Logo

Soạn văn 8 VNEN Bài 24: Bàn luận về phép học

Soạn văn 8 VNEN Bài 24: Bàn luận về phép học trang 48 - 54 gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 tập 2 chương trinh mới ngắn gọn, chính xác nhất
5.0
0 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 24: Bàn luận về phép học Ngữ Văn lớp 8 tập 2 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Hoạt động khởi động Bài 24: Bàn luận về phép học

Các nhóm cùng trao đổi để bổ sung, hoàn thiện sơ đồ.

Trả lời:

Bàn luận về việc học
Mục đích của việc học Phương pháp học tập hiệu quả
- Học để có kiến thức - Học phải đi đôi với hành
- Học để có được công việc tốt - Khi nghe giảng cần tập trung, không sao nhãng
- Học để làm người - Không học vẹt, không học để chống đối
- Học để xây dựng quê hương, đất nước
-…  

Hoạt động hình thành kiến thức Bài 24: Bàn luận về phép học

1. Đọc văn bản Bàn luận về phép học

2. Tìm hiểu văn bản

a. Theo quan điểm của Nguyễn Thiếp, điều quan trọng nhất trong việc học là gì?

b. Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào ? Tác hại của lối học đó là gì?

c. Bài tấu đề cập đến những “phép học” nào ? Em hiểu bản chất của những “phép học” đó là gì?

d. Hoàn thiện sơ đồ sau để thấy được trình tự lập luận của văn bản “Bàn luận về phép học”.

Trả lời:

a. Theo quan điểm của Nguyễn Thiếp, điều quan trọng nhất trong việc học là:

    + Học để "biết rõ đạo"

    + Học cách làm người, để sống tốt, cư xử đúng mực.

→ Việc học mang ý nghĩa to lớn, cao quý: học để biết cách sống chuẩn mực.

b. Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái là:

    + Học lối học hình thức hòng cầu danh lợi → lối học vì mục đích tầm thường, thực dụng tiến thân- làm quan- cầu danh lợi.

    + Không biết tới tam cương ngũ thường → lối học hình thức, làm mất đi ý nghĩa chân chính của việc học.

    + Tác giả thẳng thắn, trung thực trong lời tâu thực trạng của việc học hình thức, học cầu lợi.

→ Những người theo sự học giả dối nếu làm quan sẽ trở thành "nịnh thần", trở thành kẻ tham quan, làm cho nước mất nhà tan.

c. Bài tấu đề cập đến những “phép học” là:

    + Mở rộng thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

    + Việc học phải được tiến hành tuần tự: bồi lấy gốc → tứ thư ngũ kinh → chư sử.

    + Học rộng rồi tóm lược.

    + Học đi đôi với thực hành.

→ Tầm nhìn chiến lược của bậc trung thần trong vấn đề giáo dục thực học, tạo ra hiền tài cho quốc gia.

Em hiểu bản chất của những “phép học” đó là học để biết đạo lí trong cuộc sống, học đi đôi với hành.

d. Hoàn thiện sơ đồ sau để thấy được trình tự lập luận của văn bản “Bàn luận về phép học”.

Soạn văn 8 VNEN Bài 24: Bàn luận về phép học | Hay nhất Soạn văn lớp 8 VNEN

Có thể nêu lên các nội dung cụ thể của sơ đồ như sau:

    + Mục đích chân chính của việc học

        ● Ngọc không mài, không thành

        ● đồ vật; người không học, không biết rõ đạo

        ● Nghĩa là học để làm người,

        ● học để sống tốt, cư xử đúng chuẩn mực.

    + Lối học đáng phê phán

        ● Lối học chuộng hình thức

        ● Học vì mục đích thực dụng, cầu danh lợi

    + Lối học cần noi theo

        ● Học phải theo trình tự trước - sau, thấp – cao, dễ - khó

        ● Học rộng nhưng phải biết tóm lược

        ● Học phải đi đôi với hành

    + Tác dụng của việc học

Đạo học thành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị

3.  Viết đoạn văn trình bày luận điểm

a. Đọc những đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

- Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

(Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô)

- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến, miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

(1) Xác định câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn.

(2) Câu chủ đề của mỗi đoạn được đặt ở vị trí nào? Căn cứ vào vị trí của câu chủ đề, hãy chỉ ra các trình bày của mỗi đoạn trích.

(3) Để triển khai luận điểm trong mỗi đoạn, người viết đã sử dụng những luận cứ nào?

b. Đọc đoạn trích sau và hoàn thành yêu cầu của phiếu học tập:

      Nằm ở cửa ngõ đường vô xứ Huế, gối đầu lên đỉnh đèo ngang thơ mộng, dải đất Quảng Bình như một bức tranh non xanh nước biếc [1]. Phong cảnh ở đây thật kỳ vĩ, sơn thủy hữu tình [2]. Bờ biển Quảng Bình có những bãi cát vàng óng ánh dưới rừng dương xanh với nhiều bãi tắm đẹp nước biển lung Linh màu Ngọc Bích [3]. Tỉnh có các danh thắng nổi tiếng như Động Phong Nha, động Tiên Sơn, rừng nguyên sinh trong khu bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng, bãi biển Nhật Lệ, Đá Nhảy, suối nước nóng Bang,… trong đó động Phong Nha là một trong những hang động lớn và đẹp nhất ở Việt Nam, quần thể Phong Nha Kẻ Bàng còn là di sản thiên nhiên thế giới [4]. Ngoài ra, Quảng Bình ngày nay vẫn bảo tồn được nhiều di tích lịch sử, truyền thống văn hóa đặc sắc của các dân tộc ở những thời đại khác nhau [5]. Và còn biết bao điểm du lịch hấp dẫn khác của Quảng Bình đang chờ đón du khách [6].

Phiếu học tập

(1) Đoạn văn được trình bày theo cách nào?

A – Diễn dịch

B – Quy nạp

C – Tổng phân hợp

(2) Câu chủ đề của đoạn văn là:

A. Câu 1

B. Câu 2

C. Câu 6

(3) Để triển khai ý của câu chủ đề, người viết đã sử dụng những luận cứ nào?

- Luận cứ 1: ………………..

- Luận cứ 2: ……………….

- ……………

c. Những yêu cầu sau nói về cách trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận. Khoanh tròn vào ô Đ (đúng), hoặc S (sai) với mỗi nhận xét:

Yêu cầu Đúng Sai
(1) Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề Đ S
(2) Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn quy nạp) hoặc cuối cùng (đối với đoạn diễn dịch). Đ S
(3) Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm. Đ S
(4) Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để việc trình bày luận điểm có sức thuyết phục. Đ S

Trả lời:

a. Đọc những đoạn trích và thực hiện yêu cầu:

(1) Câu chủ đề:

Đoạn 1: (Thành Đại La) Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Đoạn 2: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

(2)

Câu chủ đề đoạn 1 được đặt ở cuối đoạn ⇒ Trình bày theo lối quy nạp.

Câu chủ đề đoạn 2 được đặt ở đầu đoạn ⇒ Trình bày theo lối diễn dịch.

(3)

      Để triển khai luận điểm: (Thành Đại La) Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời, tác giả đã sử dụng những luận cứ: “Ở vào nơi trung tâm trời đất …Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.”

      Để triển khai luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”, tác giả đã sử dụng những luận cứ: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.”

b. Hoàn thiện phiếu học tập

(1) A

(2) A

(3)

- Luận cứ 1: Phong cảnh ở đây thật kỳ vĩ, sơn thủy hữu tình

- Luận cứ 2: Bờ biển Quảng Bình có những bãi cát vàng óng ánh dưới rừng dương xanh với nhiều bãi tắm đẹp nước biển lung Linh màu Ngọc Bích.

- Luận cứ 3: Tỉnh có các danh thắng nổi tiếng như … di sản thiên nhiên thế giới.

– Luận cứ 4: Quảng Bình ngày nay vẫn bảo tồn được nhiều di tích lịch sử, truyền thống văn hóa đặc sắc của các dân tộc ở những thời đại khác nhau.

- Luận cứ 5: còn biết bao điểm du lịch hấp dẫn khác của Quảng Bình đang chờ đón du khách.

c. Hoàn thành bảng:

Yêu cầu Đúng Sai
(1) Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề   S
(2) Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn quy nạp) hoặc cuối cùng (đối với đoạn diễn dịch). Đ  
(3) Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm. Đ  
(4) Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để việc trình bày luận điểm có sức thuyết phục. Đ  

Hoạt động luyện tập Bài 24: Bàn luận về phép học

1. Ngày nay, những quan điểm của tác giả Nguyễn Thiếp thể hiện trong văn bản Bàn luận về phép học còn phù hợp không? Vì sao?

Trả lời:

Ngày nay, những quan điểm của tác giả Nguyễn Thiếp thể hiện trong văn bản Bàn luận về phép học vẫn còn phù hợp. Lí do:

    + Ở thời nào thì chúng ta cũng cần nhận thức được rõ mục đích, vai trò của việc học đó là để làm người có đạo đức, vận dụng tri thức vào cuộc sống để góp phần xây dựng, phát triển đất nước chứ không phải để cầu danh lợi.

    + Nguyễn Thiếp đưa ra bằng chứng rất xác đáng: những người học chỉ để mưu cầu danh lợi sẽ không có chỗ đứng vững vàng trong xã hội, sớm bị loại bỏ.

    + Phương pháp học Nguyễn Thiếp chỉ ra vẫn còn phù hợp, đó là: Học đi đôi với hành và muốn học tốt phải học sâu, nắm được cốt lõi của vấn đề.

      Bởi vì, nếu như học chỉ nắm được lý thuyết suông và không biết vận dụng thì việc học trở nên vô nghĩa và ngược lại, thực hành mà không có kiến thức nền tảng thì khó có thể thành công.

⇒ Học càng sâu, nghiên cứu càng kỹ sẽ giúp chúng ta đạt được thành tựu trong học tập và cuộc sống.

2. Diễn đạt ý của mỗi câu văn sau thành một luận điểm ngắn gọn và rõ ràng.

Câu văn Luận điểm
a) Trước hết là cần phải tránh xa cái lối viết “rau muống” nghĩa là lằng nhằng “trường giang đại hải” làm cho người xem như là “chắt chắt vào rừng xanh” (Hồ Chí Minh, Cách viết) ……………………………….. ……………………………….. ………………………………….
b) Ngoài việc đam mê viết, các thích thứ hai của Nguyên Hồng là được truyền nghề cho các trẻ. (Nguyễn Tuân) ……………………………….. ……………………………….. ………………………………….
c) Mỗi con người đều hiểu rằng môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bảo vệ môi trường sống chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. ……………………………….. ……………………………….. ………………………………….

Trả lời:

Câu văn Luận điểm
a) Trước hết là cần phải tránh xa cái lối viết “rau muống” nghĩa là lằng nhằng “trường giang đại hải” làm cho người xem như là “chắt chắt vào rừng xanh” (Hồ Chí Minh, Cách viết) Cần phải viết ngắn gọn, rõ ràng.
b) Ngoài việc đam mê viết, các thích thứ hai của Nguyên Hồng là được truyền nghề cho các trẻ. (Nguyễn Tuân) Nguyên Hồng không chỉ đam mê viết mà còn muốn truyền nghề cho các bạn trẻ.
c) Mỗi con người đều hiểu rằng môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bảo vệ môi trường sống chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Bảo vệ môi trường sống là điều rất quan trọng.

3.  Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn?

      Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt trốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ tế hanh đã đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.

(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)

Trả lời:

Đoạn văn trình bày luận điểm: “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm.”

Các luận cứ được sử dụng :

        ● “Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cành sinh hoạt chốn quê hương."

        ● “Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật".

⇒ Cách trình bày luận cứ theo cách luận cứ sau phát triển cao hơn luận cứ trước. Luận cứ sau biểu hiện mức độ tinh tế cao hơn luận cứ trước.

4. Mỗi nhóm trao đổi để tìm ra 3 – 4 luận cứ nhằm triển khai những luận điểm sau:

a) Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài.

b) Học vẹt không phát triển được năng lực tư duy.

c) Học phải đi đôi với hành thì việc học mới có ý nghĩa.

Trả lời:

1. Học sinh tham khảo các nội dung chính:

a) Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài.

- Học là để nắm bắt kiến thức. Nắm bắt kiến thức rất quan trọng nhưng củng cố những kiến thức đã nắm bắt được còn quan trọng hơn.

- Việc làm bài tập vừa giúp ta hiểu sâu, hiểu rõ lý thuyết, vừa củng cố vũng chắc cho những kiến thức ấy.

- Chỉ có việc làm bài tập mới giúp biến những lý thuyết đã học thực sự thành của mình.

b) Học vẹt không phát triển được năng lực tư duy.

- “Học vẹt” là kiểu học thuộc làu, nhại lại đúng những kiến thức đã học nhưng lại không hiểu bản chất của chúng.

- “Học vẹt” là lối học chống đối, học để cho xong.

- Thói quen học vẹt khiến não trở nên lười suy nghĩ, hạn chế năng lực tư duy của con người.

c) Học phải đi đôi với hành thì việc học mới có ý nghĩa.

- Hành vừa là mục đích của việc học lại vừa là một phương pháp để học tập hiệu quả.

- Nếu việc kiến thức đã học không được không được đem ra để thực hành, để ứng dụng thực tiễn thì sẽ trở nên vô ích.

- Việc thực hành sẽ giúp những kiến thức đã học càng được khắc sâu hơn.

5. Lựa chọn và sắp xếp lại các luận điểm sau sao cho phù hợp với đề bài: “Hãy viết bài văn khuyên một số bạn trong lớp học tập chăm chỉ hơn”. Giải thích về sự lựa chọn và sắp xếp đó.

a) Lớp ta có nhiều bạn học giỏi, lao động tốt, làm vui lòng thầy cô, cha mẹ, xứng đáng là tấm gương để chúng ta noi theo.

b) Các thầy, cô giáo và nhiều bậc phụ huynh lớp ta đang rất lo buồn.

c) Thế nhưng vẫn còn một số bạn trong lớp chểnh mảng trong học tập.

d) Vậy thì ngay từ lúc này, các bạn hãy chuyên cần học tập hơn.

e) Nếu bây giờ các bạn ham vui chơi, không chịu học hành để tích lũy tri thức thì sau này khó có được thành công trong cuộc sống.

Trả lời:

Sắp xếp các luận điểm:

a) Lớp ta có nhiều bạn học giỏi, lao động tốt, làm vui lòng thầy cô, cha mẹ, xứng đáng là tấm gương để chúng ta noi theo.

c) Thế nhưng vẫn còn một số bạn trong lớp chểnh mảng trong học tập.

b) Các thầy, cô giáo và nhiều bậc phụ huynh lớp ta đang rất lo buồn.

e) Nếu bây giờ các bạn ham vui chơi, không chịu học hành để tích lũy tri thức thì sau này khó có được thành công trong cuộc sống.

d) Vậy thì ngay từ lúc này, các bạn hãy chuyên cần học tập hơn.

6. Nhận xét về sự phù hợp của những luận cứ sau nếu được sử dụng để triển khai cho luận điểm (e) của bài tập 5 trên đây:

a) Chúng ta đang sống trong thời đại mà khoa học, kĩ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ

b) Trong xã hội ấy, tri thức trở thành một điều vô cùng cần thiết để chúng ta có thể làm việc một cách hiệu quả.

c) Nhưng tri thức không phải tự nhiên mà có được.

d) Muốn có tri thức, chúng ta phải tích cực, chăm chỉ học tập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Trả lời:

Những luận cứ trên là phù hợp để giúp làm rõ và cụ thể cho luận điểm (e) của bài tập trước.

7. Lựa chọn một trong những luận điểm ở bài tập 5 để triển khai thành một đoạn văn theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp.

Trả lời:

-Học sinh có thể tham khảo dàn ý sau đây:

    + Thực trạng một số bạn trong lớp chưa chăm chỉ học hành

    + Nguyên nhân các bạn lười học

    + Hậu quả của việc chưa chăm chỉ học hành

    + Đưa ra lời khuyên

- Những ý kiến góp ý: Trình bày trôi chảy mạch lạc hơn, thoát li tài liệu, bổ sung thêm một số ý trong bài

- Những kinh nghiệm cần nhớ: Chuẩn bị bài đầy đủ, kĩ lưỡng, phát biểu trước lớp tự tin

Hoạt động vận dụng Bài 24: Bàn luận về phép học

Viết bài tập làm văn số 6 – Văn nghị luận (làm tại lớp)

Một số đề bài tham khảo

a. Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.

b. Từ văn bản "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".

c. Câu nói của M. Go – rơ – ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì?

d. “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc.”

Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

e. Dường như hiện nay chúng ta đang vô tư nhận sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ dành cho bản thân mình. Còn bản thân chúng ta chưa dành cho bố mẹ sự quan tâm, chăm sóc mà chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?

Trả lời:

a. Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước:

b. Từ văn bản "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành"

c. Câu nói của M. Go – rơ – ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì?

d. “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc.” Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

e. Dường như hiện nay chúng ta đang vô tư nhận sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ dành cho bản thân mình. Còn bản thân chúng ta chưa dành cho bố mẹ sự quan tâm, chăm sóc mà chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?

Hoạt động tìm tòi mở rộng Bài 24: Bàn luận về phép học

Liên hệ với thực tế học tập của bản thân, hãy chỉ ra một số phương pháp học tập mà em cho là hiệu quả nhất và giải thích lí do.

Trả lời:

Một số phương pháp học tập mà em cho là hiệu quả nhất:

    + Lên kế hoạch học tập, đề ra mục tiêu cụ thể, phù hợp. ⇒ Có động lực để hoàn thành mục tiêu đó và chủ động học tập hơn.

    + Học ở không gian yên tĩnh. ⇒ giúp tiếp thu bài tốt hơn và nhanh hơn.

    + Học đúng giờ, ngủ đúng giấc. ⇒ Học tập hiệu quả và đảm bảo sức khỏe

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 8 sách VNEN Bài 24: Bàn luận về phép học file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status