Logo

Soạn Ngữ văn 6 VNEN Bài 14: Động từ và cụm động từ

Soạn Ngữ văn 6 VNEN Bài 14: Động từ và cụm động từ hướng dẫn giải các bài tập, câu hỏi trong SGK chương trình mới. Hỗ trợ các em tiếp thu bài mới đạt hiệu quả nhất.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 14: Động từ và cụm động từ Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn Ngữ văn lớp 6 VNEN Bài 14: Hoạt động khởi động

(trang 85, 86 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Điền động từ còn thiếu để hoàn thiện những câu tục ngữ và thành ngữ sau:

- ……….hiền…….lành

- ……….gió………bão

- ……….nhân nào…….quả ấy.

- Có đức mặc sức mà…….

- ……….cầu….…..ván

- …………cây nào… cây nấy

Trả lời:

- Ở hiền gặp lành

- Gieo gió gặp bão

- Gieo nhân nào gặt quả ấy.

- Có đức mặc sức mà ăn

- Qua cầu rút ván

- Ăn cây nào rào cây nấy

Soạn Văn lớp 6 VNEN Bài 14: Hoạt động hình thành kiến thức

(trang 86, 87 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc kĩ bảng kiến thức cơ bản về động từ, cụm động từ sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a (trang 86, 87 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Xác đinh các động từ trong những câu sau:

(1) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.

(2) Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo (…) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

(3) Biển vừa treo lên có người qua đường xem, cười bảo:

- Nhà này xưa nay quen bắt cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “tươi”

Trả lời:

Động từ trong các câu:

(1) đi, ra, hỏi

(2) quý, lấy, làm, lễ

(3) treo, xem, bắt

b (trang 87 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Thảo luận: Động từ khác danh từ như thế nào? (Về những kết hợp từ đứng trước và đứng sau, về chức năng của chúng trong câu)

Trả lời:

Danh từ Động từ Khả năng kết hợp Thường kết hợp các từ chỉ số lượng đằng trước và các từ này, ấy, đó… ở đằng sau. Thường kết hợp các từ đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng… Chức vụ ngữ pháp Làm chủ ngữ, vị ngữ - Thường làm vị ngữ. - Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp các từ: đã, đang, sẽ,..

 

Danh từ

Động từ

Khả năng kết hợp

Thường kết hợp các từ chỉ số lượng đằng trước và các từ này, ấy, đó… ở đằng sau.

Thường kết hợp các từ đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng…

Chức vụ ngữ pháp

Làm chủ ngữ, vị ngữ

- Thường làm vị ngữ.
- Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp các từ: đã, đang, sẽ,..

c (trang 87 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Hãy sắp xếp cá động từ đã xác định ở câu a vào bảng phân loại sau:

Động từ tình thái

Động từ chỉ hành động, trạng thái

 

 

Trả lời:

Động từ tình thái Động từ chỉ hành động, trạng thái quý Đi, ra,hỏi Lấy, làm, lễ Treo,bắt, đề

Động từ tình thái

Động từ chỉ hành động, trạng thái

quý

Đi, ra,hỏi
Lấy, làm, lễ
Treo,bắt, đề

d (trang 87 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Những từ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho các từ nào? Thử lược các từ in đậm đó rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng.

Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.

Trả lời:

- Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho các động từ: đi, ra, hỏi.

- Không thể lược bỏ các từ in đậm. Chúng bổ sung nghĩa cho các động từ làm vị ngữ của câu.

e (trang 87 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Chép các cụm động từ ở câu d vào mô hình sau và cho biết những phụ từ/phụ ngữ ở phần trước, phần sau ấy bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trung tâm.

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

 

 

 

Trả lời:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

đã
cũng

đi
ra

nhiều nơi
những câu đố oái oăm để hỏi mọi người

- Các phụ từ/ phụ ngữ ở phần trước bổ sung ý nghĩa về thời gian, sự tiếp diễn cho động từ

- Các phụ từ/ phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ trung tâm các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện…

Soạn VNEN Văn 6 Bài 14: Hoạt động luyện tập

Câu 1 (trang 87 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Rút kinh nghiệm bài làm văn kể chuyện đời thường.

Câu 2 (trang 87 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) kể chuyện đời thường (trên cơ sở bài làm văn ở Hoạt động 4, bài 12) trong đó có sử dụng động từ và cụm động từ. Gạch chân các động từ và cụm động từ được sử dụng trong đoạn văn.

Trả lời:

Kể về cuộc gặp gỡ người thân.

Chú đứng trước ngõ, cả nhà đang vội vã với mâm cỗ ngày Tết Ông Táo. Người đầu tiên thấy chú là bà, giọng bà run lên: “thằng Hới, thằng Hới về rồi mấy đứa ơi…”. Cả nhà quay người ra nhìn, chú đứng đó, vẫn là chú Hới vui vẻ và phong trần của ngày trước. Chiếc cặp xách ở tay với chiếc mũ bộ đội bao năm đã sờn. Bố tôi vội bỏ chiếc tạp dề cũ xuống, đi từng bước dài ra đón chú, miệng cười tới mang tai. Hẳn là bố vui lắm. Còn tôi…

Câu 3 (trang 87, 88 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Nêu ý nghĩa của các phụ từ được in đậm trong đoặn văn dưới đây và hãy cho biết việc dùng các từ này trước động từ miêu tả hành động của người cha và quan viên đã nói lên điều gì về trí thông minh của em bé.

Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào, thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan [...] Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài đây rồi, chả phải tìm đâu mất công.

(Em bé thông minh)

Trả lời:

Chưa : ý nghĩa phủ định tương đối.

Không : ý nghĩa phủ định tuyệt đối.

Việc dùng các phụ ngữ này nhằm làm bật lên sự thông minh, nhanh trí của em bé. Cha chưa kịp nghĩ ra câu trả lời thì con đã đáp lại bằng một câu mà viên quan nọ không thế trả lời được.

Soạn VNEN Ngữ văn 6 Bài 14: Hoạt động vận dụng

Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm 10-15 động từ, cụm động từ thường gặp trong giao tiếp.

Trả lời:

- Động từ: đi, đứng, ngồi, chào, hỏi, mời, nói, bước, cười, quay, ăn, uống, ngủ,…

- Cụm động từ: bắt tay, chào hỏi khi vừa gặp, đi muộn, cũng ngủ rồi, mới tỉnh dậy, vẫn ăn tối, cười tít mắt,…

Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Hãy so sánh một số động từ tiếng Việt và động từ tiếng anh( hoặc một ngôn ngữ khác).

Trả lời:

- So sánh từ “cười” trong tiếng Việt và “smile” trong tiếng Anh:

 

“Cười”

“Smile”

Ý nghĩa

mang nghĩa rộng hơn: cười lớn, cười toét miệng, cười mỉm, cười trừ…

mang nghĩa chỉ nụ cười mỉm, cũng có nghĩa danh từ

Hình thức cấu tạo

từ các chữ latinh, có dấu

từ các chữ latinh, không có dấu

Chức năng

làm động từ

làm động từ, danh từ

Câu 3* (trang 88 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Hãy kể lại cho các bạn trong nhóm/lớp cùng nghe một câu chuyện đời thường mà em thấy có nhiều ý nghĩa.

Trả lời:

Mình muốn kể cho các bạn nghe về câu chuyện người đàn ông mình gặp trên chuyến xe từ quê ngoại lên trường. Có hai ông cháu ngồi đối diện ghế mình, khi tàu đang chạy, cậu bé chừng 5 tuổi đánh rơi một chiếc giày mới mua ra ngoài cửa sổ. Mình thấy tiếc cho đôi giày ấy lắm, nó rất đẹp. Bất ngờ, người ông cầm luôn chiếc giày còn lại ném ra ngoài cửa sổ theo hướng chiếc giày trước rơi.

Mình ngạc nhiên lắm, mình hỏi thì ông bảo: “Cháu ạ, ông thích đôi giày ấy, nhưng nếu nó chỉ có một chiếc thì làm sao còn đi được nữa. Ông ném chiếc còn lại ra cửa sổ để ai đó mà nhặt được giày sẽ nhặt được cả đôi.”

Mình xúc động lắm các bạn ạ, đó là một câu chuyện ý nghĩa mà mình gặp trên tàu.

Soạn Văn VNEN 6 Bài 14: Hoạt động tìm tòi mở rộng

Đọc thêm: Thói quen dùng từ

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 6 sách VNEN Bài 14: Động từ và cụm động từ file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status