Logo

Soạn Bài 8: Bảo vệ và khai thác rừng Công nghệ lớp 7 VNEN

Soạn Bài 8: Bảo vệ và khai thác rừng Công nghệ lớp 7 VNEN trang 50 hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả
5.0
0 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 8: Bảo vệ và khai thác rừng được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Công nghệ lớp 7 chương trình mới (VNEN). Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Công nghệ 7.

Hoạt động khởi động Bài 8: Bảo vệ và khai thác rừng

Thảo luận và cho biết các bức ảnh sau muốn nói về vấn đề gì liên quan đến rừng

Giải SGK Công nghệ lớp 7 VNEN bài 8 1

Bài làm:

Quan sát những bức tranh trên em thấy: Những bức ảnh trên muốn nói về hiện tượng tài nguyên rừng đang bị phá hủy trầm trọng. Điều này không chỉ đe dọa đến các loại động vật sống trong rừng mà còn mang lại nhiều hiểm họa cho con người.

Hoạt động hình thành kiến thức Bài 8: Bảo vệ và khai thác rừng

1. Các biện pháp bảo vệ rừng

a. Ở bảng dưới đây, các hình ảnh trong cột 1 là các biện pháp bảo vệ rừng; hình ảnh trong cột 2 là các nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng. Hãy đặt tên thích hợp cho các hình trong bảng dưới đây bằng cách điền vào chỗ trống dưới mỗi hình ảnh.

Giải SGK Công nghệ lớp 7 VNEN bài 8 2

Bài làm:

Giải SGK Công nghệ lớp 7 VNEN bài 8 3

b. Với mỗi giải pháo được đặt tên ở trong cột 1, thảo luận xem giải pháp đó có thể giải quyết được những vấn đề gì ở cột 2 rồi hoàn thành bảng sau:

Giải pháp Ý nghĩa
Làm cỏ thường xuyên Hạn chế được cháy rừng, giảm cạnh tranh thức ăn với cây rừng
   
   
   
   

Bài làm:

Giải pháp Ý nghĩa
Làm cỏ thường xuyên Hạn chế được cháy rừng, giảm cạnh tranh thức ăn với cây rừng
Đạp xe kêu gọi bảo vệ rừng Nâng cao ý thức người dân, để mọi người hiểu được vai trò của rừng để bảo vệ rừng
Làm rào chắn trâu, bò vào rừng cây con Hạn chế trâu, bò đi vào khu vực cây con làm gãy, đổ cây.
Treo biển, kêu gọi mọi người không đốt lửa trong rừng Nhắc nhở mọi người không sử dụng lửa khi ở trong rừng, như thế rất nguy hiểm
Thường xuyên tuần tra Để phát hiện và xử phạt kịp thời những người có hành vi xấu đối với rừng như chặt phá rừng, săn bắt động vật quý hiếm, đốt rừng...

2. Các hình thức khai thác rừng

b. Thảo luận với bạn và hoàn thành bảng phân biệt đặc điểm của các hình thức khai thác rừng

STT Hình thức khai thác Đặc điểm
1 Khai thác trắng  
2 Khai thác dần  
3 Khai thác chọn  

Bài làm:

STT Hình thức khai thác Đặc điểm
1 Khai thác trắng

- Chặt toàn bộ cây rừng trên một khoảnh chặt trong một mùa chặt

- Chặt ở khu vực rừng có độ tuổi đồng đều, địa hình bằng phẳng

- Khai thác trắng gắn với hình thức tái sinh nhân tạo để hình thành một thế hệ rừng mới đều tuổi.

2 Khai thác dần

- Chặt toàn bộ cây rừng trong môt khoảng chặt nhưng được tiến thành trong nhiều lần.

- Qúa trình khai thác được tiến hành đồng thời với quá trình tái sinh tự nhiên.

- Khai thác dần thích hợp với khu vực rừng có độ tuổi đồng đều và địa hình dốc.

3 Khai thác chọn

- Chặt cây già, cây kém giữ lại cây non và cây có gỗ tốt

- Rừng trong khai thác chọn thường tái sinh tự nhiên

- Khai thác chọn áp dụng các khu vực rừng có độ tuổi không đều, địa hình dốc.

3. Điều kiện khai thác rừng ở Việt Nam

Hãy điền đúng hoặc sai vào bảng dưới đây và giải thích lí do với các bạn trong nhóm

Các điểm cần lưu ý khi khai thác rừng ở Việt Nam

  Đúng/ Sai
Khai thác theo quy định của pháp luật  
Đối với rừng trồng và rừng sản xuất, việc khai thác rừng là do chủ rừng tự quyết định  
Khai thác đúng diện tích và loại cây cho phép  
Khai thác theo nhu cầu của cá nhân  
Rừng sản xuất không cần phải trồng cây rừng mới sau khi khai thác  
Tỉa thưa các rừng tự nhiên có mật độ mọc dày theo quy định  
Đóng dấu kiểm lâm cho các cây gỗ được khai thác trong rừng tự nhiên  
Được khai thác rừng phòng hộ nhưng phải đảm bảo các quy định của pháp luật phát triển, duy trì khả năng phòng hộ của rừng.  

Bài làm:

  Đúng/ Sai
Khai thác theo quy định của pháp luật Đúng
Đối với rừng trồng và rừng sản xuất, việc khai thác rừng là do chủ rừng tự quyết định Sai
Khai thác đúng diện tích và loại cây cho phép Đúng
Khai thác theo nhu cầu của cá nhân Sai
Rừng sản xuất không cần phải trồng cây rừng mới sau khi khai thác Sai
Tỉa thưa các rừng tự nhiên có mật độ mọc dày theo quy định Đúng
Đóng dấu kiểm lâm cho các cây gỗ được khai thác trong rừng tự nhiên Đúng
Được khai thác rừng phòng hộ nhưng phải đảm bảo các quy định của pháp luật phát triển, duy trì khả năng phòng hộ của rừng. Đúng

b. Đề xuất các biện pháp phục hồi rừng tương ứng với các hình thức khai thác rừng và giải thích lí do vì sao sử dụng biện pháp đó

Hình thức khai thác Biện pháp phục hồi Lí do
Khai thác trắng    
Khai thác dần    
Khai thác chọn    

Bài làm:

Hình thức khai thác Biện pháp phục hồi Lí do
Khai thác trắng Tái sinh nhân tạo Để tạo thành một thế hệ rừng mới đều tuổi
Khai thác dần Tái sinh tự nhiên Rừng có khả năng phục hồi sau khi được khai thác.
Khai thác chọn Tái sinh tự nhiên Rừng có khả năng phục hồi sau khi được khai thác.

Hoạt động luyện tập Bài 8: Bảo vệ và khai thác rừng

1. Cho biết một số vấn đề thường gặp ở khu vực miền núi như: Thiếu lương thực, mở rộng diện tích đất canh tác, xói mòn đất, lũ lụt, hạn hán, chặt gõ trái phép, chăn thả gia súc, suy giảm mực nước ngầm...

Từ các thông tin gợi ý trên hãy nêu các nguyên nhân gây suy giảm diện tích đất rừng và hậu quả của nó theo sơ đồ sau:

Giải SGK Công nghệ lớp 7 VNEN bài 8 4

Bài làm:

Giải SGK Công nghệ lớp 7 VNEN bài 8 5

2. Dựa trên các vấn đề đã phân tích ở bài tập 1, hãy đề xuất các giải pháp để làm tăng diện tích đất rừng và bảo vệ rừng ở khu vực này. Diện tích rừng được mở rộng, các vấn đề gì tại địa phương sẽ được giải quyết? Điền vào sơ đồ sau:

Giải SGK Công nghệ lớp 7 VNEN bài 8 6

Bài làm:

Giải SGK Công nghệ lớp 7 VNEN bài 8 7

Hoạt động vận dụng Bài 8: Bảo vệ và khai thác rừng

Thảo luận nhóm để giải quyết tình huống sau:

Quê Trang ở một bản miền núi. Đời sống của người dân ở đây rất nghèo, nhiều gia đình không đủ gạo ăn, nhiều bạn phải bỏ học để giúp bố mẹ. Người dân trong bản vẫn giữ tập quán đốt rừng làm nương rẫy khiến đất đai trở nên cằn cỗi, hạn hán, lũ lụt ngày càng khắc nghiệt. Nếu là Trang, em sẽ nói gì với bố mẹ và người dân trong bản để có thể giải quyết được vấn đề này?

Bài làm:

Nếu là Trang, em sẽ nói với bố mẹ và người dân trong bản không nên đốt rừng làm nương rẫy. Bởi làm như vậy không chỉ khiến đất đai cằn cỗi, hạn hán, lũ lụt mà nó cũng không thể giải quyết được nạn đói nghèo ở nơi đây. Theo đó, người dân nên kiến nghị với cơ quan chính quyền, giao đất giao rừng để vừa trồng rừng vừa có thể làm kinh tế từ rừng. Ngoài ra, người dân có thể khai thác những sản vật quý từ rừng và tái sinh nó để khai thác lâu dài như măng, mây, nấm linh chi, mật ong rừng...

Hoạt động tìm tòi, mở rộng Bài 8: Bảo vệ và khai thác rừng

Tìm hiểu các tài liệu trong thư viện hoặc trên mạng internet để viết bài về hậu quả của việc suy giảm diện tích rừng.

Bài làm:

Ví dụ:

Theo số liệu thống kê mới đây đã chỉ ra rằng, trên toàn thế giới diện tích rừng đang ngày càng trở nên cạn kiệt do nạn tàn phá nặng nề hơn. Khi diện tích rừng đang có xu hướng bị thu hẹp cũng đem tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng mang tính chất toàn cầu.

Nạn chặt phá rừng bừa bãi không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Diện tích rừng xanh ngày càng bị thu hẹp, kéo theo đó là những hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém… Đồng thời, phá rừng gây mất cân bằng sinh thái, khí hậu thất thường, phát sinh nhiều dịch bệnh.

Ngoài ra, hậu quả của việc phá rừng là xảy ra tình trạng mưa bão, sạt lở đất, lũ quét. Mưa bao nhiêu sẽ đổ dồn hết về vùng thấp trũng, trên đường đi sẽ cuốn theo cây gỗ, đất đá. Phá rừng khiến cho thảm thực vật trên lưu vực bị suy giảm nghiêm trọng. Kéo theo đó là làm giảm khả năng cản dòng chảy, lũ lụt đi nhanh hơn, nước dâng cao nhanh chóng. Theo các nhà khoa học, diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, tình trạng sạt lở đất, lũ quét xuất hiện bất ngờ gây ra những hậu quả thiệt hại nặng nề về người và của.

Và theo ước tính, với tình trạng phá rừng như hiện nay đến năm 2050, có đến 20% dân số trên thế giới bị thiếu nước. Đa số người phải chịu cảnh thiếu nước sống ở các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, có thể có nguy cơ gây nạn đói. Bởi do thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp gây khan hiếm lương thực, thực phẩm.

Do đó, mỗi chúng ta hãy tự nâng cao ý thức bảo vệ rừng, đó đồng thời cũng là hành động bảo vệ mình.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Công nghệ lớp 7 VNEN Bài 8: Bảo vệ và khai thác rừng file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status