Logo

Trắc nghiệm Tin 11 Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh (có đáp án)

Tổng hợp bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin 11 Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em rèn luyện kỹ năng giải các bài dạng bài tập trắc nghiệm nhanh và chính xác.
1.8
2 lượt đánh giá

Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo ngay Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 9: (có đáp án chi tiết) Cấu trúc rẽ nhánh được đội ngũ chuyên gia biên soạn ngắn gọn và đầy đủ nhất dưới đây.

Bộ trắc nghiệm Tin học 11: Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 9 (có đáp án): Cấu trúc rẽ nhánh

Câu 1. Hãy chọn phương án ghép đúng nhất . Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán, nhiều ngôn ngữ lập trình bậc cao dùng câu lệnh IF – THEN, sau IF là <điều kiện> . Điều kiện là

A. biểu thức lôgic;          

B. biểu thức số học;       

C. biểu thức quan hệ;     

D. một câu lệnh;

Câu 2. Hãy chọn phương án ghép đúng . Với cấu trúc rẽ nhánh IF <điều kiệnTHEN <câu lệnh>, câu lệnh đứng sau THEN được thực hiện khi

A. điều kiện được tính toán xong;               

B. điều kiện được tính toán và cho giá trị đúng;

C. điều kiện không tính được;                     

D. điều kiện được tính toán và cho giá trị sai;

Câu 3. Hãy chọn phương án ghép đúng . Với cấu trúc rẽ nhánh IF <điều kiện>  THEN <câu lệnh 1ELSE <câu lệnh 2>, câu lệnh 2 được thực hiện khi

A. biểu thức điều kiện đúng và câu lệnh 1 thực hiện xong;        

B. câu lệnh 1 được thực hiện;

C. biểu thức điều kiện sai;                                              

D. biểu thức điều kiện đúng;

Câu 4. Hãy chọn cách dùng sai . Muốn dùng biến X lưu giá trị nhỏ nhất trong các giá trị của hai biến A. B có thể dùng cấu trúc rẽ nhánh như sau :

A. if A <= B then X := A else X := B;                             

B. if A < B then X := A;

C. X := B; if A < B then X := A;                                     

D. if A < B then X := A else X := B;

Câu 5. Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh ?

A. A + B                        

B. A > B                        

C. N mod 100                

D. “A nho hon B”

Câu 6. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, phát biểu nào sau đây là đúng với câu lệnh rẽ nhánh if…then…else…?

A. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa hai cặp dấu ngoặc nhọn;

B. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa hai dấu ngoặc đơn;

C. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa Begin  và  End;

D. Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các câu lệnh phải đặt giữa Begin  và  End

Câu 7. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, về mặt cú pháp cách viết các câu lệnh ghép nào sau đây là đúng:

A. Begin :

A := 1 ;

B := 5 ;

       End ;

B. Begin ;

A := 1 ;

B := 5 ;

    End ;

C. Begin

A := 1 ;

B := 5 ;

End :

D. Begin

A := 1 ;

B := 5 ;

End ;

Câu 8. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, muốn kiểm tra đồng thời cả ba giá trị của A. B. C có cùng lớn hơn 0 hay không ta viết câu lệnh If thế nào cho đúng ?

A. If A. B. C > 0 then ……

B. If (A > 0) and (B > 0) and (C > 0) then ……

C. If A>0 and B>0 and C>0 then ……

D. If (A>0) or (B>0) or (C>0) then……

Câu 9.  Cho đoạn chương trình:

        x:=2;

        y:=3;    

        IF x > y THEN F:= 2*x – y ELSE

                                          IF x=y THEN F:= 2*x ELSE F:= x*x + y*y ; 

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên,  giá trị  F là:

A. F=13.                         

B.  F=1.                            

C.  F=4.                            

D.  Không xác định

Câu 10. Điều kiện Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 9 (có đáp án): Cấu trúc rẽ nhánh  trong Pascal được biểu diễn bằng biểu thức nào:

A.  ( 2 x)  or ( x <5)        

B.  ( x <5) and  ( 2 x)      

C.  (x >= 2)  and ( x<5)     

D.  (x >= 2)  or ( x<5)

Đáp án bộ trắc nghiệm Tin 11 Bài 9: Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 9 (có đáp án): Cấu trúc rẽ nhánh

Câu 1:

Trả lời: Câu lệnh IF – THEN, sau IF là <điều kiện> . Điều kiện là biểu thức lôgic (biể thức cho giá trị đúng hoặc sai)

Đáp án: A

Câu 2:

Trả lời: Cấu trúc rẽ nhánh IF <điều kiện> THEN <câu lệnh>, câu lệnh đứng sau THEN được thực hiện khi điều kiện được tính toán và cho giá trị đúng. Nếu sai câu lệnh không được thực hiện.

Đáp án: B

Câu 3:

Trả lời: Với cấu trúc rẽ nhánh IF <điều kiện>  THEN <câu lệnh 1> ELSE <câu lệnh 2>, Câu lệnh 1 được thực hiện khi điều kiện là đúng, câu lệnh 2 được thực hiện khi biểu thức điều kiện sai.

Đáp án: C

Câu 4:

Trả lời: Câu lệnh if A < B then X := A; → chỉ đưa ra được trường hợp A<B còn trường hợp A> B thì không đưa ra được giá trị nhỏ nhất trong hai biến.

Đáp án: B

Câu 5:

Trả lời: các phép toán điều kiện như >, <, >=, <=, <>.

Vậy A>B là biểu thức điêu kiện ( chứa phép toán điều kiện).

Đáp án: B

Câu 6:

Trả lời: Câu lệnh rẽ nhánh if…then…else…Nếu sau else muốn thực hiện nhiều câu lệnh (câu lệnh ghép) thì các câu lệnh phải đặt giữa Begin  và  End;

Đáp án: C

Câu 7:

Trả lời:  Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, về mặt cú pháp câu lệnh ghép là:

Begin

<dãy các câu lệnh>;

End;

Đáp án: D

Câu 8:

Trả lời: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, muốn kiểm tra đồng thời cả ba giá trị của A. B. C có cùng lớn hơn 0 hay không ta viết câu lệnh If như sau:

If (A > 0) and (B > 0) and (C > 0) then ……

Đáp án: B

Câu 9:

Trả lời:  Câu lệnh x:=2;  gán cho x giá trị bằng 2

Câu lệnh y:=3;  → gán cho y giá trị bằng 3.

Vì x<y nên chương trình thực hiện câu lệnh F:= x*x + y*y ;  hay F= 2 x 2 + 3 x 3 = 13.

Đáp án: A

Câu 10:

Trả lời: Trong toán học dấu móc nhọn là phép và được biểu diễn trong Pascal là and. Dấu lớn hơn hoặc bằng được kí hiệu >= .

Đáp án: C

►►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Trắc nghiệm Tin 11 Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
1.8
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status