Logo

Soạn Ngữ văn 6 VNEN Bài 19: Bức tranh của em gái tôi

Soạn Ngữ văn 6 VNEN Bài 19: Bức tranh của em gái tôi hướng dẫn giải các bài tập, câu hỏi trong SGK chương trình mới. Hỗ trợ các em tiếp thu bài mới đạt hiệu quả nhất.
2.8
2 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 19: Bức tranh của em gái tôi Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn Ngữ văn lớp 6 VNEN Bài 19: Hoạt động khởi động

Câu (trang 24 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Hãy tự phát hiện và ghi lại vắn tắt những điều em cho là ưu điểm và hạn chế (cả về hình thức và tính cách) của bản thân.

Soạn Văn lớp 6 VNEN Bài 19: Hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1 (trang 24, 25, 26 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Đọc văn bản sau: Bức tranh của em gái tôi.

Câu 2 (trang 27, 28, 29 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm hiểu văn bản.

Câu a (trang 27 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Nối sự việc(cột A) với số thứ tự (cột B) để xắp sếp lại các sự việc theo đúng trình tự kể trong văn bản, sau đó kể tóm tắt truyện.

Soạn văn 6 VNEN Bài 19: Bức tranh của em gái tôi | Hay nhất Soạn văn lớp 6 VNEN

Trả lời:

1- b, 2- e, 3- c, 4- g, 5- a, 6- d

Tóm tắt truyện:

Bức tranh của em gái tôi kể lại câu chuyện tình cảm anh em giữa người anh và em gái Kiều Phương có tài hội họa (thường gọi là Mèo). Khi cả nhà phát hiện tài năng hội hoạ của em gái, người anh buồn, thất vọng vì mình kém cỏi hơn em và thấy như mình bị lãng quên. Cậu dần khó chịu với em gái. Ngày bức tranh của Mèo đạt giải, người anh cùng bố mẹ đi xem. Thế rồi anh sững người, ngỡ ngàng, hãnh diện, sau đó là xấu hổ khi đứng trước bức tranh: “Anh trai tôi” do Mèo vẽ. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn, lòng nhân hậu của em gái.

Câu b (trang 27 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN)Xác định nhân vật chính và ngôi kể:

Câu (1) (trang 27 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Chọn đáp án đúng và giải thích lựa chọn của em.

- Nhân vật chính trong câu chuyện kia là:

    A. Cô bé gái Kiều Phương - Mèo

    B. Người anh trai và cô em gái

    C. Em gái và người mẹ

    D. Người anh trai và người mẹ

- Người kể chuyện trong tác phẩm trên là:

    A. Cô em gái

    B. Người anh trai

    C. Người mẹ

    D. Chú Tiến Lê.

- Truyện được kể theo:

    A. Ngôi thứ nhất

    B. Ngôi thứ ba.

Trả lời:

- Nhân vật chính trong câu chuyện là: B. Người anh trai và cô em gái.

- Người kể chuyện trong tác phẩm là: B. Người anh trai

- Truyện được kể theo: A. Ngôi thứ nhất => Nhân vật xưng:" tôi"

Câu (2) (trang 27 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Việc lựa chọn ngôi kể như trên có tác dụng gì?

Trả lời:

Tác dụng của ngôi kể thứ nhất: miêu tả được những cảm xúc trực tiếp của nhân vật kể chuyện, góc nhìn chân thật về những cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm.

Câu c (trang 27, 28 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của người anh trai.

Câu (1) (trang 27, 28 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tâm trạng của người anh trước khi phát hiện ra người em đoạt giải của em gái

- Liệt kê các chi tiết thể hiện tâm trạng của người anh trước khi phát hiện ra người em đoạt giải vào bảng sau:

Soạn văn 6 VNEN Bài 19: Bức tranh của em gái tôi | Hay nhất Soạn văn lớp 6 VNEN

- Hãy nhìn vào phần vừa liệt kê để thấy tâm trạng của người anh thay đổi như thế nào. Vì sao khi tài năng của người em phát hiện và khẳng định, người anh lại có tâm trạng như vậy.

- Đã bao giờ em cảm thấy có tâm trạng như người anh hay chưa? Hãy chia sẻ cụ thể điều đó.

Trả lời:

Soạn văn 6 VNEN Bài 19: Bức tranh của em gái tôi | Hay nhất Soạn văn lớp 6 VNEN

- Người anh khi biết em gái có tài hội họa đã trở nên mặc cảm, ghen tị, "gắt um lên", "khó chịu" hay quát mắng vì:

   + Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em và ghen tỵ với em.

   + Anh cảm thấy mọi người chỉ chú ý đến em gái, còn anh bị quên lãng.

- Em đã từng gắt um lên như thế như người anh khi thấy mẹ chiều chuộng bắt em nhường đồ chơi và bênh em gái và nói em nó còn nhỏ.

Câu (2) (trang 28 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tâm trạng của người anh khi phát hiện ra bức tranh đạt giải của em gái.

Cùng với sự khám phá tâm trạng đầy ý nghĩa ấy theo những gợi dẫn trong Phiếu học tập sau:

Soạn văn 6 VNEN Bài 19: Bức tranh của em gái tôi | Hay nhất Soạn văn lớp 6 VNEN

Trả lời:

(1) Anh trai tôi: Khuôn mặt tỏa ra thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt tư thế ngồi của anh không chỉ là sự tư duy mà còn rất mơ mộng.

(2) Tâm trạng của người anh: Ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Bức tranh của em như tấm gương soi chiếu. Hóa ra, sự ghen tị, cáu gắt của người anh vẫn chẳng là gì trong mắt cô em gái trong sáng nhân hậu, vì vậy anh càng thấy day dứt.

(3) Người anh nhận ra được tình cảm trong trẻo của em gái, sự ngưỡng mộ, tin yêu của đứa em gái bé bỏng với mình.

(4) Bài học của em:

- Hãy trân trọng và yêu thương người thân của chúng ta. Dù có chuyện gì chăng nữa, họ mãi mãi là gia đình, là tổ ấm, là người ta yêu thương, và yêu thương ta nhất.

- Thay vì ghen ghét, đố kị trước tài năng của người khác, ta hãy tự cố gắng học hỏi và rộng lượng hơn.

Câu d (trang 29 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Viết từ 3 đến 5 dòng để tổng kết phần đọc hiểu văn bản Bức tranh của em gái tôi theo những gợi ý:

- Nhân vật nào trong truyện đã tự nhận ra phần hạn chế của bản thân? Nhờ vào điều gì mà nhân vật đã biết tự nhìn lại chính mình như vậy?

- Truyện đã lựa chọn ngôi kể thành công như thế nào để biểu đạt tâm trạng nhân vật.?

Trả lời:

Bài học trong Bức tranh của em gái tôi không chỉ là bài học cho người anh mà còn là bài học cho mỗi chúng ta. Người anh đã nhận thức được phần hạn chế của bản thân mình, tất cả nhờ vào lòng nhân hậu bao dung của Kiều Phương – cô em gái bé nhỏ. Đặc biệt tác giả xuất sắc khi sử dụng ngôi kể thứ nhất thể hiện được trực tiếp những cảm xúc chân thực của người anh.

Soạn VNEN Văn 6 Bài 19: Hoạt động luyện tập

Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Miêu tả nhân vật trong tác phẩm văn học

Câu a (trang 29 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Chuẩn bị nội dung bài nói về nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi theo gợi ý của Phiếu học tập sau:

Soạn văn 6 VNEN Bài 19: Bức tranh của em gái tôi | Hay nhất Soạn văn lớp 6 VNEN

Trả lời:

Nhân vật Kiều Phương:

- Ngoại hình: 1 cô bé nhỏ nhắn, hoạt bát, hay lục lọi đồ và tự bôi bẩn lên mặt.

- Thái độ, tình cảm với anh trai: Phương rất thương yêu anh trai, không giận hay ghét khi bị anh cáu gắt, chọn anh là đề tài vẽ tranh trong cuộc thi.

- Tài vẽ tranh: tự pha chế màu và vẽ.Những nét vẽ tuy ngây ngô nhưng rất đáng yêu. Cô bé vẽ những đồ vật quanh mình.

- Cử chỉ hành động: Vẽ bức tranh chân dung anh trai hoàn hảo như một quà tặng bất ngờ.

- Dự định so sánh của em: so sánh sự ghen tị của người anh và lòng bao dung, nhân hậu, hồn nhiên của em gái.

- Nhận xét của em: Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, hiếu động, có tài hội hoạ. Em cảm mến ở Kiều Phương cách sống tình cảm, sự trong sáng, tình cảm tốt đẹp dành cho anh trai.

Câu b (trang 30 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN)Dựa vào phần đã chuẩn bị hãy tưởng tượng và miêu tả bằng lời về nhân vật Kiều Phương.

Trả lời:

Qua ngòi bút của Tạ Duy Anh, chúng ta đều nhận ra hình ảnh cô bé Kiều Phương thật ngây thơ trong sáng, thật nhân hậu vị tha. Cô bé ấy thật nhỏ nhắn, thật hoạt bát hay lục lọi đồ vật, thật như một con Mèo như tên mọi người hay gọi cô bé vậy. Phương có năng khiếu vẽ tranh, yêu thương anh trai. Cô thật hiếu động, hồn nhiên, sống tình cảm, tuy anh trai tỏ vẻ khó chịu nhưng cô không ghen ghét gì anh mà còn lấy hình anh làm đối tượng trong bức tranh dự thi.

Soạn VNEN Ngữ văn 6 Bài 19: Hoạt động vận dụng

Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Chia sẻ với người thân về cảm giác của em khi bị/được so sánh với người khác (ví dụ: với anh, chị, em trong nhà,…với các bạn hàng xóm,..)

Trả lời:

Mỗi khi bị so sánh với người khác, em cảm thấy thật không công bằng. Mỗi người đều có điểm mạnh điểm yếu riêng, làm sao có thể đánh đồng mà so sánh ai hơn ai kém được.

Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Quan sát để phát hiện những điều gây ấn tượng nhất đối với em về mỗi người thân trong gia đình. Chia sẻ với mọi người trong gia đình ấn tượng của em.

Trả lời:

Mỗi người trong gia đình đối với em đều có một ấn tượng khác nhau. Mẹ em là người rất đảm đang, xinh đẹp và hiền hậu. Bố em là một người đàn ông cực kỳ vui tính, hài hước. Còn em trai của em thì thật trẻ con quá, nghịch quá, cũng rất thương chị gái, thỉnh thoảng đi học về lại nhắc bố mua cho chị cái bánh của bác Hòa.

Câu 3* (trang 30 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Có ý kiến cho rằng, truyện Bức tranh của em gái tôi là một tác phẩm “tự vấn lương tâm” (tự hỏi lương tâm mình). Em thấy ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

Em thấy ý kiến đó chỉ đúng một phần. Bởi chúng ta có thể tự soi chiếu chính mình trong bức tranh Tạ Duy Anh vẽ ra, để rút ra những bài học kinh nghiệm cho riêng mình. Tuy nhiên, đó không phải bài học giáo huấn khô khan, nó còn truyền đạt những tình cảm sâu sắc của tác giả.

Soạn Văn VNEN 6 Bài 19: Hoạt động tìm tòi mở rộng

Đọc thêm

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 6 sách VNEN Bài 19: Bức tranh của em gái tôi file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.8
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status