Logo

Top 4 bài Vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường lớp 8 siêu hay

Top 4 bài Vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường lớp 8 siêu hay là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nâng cao khả năng viết văn để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8
2.0
3 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo Văn mẫu Vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh mở rộng vốn từ và tham khảo thêm các ý tưởng cho bài viết của mình.

Bài văn mẫu số 1 Vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường hay nhất

Việt Nam chúng ta là đất nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm quanh năm, là điều kiện tốt cho cây cối sinh trưởng và phát triển trong đó có rừng.

Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý. Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cối, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài và với cuộc sống của con người.

Rừng nói chung có nhiều loại, trên thế giới người ta phân thành: Rừng lá kim ôn đới, rừng rụng lá ôn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng ngập mặn… Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, hơn hai phần ba lãnh thổ là đồi núi, khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng, chủ yếu là nhiệt đới như: rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt,… bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.

Trong thực tế rừng có vai trò hết sức quan trọng về nhiều mặt: Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, cung cấp động vật, thực vật là đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản, dược liệu quý phục vụ nhu cá nhân chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người, lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm… phục vụ nhu cầu đời sống xã hội… Bên cạnh vai trò hết sức quan trọng của rừng là phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, ở đầu nguồn rừng giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hỗ đập, giảm thiếu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện. Ở ven biển, chắn sóng, rừng chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn… bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển… Ở khu công nghiệp và khu đô thị, rừng làm sạch không khí, tăng dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ổn, điều hòa khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. Ở đồng ruộng và khu dân cư rừng nước, cố định phù sa, hạn chế lũ lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất… Rừng bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch… Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là nơi dự trữ sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hiếm. Một vai trò nữa phái kể đến cùa rừng là về mặt xã hội – Rừng là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bổ dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội… Trong cuộc sống thường ngày: các cây rừng sẽ thải ra dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất. Một ha rừng hàng năm tạo nên 16 tấn oxy. Mỗi người một năm cần 4.000 kg oxy tương ứng với lượng oxy do 1.000 – 3.000m2 cây xanh tạo ra trong một năm. Từ những thông tín trên ta thấy rõ tầm quan trọng của rừng nói chung và rừng Việt Nam nói riêng. Vậy thực trạng của rừng Việt Nam hiện nay ra sao?

Việt Nam là một nưóc nhiệt đới nằm ở vùng Đông Nam Á, có tổng diện tích lãnh thổ khoảng 331. 700 km2, kéo dài từ 9- 23 độ vĩ bắc, trong đó diện tích ở rừng và đất rừng là 20 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích toàn quốc (Tổng I cục thống kê năm 1994). Trước đây, rừng chiếm diện tích khoảng 60 triệu km2. Hiện nay rừng Việt Nam ngày càng bị thu hẹp về diện tích, từ một nước có độ che phủ rừng lớn trên thế giới, đến thời điểm này Việt Nam chỉ còn giữ được một diện tích nhỏ rừng nguyên sinh. Đến năm 1958 chi còn 44,05 triệu km2 (chiếm khoảng 33% diện tích đất liền). Năm 1973 còn 37,37 triệu km2. Hiện nay diện tích rừng ngày càng giảm, chỉ còn khoảng 29 triệu km2. Tỉ lệ che phủ nay chỉ còn 7,8 triệu ha, chiếm 23,6% diện tích, tức là dưới mức báo động cân bằng. Qua quá trình quản lý chưa bền vững, độ che phủ của rừng ở Việt Nam giảm sút đến mức báo động. Chất lượng của rừng tự nhiên còn lại đã bị hạ thấp quá mức. Khoảng một thế kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Trong thời Pháp thuộc, nhiều vùng đất rộng lớn ở phía Nam đã bị khai phá để trồng cà phê, cao su, chè và một số cây công nghiệp khác. Vào khoảng giữa thế kỷ XX, như các khu rừng thuộc châu thổ sông Hồng, một phần lớn châu thổ sông Cửu Long cùng với các khu rừng trên đất thấp ven biển đã bị khai phá để trồng trọt và xây dựng xóm làng. Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn với hơn 25 triệu hố bom đạn, bom cháy cùng với đội xe ủi đất khổng lồ đã tiêu hủy hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại. Sau chiến tranh, diện tích rừng chỉ còn lại khoảng 9,5 triệu ha, chiếm 29% diện tích cả nước. Trong những năm vừa qua, để đáp ứng nhu cầu của số dân ngày càng tăng, đê hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng nền kinh tế còn yêu của mình, nhân dân Việt Nam vẫn phải tiếp tục khai thác một cách mạnh mẽ diện tích rừng còn lại. Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên. Chúng ta vui mừng là độ che phủ rừng nước ta đã tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên chất lượng rừng lại giảm sút đáng lo ngại. Tuy nhiên số diện tích rừng tái sinh tự nhiên được phục hồi, nhưng nhiều diện tích rừng già và rừng trồng chưa đến tuổi thành thục đã bị xâm hại, đốn chặt, "khai hoang". Rừng phòng hộ đầu nguồn trên lưu vực những con sông lớn ở nước ta vẫn đang bị phá hoại.

Trong cuộc sống, do những nhận thức về rừng chưa đầy đủ cùng với sức ép dân số, sức ép về xã hội, con người đã lợi dụng các sản phẩm từ rừng một cách trực tiếp hay gián tiếp. Dù có ý thức hay không có ý thức, con người đã tác động đến rừng, ở đây nghĩa là tác động đến thành phần của hệ sinh thái rừng, tác động và làm thay đổi các quy luật vận động đang diễn ra một cách ốn định, dù chi một tác động nhỏ đến rừng cũng làm thay đổi rất nhiều quan hệ khác nhau trong rừng. Sự mất mát và suy giảm rừng là không thể bù đắp được và đã gây ra nhiều tổn thất lớn về kinh tế về công ăn việc làm và cả về phát triển xã hội một cách lâu dài. Những trận lụt lớn trong mấy năm qua ở hầu khắp các vùng của đất nước, từ Bắc chí Nam, từ miền núi đến miền đồng bằng, nhất là các trận lụt ở sáu tỉnh miền Trung, ở Đổng bằng sông Cửu Long, các trận lũ quét ở một số tỉnh miền Bắc, tại các tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An, đặc biệt ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Nam Đàn và Hưng Nguyên, và tiếp theo, là lũ lụt ở Bình Định tháng 11-2002 đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề về nhân mạng, mùa màng, nhà cửa, ruộng vườn, đường sá… một phần quan trọng cũng do sự suy thoái rừng, nhất là rừng đầu nguổn bị tàn phá quá nhiều. Trong những năm qua, hạn hán xảy ra ở nhiều nơi mà chúng ta cho là ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. Nhưng cũng cần nói thêm rằng các hoạt động phát triển kinh tế thiếu cân nhắc đã phá huỷ nhiều hệ sinh thái rừng, nhất là rừng đầu nguồn và góp phần làm cho hậu quả thiên tai càng nặng nề hơn. Các trận lũ lớn xảy ra đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, hàng nghìn gia đình không còn nhà cửa, hàng chục nghìn ha lúa và hoa màu bị thiệt hại ở ven biển do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm thường xuyên phải hứng chịu những cơn bão và triều cường gây thiệt hại lớn. Trước đây nhờ có các dãy rừng ngập mặn tự nhiên và những dãy rừng được trồng ở các vùng cửa sông, ven biển nên đê điều ít khi bị vỡ. Nhưng gần đây do việc phá rừng ngày càng tăng, nạn lở đất, lũ lụt xảy ra nhiều nên cuộc sống của cộng đồng dân cư ven biển ngày càng bị đe doạ. Việt Nam đã phải gánh chịu nhũng thiệt hại to lớn về người, tài sản và cơ sở hạ tầng. Nhiều đoạn đê biển bị vỡ hoặc sạt lở nghiêm trọng. Nhưng sau những thiệt hại mà bão gây ra, nhiều người dân ở vùng biển đều có nhận xét rằng: ở những khu vực có rừng ngập mặn, đê biển không hề sạt lở… Và còn rất nhều tổn thất khác không kém phần nặng nề do rừng bị huỷ diệt gây ra.

Đứng trước thực trạng đó chúng ta đã làm gì đế bảo vệ rừng, cũng là bảo vệ chính chúng ta? Nhận thức được việc mất rừng là tổn thất nghiêm trọng đang đe dọa sức sinh sản lâu dài của nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, quản lý và bảo vệ rừng không còn là một vấn đề mới mẻ nhưng hiện nay đó đang là một vấn để hết sức cấp bách. Chính phủ và nhân dân Việt Nam đang thực hiện một chương trình rộng lớn nhằm xanh hóa những vùng đất bị tổn thất do chiến tranh và sửa chữa những sai lầm trong công cuộc phát triển thiếu quy hoạch của mình trong những năm qua, ưu tiên trồng rừng tại các khu vực đầu nguồn. Mục tiêu là đên năm 2010 sẽ phủ xanh được 43% diện tích cả nước, với hy vọng phục hồi lại sự cân bằng sinh thái ở Việt Nam, bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần vào việc làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu. Quan trọng hơn là tăng cường sự tham gia của nhân dân vào việc trồng, bảo vệ và quản lý, phát triển rừng có hiệu quả vì lợi ích của môi trường chung. Song song với vấn đề đó cần phải đóng góp cải thiện đời sống, tăng việc làm cho nhân dân, đặc biệt là các cộng đồng miền núi. Xử lí nghiêm những hành động phá rừng và huỷ hoại hệ sinh thái. Tuyên truyền tốt hơn nữa về công tác bảo vệ rừng.

Còn mỗi chúng ta với vai trò chủ nhân tương lai của đất nước hãy cùng chung tay bảo vệ lá phổi xanh của trái đất bằng những việc làm cụ thể. Hãy trồng cây, chăm sóc để chúng lớn lên và toả mát cho muôn người.

Văn mẫu Vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường số 2

Cây cối có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống của con người. Nó giúp cho không khí trong lành, bảo vệ trái đất không bị xói mòn, giúp giảm bớt các hiện tượng thiên nhiên.

Khu vực nhiều cây cối nhất đó là rừng. Đó là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Nó được tạo nên bởi nhiều thành phần mà cây là thành phần chính. Vậy thì tại sao rừng lại có một ảnh hưởng lớn như vậy đến cuộc sống con người?

Trong rừng, cây xanh chiếm thành phần chủ yếu. Mà cây xanh lại có tác dụng rất lớn đối với môi trường sống. Không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố phường mà hơn hết cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển.

Nếu trái đất không có cây xanh thì cuộc sống xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu không khí bụi bặm, ô nhiễm nắng, nóng hoặc mưa lạnh giá, hạn hán ngập lụt sẽ giày xéo lên cuộc sống của người dân. Nói cách khác không có cây xanh sự sống của con người sẽ chấm dứt.

Nếu không có cây xanh, trái đất sẽ bị xói mòn và sự sống của con người sẽ bị de dọa từng ngày. Trong đó xói mòn đất là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nơi những vùng dồi dào, đất trọc ít cây bao phủ. Xói mòn làm cho lớp đất mặt bị rửa trôi, tạo thành khe rãnh gây lũ lụt, đất trôi lở… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống con người. Rồi hiện tượng gió, gió mạnh ảnh hưởng lớn đến cây rừng làm giảm 30 – 90% sự đồng hóa thực vật, gió nóng làm giảm khả năng thụ phấn của cây, dèm cát vùi lấp đồng ruộng, nhà cửa… Tất cả những thiên tai khủng khiếp đó đều có thể được ngăn chặn hoặc giảm bớt bằng cách trồng cây xanh.

Sự tồn tại của cây cối sẽ giúp cho việc điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy trên mặt đất, bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió ngăn sự di chuyển của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão, mùa màng, làng xóm. Không chỉ thế rừng còn là nguồn cung cấp cho con người gỗ, củi, hoa quả và làm phân xanh. Có thể nói rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người.

Trong rừng có rất nhiều các loại cây từ thấp lên cao. Ở mỗi tầng là một môi trường hoàn cảnh thích nghi riêng biệt với từng loài vật. Nào thỏ, hươu, nai, hổ đến khỉ, vượn, sóc, chim… đó là những loài động vật rất quý hiếm mà môi trường sống duy nhất của chúng chính là rừng – thiên nhiên hoang dã. Các loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu,… rồi các loại thuốc quý, tồn tại rất nhiều trong rừng. Có những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho chế biến công nghiệp như rừng cao su, rừng tre, nứa, keo tai tượng,….

Bên cạnh đó rừng còn là môi trường sinh thái trong lành – một địa điểm du lịch lý thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt vời đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn.

Rừng có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người, nhưng hiện nay hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi ngày càng nhiều, diện tích đất trống đồi trọc ngày càng gia tăng. Nhưng cũng có những người biết được lợi ích của rừng hiểu được sự sai trái trong hành động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai khác rừng trái phép để kiệm lợi về mình. Hậu quả của những việc chặt phá, khai thác thiếu quy củ, đốt rừng, phá rừng ấy thật không thể tưởng tượng được.

Rừng U Minh là một trong những khu rừng lớn, đem lại hiệu quả kinh tế lớn và có ảnh hưởng lớn đến môi trường sống. Nhưng do công tác quản lý kém mà hàng trăm, hàng nghìn hecta rừng bị phá hủy, thiêu rụi trong ngọn lửa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường người dân và thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của nhà nước. Những vùng đồi xanh đẹp đẽ xưa kia những cánh rừng nguyên sinh xưa kia giờ đây chỉ còn là những quả đồi trọc, những khu rừng thứ sinh.

Sự tàn phá rừng đã xảy ra những hiện tượng hạn hán, nào lũ lụt, nào sụt lở đất… làm thiệt hại bao tiền của và đau đớn hơn là tính mạng của những người dân vô tội. Không có rừng thì lấy cái gì để ngăn chặn lũ lụt, điều hòa không khí, để chống xói mòn, để bảo vệ làng mạc. Những tai hại to lớn và khủng khiếp ấy đều chỉ vì một sự vô ý thức, sự thiếu hiểu biết và hám lợi của một số cá nhân gây ra.

Diện tích rừng ngày càng bị eo hẹp đồng nghĩa với việc môi trường sống của con người đang dần dần bị tàn phá, hủy hoại. Những loại động vật hoang dã cũng mất đi môi trường sống của mình. Đã bao loài động vật bị tuyệt chủng, bị đem vào danh sách đỏ. Nguy cơ tuyệt chủng tất cả cũng vì chặt phá rừng.

Do sự tàn phá rừng ngày càng nhiều, nhà nước ta đã có những chính sách thích đáng để bảo vệ rừng, giao đất giao rừng cho người dân, nhờ đó đã phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Mỗi người trong chúng ta cần có ý thức để bảo vệ rừng, bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần tuyên truyền về vai trò của cây xanh, của rừng đối với cuộc sống của con người để mỗi người tự tạo ra cho mình một hành động thiết thực, góp phần vào việc xây dựng môi trường sống ngày càng xanh sạch đẹp.

Văn mẫu 3 Vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường 

Con người sống, tồn tại, làm việc, giải trí hàng ngày trong một môi trường sống trong sạch. Một trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó chính là “rừng”…

Không phải dĩ nhiên mà trái đất được gọi là hành tinh xanh. Với diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều kiện lý tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống – một điều mà chưa hành tinh nào có. Đặc biệt là rừng – một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.

Rừng là gì? Đó là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau.

Nó được tạo nên bởi nhiều thành phần mà cây là thành phần chính. Vậy thì tại sao rừng lại có một ảnh hưởng lớn như vậy đến cuộc sống con người?

Như chúng ta đã biết, thành phần chính của rừng là cây xanh. Mà cây xanh lại có tác dụng rất lớn đối với môi trường sống. Không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố phường mà hơn hết cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển.

Hãy thử tưởng tượng xem nếu như trái đất này không có cây xanh thì chắc chắn xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu không khí bụi bặm, ô nhiễm nắng, nóng hoặc mưa lạnh giá, hạn hán ngập lụt sẽ giày xéo lên cuộc sống của người dân. Nói cách khác không có cây xanh sự sống của con người sẽ chấm dứt.

Cuộc sống con người không chỉ được quyết định ở yếu tố vật chất mà nó còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên khách quan. Trong đó xói mòn đất là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nơi những vùng dồi dào, đất trọc ít cây bao phủ.

Xói mòn làm cho lớp đất mặt bị rửa trôi, tạo thành khe rãnh gây lũ lụt, đất trôi lở… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống con người. Rồi hiện tượng gió, gió mạnh ảnh hưởng lớn đến cây rừng làm giảm 30 – 90% sự đồng hóa thực vật, gió nóng làm giảm khả năng thụ phấn của cây, dèm cát vùi lấp đồng ruộng, nhà cửa… Tất cả những thiên tai khủng khiếp đó đều có thể được ngăn chặn hoặc giảm bớt bằng cách trồng cây xanh.

Rừng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy trên mặt đất, bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió ngăn sự di chuyển của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão, mùa màng, làng xóm. Không chỉ thế rừng còn là nguồn cung cấp cho con người gỗ, củi, hoa quả và làm phân xanh. Có thể nói rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người.

Không chỉ là yếu tố, thành phần chính trong hoàn cảnh sống của con người mà rừng còn là môi trường sống của rất nhiều động vật quý hiếm. Rừng có các loại cây từ thấp lên cao. Ở mỗi tầng là một môi trường hoàn cảnh thích nghi riêng biệt với từng loài vật. Nào thỏ, hươu, nai, hổ đến khỉ, vượn, sóc, chim… đó là những loài động vật rất quý hiếm mà môi trường sống duy nhất của chúng chính là rừng – thiên nhiên hoang dã.

Trong rừng có rất nhiều loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu,… rồi các loại thuốc quý. Có những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho chế biến công nghiệp như rừng cao su, rừng tre, nứa, keo tai tượng,….

Bên cạnh đó rừng còn là môi trường sinh thái trong lành – một địa điểm du lịch lý thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt vời đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn.

Ảnh hưởng lớn và có tính chất quyết định đến sự sống con người rừng còn rất có ích với các lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ… hiểu rõ được những lợi ích và ảnh hưởng của rừng ta mới thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của nó như thế nào?

Đất nước ta với ba phần tư diện tích là rừng, đồi núi – một điều kiện thiên nhiên tuyệt vời. Vậy mà giờ đây diện tích rừng đó còn lại bao nhiêu? Không hiểu rõ tầm quan trọng của rừng rất nhiều người đã chặt phá cây bừa bãi nhất là những người dân thiếu hiểu biết “đốt nương làm rẫy” khai phá rừng một cách vô ý thức. Nhưng cũng có những người biết được lợi ích của rừng hiểu được sự sai trái trong hành động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai khác rừng trái phép để kiệm lợi về mình. Hậu quả của những việc chặt phá, khai thác thiếu quy củ, đốt rừng, phá rừng ấy thật không thể tưởng tượng được.

Từng tự hào với cánh rừng U Minh rộng lớn, phong phú thì nhưng chỉ vì thiếu ý thức, công tác quản lý kém mà hàng trăm, hàng nghìn hecta rừng bị phá hủy, thiêu rụi trong ngọn lửa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường người dân và thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của nhà nước. Những vùng đồi xanh đẹp đẽ xưa kia những cánh rừng nguyên sinh xưa kia giờ đây chỉ còn là những quả đồi trọc, những khu rừng thứ sinh.

Tiếp theo đó là những thảm họa thiên nhiên liên tục xảy ra nào hạn hán, nào lũ lụt, nào sụt lở đất… làm thiệt hại bao tiền của và đau đớn hơn là tính mạng của những người dân vô tội. Không có rừng thì lấy cái gì để ngăn chặn lũ lụt, điều hòa không khí, để chống xói mòn, để bảo vệ làng mạc. Những tai hại to lớn và khủng khiếp ấy đều chỉ vì một sự vô ý thức, sự thiếu hiểu biết và hám lợi của một số cá nhân gây ra.

Mất rừng đồng nghĩa với việc môi trường sống của con người đang dần dần bị tàn phá, hủy hoại. Những loại động vật hoang dã cũng mất đi môi trường sống của mình. Đã bao loài động vật bị tuyệt chủng, bị đem vào danh sách đỏ. Nguy cơ tuyệt chủng tất cả cũng vì chặt phá rừng.

Hiểu rõ tầm quan trọng, thấy rõ những hậu quả của việc tàn phá rừng, chúng ta thêm phần yêu quý và biết bảo vệ rừng hơn.

Hiện nay Đảng và chính quyền nhà nước ta đã có những biện pháp thích hợp và quản lý chặt chẽ trong việc khai thác rừng. Bằng cách khai thác hợp lý kết hợp với việc tái tạo rừng, nhiều khu rừng đã được phục hồi “phủ xanh đồi trọc”.

Tác động của con người tới tái sinh tự nhiên là rất lớn bởi trong tái sinh tự nhiên thường gặp hoàn cảnh bất lợi, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự sinh trưởng của cây con. Để khắc phục người sản xuất phải chủ động tạo hoàn cảnh sống thích hợp bằng cách chặt phá những cây, cành mọc quá rậm, phát bớt bụi để hạt tiếp xúc nảy mầm dễ và xới đất tơi xung quanh gốc. Là học sinh, sinh viên chúng ta có thể góp sức nhỏ của mình trong công cuộc cải tạo rừng bằng cách tuyên truyền tầm quan trọng của rừng, hậu quả của việc khai thác trái phép và có thể trồng cây quanh nhà để góp phần làm trong sạch không khí, môi trường sống trong xóm làng.

Hãy yêu quý và bảo vệ rừng để trái đất của chúng ta mãi là “hành tinh xanh” “Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có sạch đẹp mãi được không. Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi”.

Văn mẫu Vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường – Bài số 4

Trong cuộc sống của mình, con người đã không ngừng đấu tranh với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên. Nhưng mặt khác, con người phải luôn luôn nhớ rằng: Thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Trong đó, rừng giữ vai trò quan trọng nhất giữa thiên nhiên.

Trước hết, chúng ta cần hiểu thiên nhiên là gì? Nói một cách khái quát, thiên nhiên là tất cả những gì ở bên ngoài con người, xung quanh con người, không do bàn tay của con người làm nên. Nói một cách cụ thể, thiên nhiên là bầu trời, là rừng, là biển, là sông, là suối, là cây cỏ, chim muông… Tất cả những thứ đó luôn luôn ở bên cạnh con người, bảo vệ con người, giúp ích con người. Từ xưa đến nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người. Cơm gạo, thịt cá, nhà để ở, áo để mặc, nước để uống, khí trời để thở, đều do thiên nhiên cung cấp; con người càng tự mình tạo nên nhiều sản phẩm, lại càng cần có sự giúp đỡ của nhiên nhiên, lại càng thấy lợi ích của thiên nhiên. Mặt trời ngày xưa chỉ sưởi ấm và chiếu sáng thì nay lại trở thành một nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Một ngọn thác, một con suối, một dòng sông giờ đây không chỉ là một bức tranh phong cảnh, một con đường giao lưu, một nguồn nước, một nguồn thuỷ sản mà còn là những nguồn cung cấp điện năng khổng lồ. Một rừng cây không chỉ là một nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh, mà còn là nguồn điều hoà lũ lụt, là lá phổi khổng lồ cho con người được hít thở không khí trong lành… Không chỉ giúp ích con người trong đời sống vật chất, thiên nhiên còn có một lợi ích to lớn trong đời sống tinh thần của con người. Sau những giờ, những ngày, những tháng lao động vất vả và căng thẳng bên cỗ máy, bên bàn giấy, trong phòng nghiên cứu, giữa những bức tường hoặc giữa những đường phố đông người và đầy khói bụi, thấy một bầu trời bao la có không khí trong sạch trên một sườn núi mát mẻ, bên một cánh rừng thông, một hồ nước hoặc trước mặt biển mênh mông chói nắng có tiếng sóng gầm gào, sẽ giúp cho con người tái tạo lại sức khoẻ, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi, chỉ riêng màu xanh của lá cây hay một tiếng suối róc rách bên rừng cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và yên tĩnh. Nhìn một đoá hoa nở, ngắm một cánh chim bay, con người cũng có thể nhận được một niềm vui lớn, vượt qua một nỗi buồn hay một khó khăn thất bại.

Thiên nhiên làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng như trời, mênh mông như rừng, thản nhiên như biển, phong phú hài hoà cùng vạn vật. Thiên nhiên là nguồn sáng tạo của thơ ca nghệ thuật, nguồn nghiên cứu phát minh của khoa học kĩ thuật. Chính vẻ đẹp của thiên nhiên, của núi sông hùng vĩ, của hoa lá chim muông gây nên ở con người khát vọng nghĩ suy về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh mặt trời mọc, một áng mây chiều, một đêm trăng sáng… làm xao xuyến bao nghệ sĩ tạo nên thơ, ca, nhạc, hoạ. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người. Sự kì diệu trong cấu tạo của một ngọn lá, một chiếc rễ cây, trong dáng một cánh chim bay, một con cá lặn, trong hướng bay của một đàn chim đang di trú… cũng gợi lên bao suy nghĩ, tìm tòi cho bao nhiêu thế hệ nhà khoa học. Thiên nhiên có ích là thế, tốt lành với con người là thế. Cho nên từ xưa con người đã yêu mến và bảo vệ thiên nhiên như người bạn quý. Văn chương nghệ thuật đã coi thiên nhiên là người bạn không thể thiếu được của con người. Không thể đếm hết những bài thơ, bức hoạ ca ngợi vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên.

Nhà hoạ sĩ phong cảnh nổi tiếng Lêvitan được hàng triệu người hâm mộ vì bức tranh Mùa thu vàng tuyệt diệu và những bức tranh về thiên nhiên nước Nga dịu dàng, trong sáng, tĩnh lặng. Nguyễn Du làm say mê bao thế hệ vì những cảnh sắc thiên nhiên trong thơ: Long lanh đáy nước in trời, Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng. Thiên nhiên trong thơ Bác Hồ thực sự là con người, là người bạn đồng tâm, đồng chí, từ ánh trăng sau cửa sổ phòng giam hay nơi núi rừng Việt Bắc đến bóng cây cổ thụ, nhành hoa, tiếng suối giữa rừng đêm: Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Ngày nay, nền công nghiệp càng phát triển, con người càng sống nhiều trong các đô thị thì con người càng thấy thiên nhiên cần thiết và gần gũi. Một chậu hoa ngoài hiên, mấy giỏ lan trước thềm, đôi khi chỉ có một nhánh trầu bà leo tường cũng giúp cho người thành phố đỡ thiếu vắng thiên nhiên. Đối với một người dân thành thị được đến Thảo cầm viên trong ngày nghỉ việc, được đứng dưới những tán cây cổ thụ, ngắm một chú voi, chú khỉ, chú gấu, nghe tiếng hót của chim hoạ mi, thưởng thức sắc lông của chim sơn tước… là một niềm vui. Các thành phố càng mở rộng quy mô thì không gian dành cho những công viên càng phải lớn. Không có các thứ đó, con người thành phố không những sẽ trở nên khô cằn về tình cảm mà còn có nguy cơ thiếu cả không khí để thở nữa. Ở các nước công nghiệp phát triển, nhu cầu du lịch để được trở về với thiên nhiên rộng lớn và trong lành ngày càng là một nhu cầu bức bách. Tuy nhiên, con người, do vô tình hay cố ý, đã có những hành động tàn phá thiên nhiên rất nặng nề. Người ta đã làm biến mất những khu rừng bạt ngàn, làm tuyệt diệt nhiều giống chim và thú quý. Những nhà máy đã gây ô nhiễm không khí, những dòng sông, những bờ biển. Chính con người đã phải gánh chịu hậu quả hết sức tai hại cho những hành động thô bạo đó. Nhân loại tỉnh táo đã từng lên tiếng nhắc nhở hành động bảo vệ thiên nhiên. Đã có những đạo luật nghiêm cấm việc săn bắt nhiều giống chim và thú quý. Nhiều quốc gia đã bảo vệ được những khu rừng nguyên sinh. Việc trồng rừng được đặt ra ở nhiều nơi với việc khai thác rừng một cách đúng mức. Con người đã có rất nhiều cố gắng nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường tự nhiên. Những công việc đã làm được tuy rất to lớn nhưng chưa đủ trước tốc độ thiên nhiên bị phá hủy hiện nay. Thiên nhiên còn đòi hỏi được bảo vệ mạnh mẽ và có hiệu quả hơn nữa.

Thử tưởng tượng nếu có một buổi mai, tỉnh dậy, ta bỗng thấy thiên nhiên đã hoàn toàn biến khỏi cuộc sống, đâu đâu cũng chỉ có nhà cửa, chỉ có máy móc, ống khói… thì thật là khủng khiếp. Lúc ấy, Trái Đất sẽ là mặt trăng lạnh lẽo, dẫu vẫn được Mặt Trời chiếu sáng, nhưng không còn đâu bóng dáng của sự sống nữa. Con người, hãy yêu mến và bảo vệ thiên nhiên bởi vì đó là người bạn tốt của con người.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download Văn mẫu Vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường Ngữ văn lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.0
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status