có thể Trương Sinh hay ghen thật, có thể chàng ta đa nghi thật; nhưng nếu chàng ta thật sự yêu Vũ Nương, thật sự trân trọng người phụ nữ này; thì có lẽ mọi chuyện đã khác. Sự đa nghi cho đến việc để Vũ Nương khóc lóc, rời đi, không để nàng giải thích rõ ràng; để nàng tại sông Hoàng Hà gieo mình tự vẫn nhưng mang trong mình sự oan ức.

- Đúng nghĩa của một người chồng, một người yêu thương nhau; Trương Sinh sẽ lắng nghe nàng nói, lắng nghe nàng giải thích rõ ràng sự việc. Song trái ngược hoàn toàn với điều này, sự nóng nảy, sự ghen tuông đã chiếm trọn người đàn ông; khiến Trương Sinh giận dữ chửi mắng và đánh đuổi Vũ Nương. Cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra nếu Trương Sinh chịu nhẫn nhịn và trân trọng người vợ của mình. Xã hội xưa mâu thuẫn, trọng nam khinh nữ; người đàn ông xem nhẹ vợ mình là vậy. Thế nhưng, giữa xã hội công bằng, văn minh dân chủ ngày nay; vẫn có những người làm những điều tàn bạo với vợ mình. Thật đáng khinh.

Kết luận:

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương là do người chồng Trương Sinh đa nghi, hay ghen khiến nàng không có cơ hội giải thích, giải bày bản thân.

Nguyên nhân sâu xa là do xã hội bất công, tàn khốc dồn ép con người ta vào bức đường cùng; để rồi, chỉ có thể đưa ra quyết định lựa chọn cái chết để thanh minh cho mình.

Phân tích nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Vũ Nương

Cái chết của Vũ Nương có ý nghĩa gì?

“Chuyện người con gái Nam Xương” được tác giả xây dựng với hình tượng nhân vật điển hình Vũ Nương: một cô gái xinh đẹp, thuỳ mị lại ngoan hiền nết na; nàng là vợ của Trương Sinh – một người vợ đảm, dâu hiếu, mẹ hiền. Ấy vậy mà “hồng nhan thì bạc mệnh”. Trong chuyện, cuối cùng trước sự ngờ vực mình của Trương Sinh, Vũ Nương đã gieo mình tự vẫn nơi sông Hoàng Hà. Và cái chết oan ức của nàng để lại nhiều ý nghĩa sâu sắc:

Cái chết của Vũ Nương là đại diện cho hàng triệu phụ nữ sống trong xã hội cũ phải chịu đựng sự sỉ nhục, sự giày vò, sự bất công của “trọng nam khinh nữ”. Cái chết của nàng là để minh oan cho chính bản thân; là để thể hiện sự son sắt, thuỷ chung của nàng là luôn một lòng, một dạ dành cho người chồng của mình. Ấy vậy mà, Trương Sinh, người chồng của nàng hiện lên chính là tay sai của xã hội nam quyền. Đáng lẽ chàng ta nên có sự tin tưởng với người vợ chăn ấm đệm êm với mình. Nhưng chàng ta lại một lòng ép cùng đường khiến Vũ Nương phải tìm đến cái chết. Không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau bị chính người mình thương yêu ruồng bỏ và đẩy vào đường cùng. Như vậy, cái chết của Vũ Nương là sự đại diện cho lớp phụ nữ sống trong xã hội phong kiến bất công, họ dường như chỉ là một công cụ, không có quyền hành và càng không được yêu thương trân trọng. Đồng thời cái chết của nàng khắc tạc một con người chung thuỷ, thà chết để giữ trọn đức hạnh.

Qua sự khắc họa cái chết của Vũ Nương, ta càng hiểu sâu sắc hơn về xã hội cũ đầy bất công. Người phụ nữ không có tiếng nói, không có quyền hành trong cuộc sống. Dẫu có tài năng, dẫu có nết na, thuỳ mị và một lòng chung thuỷ son sắt, cũng không thể thay đổi được ánh nhìn ngang ngược và thiếu trân trọng của người đàn ông dành cho mình. Chính vì vậy, đến cuối cùng, giữa sự sống và cái chết, giữa sống chịu oan ức và chết để giải bày thanh minh, nàng đã lựa chọn cái chết – như một tất yếu.

Tóm lại, Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung đều là hiện thân cho những con người với phẩm hạnh tốt đẹp. Dù chịu ruồng rẫy của xã hội cũ, ở họ vẫn sáng chói sự tươi đẹp của cốt cách tâm hồn.

Qua bài viết, bạn đã phần nào rõ ràng nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của nàng Vũ Nương hiền thục, xinh đẹp nhưng có số phận bi thương. Từ đây, tác giả muốn phê phán xã hội phong kiến thối nát và cũng hy vọng những người tử tế nhưng bất hạnh có thể có kết cục tốt đẹp như cuộc sống hạnh phúc của Vũ Nương khi ở dưới thủy cung.

Đánh giá bài viết
2.3
6 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status