Logo

Soạn bài 38 sử 10: Quốc tế thứ nhất và công xã Pa-ri 1871 đầy đủ nhất

Soạn lịch sử 10 bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pa-ri 1871 bao gồm lý tuyết, trắc nghiệm và trả lời các câu hỏi từ trang 192 đến trang 196 SGK Lịch sử lớp 10 ngắn gọn, chính xác nhất
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Sử 10 bài 38 SGK. Tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài học và lời giải hay của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Sử lớp 10. Nội dung chi tiết các em xem và tải tại đây.

Sử 10 bài 38

Trả lời câu hỏi sử 10 bài 38 trang 192

Quốc tế thứ nhất ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

- Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao. Giai cấp tư sản ngày càng tăng cường áp bức bóc lột công nhân làm thuê.

- Đầu thập niên 60 của thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của công nhân được phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng. Thực tế đấu tranh đòi hỏi cần một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.

- Ngày 28/9/1864, Quốc tê thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.

Trả lời câu hỏi bài 38 lịch sử 10 trang 194

Vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế như thế nào?

Trả lời:

- Thông qua các hoạt động của mình, Quốc tế thứ nhất đã truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế.

- Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mac.

Trả lời câu hỏi sử 10 bài 38 ngắn nhất trang 195

Cuộc cách mạng 18/3/1871 ở Pa-ri bùng nổ trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

- 19/7/1870, chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ. Ngày 2/9/1870, toàn bộ đội quân Pháp và Na-pô-lê-ông III đầu hàng.

- 4/9/1870, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ đến chế II, đòi thiết lập chế độ cộng hòa và tổ chức kháng chiến chống quân Phổ. Chính phủ lâm thời tư sản mang tên chính Chính phủ vệ quốc . Khi quân Phổ tiến về Pa-ri và bao vây thành phố, “Chính phủ vệ quốc” đã trở thành “Chính phủ phản quốc” khi quyết định đầu hàng và mở cửa cho Phổ tiến vào Pháp. Nhưng nhân dân Pa-ri đã tổ chức thành các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang và xây dựng phóng tuyến bảo vệ thủ đô.

- 3h sáng này 18/3/1871, Chính phủ cho quân đánh chiếm đồi Mông-mác, nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân. Quần chúng nhân dân đã kịp thời kéo đến hỗ trợ Quốc dân quân, bao vây quân chính phủ.

Trả lời câu hỏi sử lớp 10 bài 38 trang 196

Trình bày những chính sách thể hiện bản chất nhà nước kiểu mới của Công xã Pa-ri

Trả lời:

- Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

- Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán , thay thế vào là lực lượng vũ trang nhân dân.

- Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học, nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thành.

- Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn, kiểm soát tiền lương của các xí nghiệp, giảm bớt lao động đêm,...

- Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân

Bài 1 trang 196 SGK lịch sử 10

Trình bày sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất vào những năm 60 – 70 của thế kỉ XIX.

Lời giải:

- Sự thành lập

Trước sự thay đổi của phong trào công nhân các nước và đòi hỏi cấp thiết về sự thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân, ngày 28/9/1864, trong cuộc mít tinh lớn ở Luân Đôn có đại biểu gồm nhiều nước tham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tê thứ nhất) được thành lập với sự tham gia tích cực của C.Mác.

- Hoạt động

+ Thời gian tồn tại của Quốc tế thứ nhất từ 9/1864 đến 7/1876, Quốc thế thứ nhất là tiến hành 5 đại hội.

     + Hoạt động của Quốc tế thứ nhất chủ yếu thông qua các kì đại hội, nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống tư tưởng lệch lạc trong nội bộ; thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng; tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh có tổ chức, đòingyà làm 8 giờ và cải thiện đời sống công nhân

     + Quốc tế thứ nhất còn có nhiều đóng góp cụ thể trong phong trào công nhân, cụ thể là kêu gọi ủng hộ của những người lao động Pa-ri năm 1871.

Bài 2 lịch sử 10 trang 196 SGK

Chứng minh rằng: Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới. Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri

Lời giải:

a) Chứng minh

- Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

- Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán , thay thế vào là lực lượng vũ trang nhân dân.

- Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học, nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thành.

- Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn, kiểm soát tiền lương của các xí nghiệp, giảm bớt lao động đêm,...

- Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân

Như vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản, do dân và vì dân.

b) Ý nghĩa

- Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới

- Công xã Pa-ri để lại “mọt kinh nghiệm lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn, một bước tiến nhất định của cách mạng vô sản trên thế giới” (Lê-nin)

- Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.

Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 38

Câu 1: Pháp gây chiến tranh với Phổ nhằm mục đích gì?

A. Dùng chiến tranh để giải quyết những khó khăn trong nước

B. Ngăn cản nước Đức thống nhất

C. Khắc phục khủng hoảng trong nước và ngăn cản công cuộc thống nhất nước Đức

D. Chiếm đất, giành dân, mở rộng lãnh thổ

Câu 2: Khi quân Phổ tiến về Pa-ri, bao vây thành phố, “Chính phủ vệ quốc” trở thành Chính phủ gì?

A. “Chính phủ quốc dân”,

B. “Chính phủ phản quốc”.

C. “Chính phủ lập quốc”.

D. “Chính phủ lâm thời”.

Câu 3: Ngày 2 - 4 - 1871, gắn sự kiện lịch sử nào ở Pháp?

A. Quân Chi-e tiến hành phản công, mở đầu cuộc nội chiến.

B. Công xã Pa-ri bị thất bại.

C. Ngày chủ nhật đẫm máu

D. Ngày thứ năm đen tối.

Câu 4: Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng:

A. vô sản đầu tiên trên thế giới.

B. dân chủ tư sản đầu tiên trên thể giới.

C. giải phóng dân tộc đầu tiên trên thế giới.

D. dân chủ tư sản tiêu biểu của thế giới.

Câu 5: Quốc tế thứ nhất được thành lập trong hoàn cảnh nào?

A. Cuộc đấu tranh của công nhân trong tình trạng phân tán về tổ chức, thiếu thống nhất về tư tưởng

B. Phong trào công nhân thu được nhiều thắng lợi quan trọng

C. Công nhân và nông dân đã đoàn kết trong một mặt trận

D. Giới chủ đã có những thỏa hiệp đối với công nhân

Câu 6: Lực lượng tham gia đấu tranh trong Công xã Pa-ri là:

A. đông đảo quân chúng nhân dân lao động ở Pháp.

B. giai cấp vô sản Pháp.

C. giai cấp công nhân và nông dân ở Pháp.

D. giai cấp công nhân, nông dân và bình lính ở Pháp.

Câu 7: Bài học lớn nhất rút ra từ sự thất bại của Công xã Pa-ri năm 1671 ở Pháp là:

A. thiếu vai trò lãnh đạo của chính đảng giai cấp vô sản.

B. thiếu tính kiên quyết trong đấu tranh.

C. đấu tranh còn lẻ tẻ, rời rạc

D. chưa xác định đúng kẻ thù.

Câu 8: Quốc tế thứ nhất được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Ngày 29/8/1864 Quốc tế thứ nhất thành lập. Tại Luân Đôn (Anh).

B. Ngày 20/9/1864 Quốc tế thứ nhất thành lập. Tại Pa-ri (Pháp).

C. Ngày 28/9/1864 Quốc tế thứ nhất thành lập. Tại Luân Đôn (Anh).

D. Ngày 28/9/1864 Quốc tế thứ nhất thành lập. Tại Béc-lin (Đức).

Câu 9: Quần chúng nhân dân và các tầng lớp dân nghèo Pari nổi dậy nhằm

A. Lật đổ Đế chế II, thiết lập nền cộng hòa

B. Lật đổ Đế chế II, thiết lập chính phủ tư sản

C. Lật đổ Đế chế II, thiết lập Công xã Pari

D. Khôi phục lại chế độ quân chủ

Câu 10: Mục đích của Quốc tế tứ nhất là gì?

A. Nhằm truyền bá học thuyết của C.Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ.

B. Nhằm truyền bá học thuyết của C.Mác, Ăng-ghen.

C. Nhằm truyền bá học thuyết của C.Mác, chống lại tư tưởng của tư sản.

D. Nhằm truyền bá học thuyết của C.Mác, Ẳng-ghen chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ.

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải soạn sử 10 bài 38 file word, pdf hoàn toàn miễn phí

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status