Logo

Soạn văn 7 VNEN Bài 24: Ôn tập văn bản nghị luận- mở rộng câu

Soạn văn 7 VNEN Bài 24: Ôn tập văn bản nghị luận- mở rộng câu trang 49 - 55 gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 tập 2 chương trình mới ngắn gọn, chính xác nhất
5.0
0 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 24: Ôn tập văn bản nghị luận- mở rộng câu Ngữ Văn lớp 7 tập 2 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Hoạt động khởi động Bài 24: Ôn tập văn bản nghị luận- mở rộng câu

Đọc lại các bài văn nghị luận đã học và điền vào bảng kê theo mẫu dưới đây:

STT Tên bài Tác giả Đề tài nghị luận Luận điểm chính Phương pháp lập luận

1

M: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Hồ Chí Minh

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu

Chứng minh bằng lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

Trả lời:

STT Tên bài Tác giả Đề tài nghị luận Luận điểm chính Phương pháp lập luận

1

M: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Hồ Chí Minh

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu

Chứng minh bằng lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

2

Sự giàu đẹp của tiếng việt

Đặng Thai Mai

Sự giàu đẹp của tiếng việt

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

Chứng minh (kết hợp với giải thích)

3

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Phạm Văn Đồng

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Ở mọi phương diện, Bác Hồ đều giản dị. Sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp

Chứng minh (kết hợp với giải thích, bình luận)

4

Ý nghĩa văn chương

Hoài Thanh

Nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử nhân loại

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha; văn chương là hình ảnh của sự sống đa dạng; văn chương sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có; cho nên: không thể thiếu văn chương trong đời sống tinh thần của nhân loại

Giải thích kết hợp bình luận

Hoạt động hình thành kiến thức Bài 24: Ôn tập văn bản nghị luận- mở rộng câu

1. Văn bản nghị luận

a. Trong chương trình Ngữ văn 6 và học kì I lớp 7, em đã học nhiều bài thuộc thể truyện, kí (loại hình tự sự); thơ trữ tình, tùy bút (loại hình trữ tình) và nghị luận. Bảng kê dưới đây liệt kê các yếu tố trong các văn bản tự sự, trữ tình và nghị luận. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy chọn trong cột bên phải những yếu tố có trong mỗi thể loại cột bên trái.

Soạn văn 7 VNEN Bài 24: Ôn tập văn bản nghị luận- mở rộng câu | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

Trả lời:

Soạn văn 7 VNEN Bài 24: Ôn tập văn bản nghị luận- mở rộng câu | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

b. Dựa vào kết quả mục a) em hãy phân biệt sự khác nhau căn bản giữa nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình.

Trả lời:

Sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình.

Văn nghị luận Tự sự Trữ tình

- Sử dụng các yếu tố luận điểm, luận cứ để lập luận.

- Lí lẽ, dẫn chứng rõ ràng, thuyết phục

- Sử dụng phương thức biểu đạt: nghị luận

- Sử dụng các yếu tố: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, tình tiết, chi tiết, không gian, thời gian để kể.

- Sử dụng các phương thức biểu đạt như: miêu tả, biểu cảm, tự sự

- Sử dụng cảm xúc, vần , giọng điệu, nhịp điệu để thể hiện tâm tư, cảm xúc của nhà thơ.

- Sử dụng các phương thức: miêu tả, biểu cảm, tự sự

Ta có bảng chi tiết sau:

Soạn văn 7 VNEN Bài 24: Ôn tập văn bản nghị luận- mở rộng câu | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

c. Những câu tục ngữ đã học có thể coi là loại văn bản nghị luận đặc biệt không? Vì sao?

Trả lời:

Những câu tục ngữ đã học có được coi là văn bản nghị luận đặc biệt. Bởi vì những câu tục ngữ cũng có đầy đủ về ý nghĩa, dẫn chứng và luận điểm, chúng đều bàn luận về vấn đề xã hội, chính trị,....khiến người đọc suy nghĩ, bàn luận đưa ra bài học ý nghĩa giống một văn bản nghị luận.

2. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.

a. Tìm các cụm danh từ có trong câu sau:

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta có (...)

(Hoài Thanh)

b. Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ vừa tìm được

c. Đọc nội dung trong bảng và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu sau đây. Cho biết trong mỗi câu C-V làm thành phần gì.

• Chị Ba đến khiến tôi rất vui và vững tâm.

• Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.

• Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.

• Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng Việt chỉ mới thật sự được xác định và đảm bảo từ ngày Cách Mạng tháng Tám thành công.

Trả lời:

a. Các cụm danh từ là: những tình cảm ta không, những tình cảm ta sẵn có.

b.

Soạn văn 7 VNEN Bài 24: Ôn tập văn bản nghị luận- mở rộng câu | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

c.

Câu: Chị Ba đến // khiến tôi /rất vui và vững tâm

• Vai trò của cụm CN1-VN1 “chị Ba đến” là làm chủ ngữ.

• Vai trò của cụm CN2-VN2 “tôi rất vui và vững tâm” làm bổ ngữ.

Câu: Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta// tinh thần rất hăng hái

Vai trò cụm CN1-VN1 “ nhân dân ta// tinh thần rất hăng hái” là làm vị ngữ.

Câu: Chúng ta// có thể nói rằng trời/ sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời /sinh cốm nằm ủ trong lá sen

• Vai trò của các cụm CN1-VN1 “trời sinh ra lá sen..” và CN2-VN2 “trời sinh cốm nằm ủ..” là làm thành phần bổ ngữ trong câu.

Câu: Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng Việt// chỉ mới thật sự được xác định và đảm bảo từ ngày Cách Mạng tháng Tám /thành công

Vai trò của CN1-VN1 “Cách Mạng tháng Tám /thành công” là làm định ngữ trong câu.

3. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích.

a. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: LÒNG KHIÊM TỐN.

(1) Bài văn giải thích vấn đề gì và giải thích như thế nào?

(2) Tìm hiểu phương pháp giải thích, em hãy lựa chọn và ghi ra vở những câu định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể được coi là ... Đó có thể được coi là phép giải thích không?

(3) Theo em, cách liệt kê các biểu hiện của lòng khiếm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là cách giải thích không ?

(4) Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của ko khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không ?

Trả lời:

(1) Bài văn giải thích về: lòng khiêm tốn.

Tác giả giải thích bằng cách kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, nêu định nghĩa, chỉ ra các mặt lợi, nguyên nhân hậu quả của lòng khiêm tốn.

(2) Những câu văn định nghĩa có trong bài văn:

• Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đốì đãi với sự vật.

• Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa.

• Con người khiêm tốn bao giờ cũng là con người thường thành công trong mọi lĩnh vực giao tiếp với mọi người.

• Khiêm tôn là tính nhã nhặn, biết sông một cách nhún nhường, luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không nguôi học hỏi.

• Con người khiêm tốn luôn luôn là con người biết mình hiểu ngưới, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một tinh thần chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với cuộc đời.

=> Việc tác giả dùng nhiều câu định nghĩa trong bài văn cũng là một cách giải thích của tác giả.

(3) Cách liệt kê các biếu hiện của khiêm tốn, cách đối lập giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn là cách giải thích

(4) Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhàn của thói không khiêm tốn cũng là nội dung của giải thích.

b. Đọc nội dung trong bảng sau và cho biết: Mục đích của giải thích là gì và có những phương pháp giải thích nào?

Trả lời:

Mục đích của giải thích là làm cho con người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạp lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích nhầm nâng cao nhận thức , trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.

Người ta thường giải thích bằng các cách :

• Nêu định nghĩa.

• Liệt kê những biểu hiện.

• So sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác.

• Chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,... của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.

Hoạt động luyện tập và vận dụng Bài 24: Ôn tập văn bản nghị luận- mở rộng câu

1. Đọc văn bản sau và cho biết vấn đề được giải thích và phương pháp giải thích trong văn bản ( LÒNG NHÂN ĐẠO)

Trả lời:

Vấn đề giải thích: lòng nhân đạo.

Phương pháp giải thích:

• Nêu định nghĩa: Lòng nhân đạo tức là lòng thương người

• Nêu các biểu hiện của lòng nhân đạo: ông lão hành khất, đứa trẻ nhặt từng mẩu bánh, mọi người xót thương.

• Lập luận đối chiếu bằng cách đưa ra câu nói của Thánh Găng- đi: "Chinh phục được mọi người… tột độ vậy"

2. Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu sau đây. Cho biết trong mỗi câu, cụm C-V làm thành phần gì.

a. Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về.

b) Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn.

c) Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết hắn giật mình.

d. Bỗng một bàn tay đâp vào vai khiến hắn giật mình..

e. Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt thu hoạch bốn mùa.

g, Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.

h. Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bảy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài (...)

Trả lời:

a. Trạng ngữ: Đợi đến lúc…

Cụm C- V: người ta/gặt mang về => làm định ngữ trong câu.

b. khuôn mặt/ đầy đặn => Cụm C-V là vị ngữ.

c. Cụm CN1 – VN1: cô gái Vòng/đỗ gánh, giở từng lớp sen=> làm định ngữ.

Cụm CN2 – VN2: Chúng ta/ thấy hiện ra từng lá cốm => làm bổ ngữ.

d. Cụm CN1-VN1: một bàn tay /đạp vào vai => làm chủ ngữ.

Cụm CN2-VN2: hắn/giật mình => làm bổ ngữ.

e. Cụm CN1-VN1: Khí hậu nước ta/ ấm áp => làm chủ ngữ.

Cụm CN2-VN2: (2) ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa => cụm C-V làm bổ ngữ trong cụm động từ với động từ trung tâm là “cho phép”

g. Cụm CN1-VN1: các thi sĩ/ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, => làm định ngữ cho danh từ.

Cụm CN2-VN2: người/ lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh=> cụm C-V làm bổ ngữ cho động từ.

h. Có hai cụm C-V

Những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần.

Những thức quý của đất mình thay dần…/

=> Hai cụm C-V đều là bổ ngữ cho động từ “thấy”

3. Mỗi câu trong từng cặp câu dưới đây trình bày một ý riêng. Hãy gộp các câu thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà không thay đổi nghĩa chính của chúng.

Câu đã cho Câu đã gộp lại

a. Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng

 

b. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu. Điều đó khiến lời nói của người Viêt Nam ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc

 

c. Từ cách mạng tháng Tám thành công. Từ đó, tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới

 

Trả lời:

Câu đã cho Câu đã gộp lại

a. Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng

Chúng em học giỏi nên cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

b. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu. Điều đó khiến lời nói của người Viêt Nam ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc

Chính vì Tiếng Việt rất giàu thanh điệu vì thế lời nói của người Viêt Nam ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc.

c. Từ cách mạng tháng Tám thành công. Từ đó, tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới

Từ cách mạng tháng Tám thành công, tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới.

4. Viết một cặp câu trong đó mỗi câu trình bày một ý riêng, sau đó hãy gộp thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà thay đổi nghĩa chính của chúng

Trả lời:

VD: Mẹ đi vắng. Em ở nhà nấu cơm đợi mẹ về.

=> Chuyển: Mẹ đi vắng nên em ở nhà nấu cơm đợi mẹ về.

Hoạt động tìm tòi mở rộng Bài 24: Ôn tập văn bản nghị luận- mở rộng câu

Đọc các văn bản “Óc phán đoán và óc thẩm mĩ” và văn bản “Tự do và nô lệ” để chỉ ra phương pháp giải thích trong mỗi văn bản.

Trả lời:

  Văn bản “Óc phán đoán và óc thẩm mĩ” Văn bản “Tự do và nô lệ”

Giải thích vấn đề

Giải thích vấn đề: “Mối quan hệ giữa phán đoán (lí trí) và thẩm mỹ (rung động thẩm mỹ)

Giải thích vấn đề : “Tự do và nô lệ”

Các ý chính

- Nhiều người có óc phán đoán rất đúng mà đồng thời lại thiếu óc thẩm mỹ.

- Muốn thưởng thức một bài văn, ta dùng trái tim của ta trước sau đó mới dùng lí trí.

- Có thể dùng lí trí để hiểu cái đẹp nhưng quan trọng vẫn là phải luyện mĩ cảm.

- Loài người hơn loài vật là có quyền tự do.

- Không có tự do người ta cũng chỉ như súc vật.

- Tự do nghĩa là muốn làm gì thì làm nhưng phải theo lẽ phải.

- Nô lệ trái với tự do.

- Không có tự do tức là chết.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 7 sách VNEN Bài 24: Ôn tập văn bản nghị luận- mở rộng câu file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status