Logo

Bài văn Bình giảng truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm ấn tượng nhất

Bài văn Bình giảng truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm ấn tượng nhất là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nâng cao khả năng viết văn để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 6
5.0
3 lượt đánh giá

Để viết tốt hơn các em cần phải luyện tập chăm chỉ cũng như tham khảo thêm ở bài văn mẫu Bình giảng truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm lớp 6 tại chuyên trang của chúng tôi. Nó sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức về Bình giảng truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm lớp 6 ý nghĩa phong phú và những từ ngữ hay hơn để áp dụng vào bài làm của mình.

Dưới đây là dàn ý và bài văn Bình giảng truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm lớp 6 ngắn gọn, có ý nghĩa nhất được chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo.

Dàn ý chi tiết Bình giảng truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm

A. Mở bài

Giới thiệu truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”: Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” là một trong những tác phẩm tiêu biểu có cốt lõi lịch sử

B. Thân bài

-Vì sao Long Quân cho mượn gươm thần: giặc Minh đô hộ, làm bao điều bạo ngược với nhân dân ta

-Cách đức Long Quân cho mượn gươm: một người dân chỉ đi đánh cá bình thường lại được sông nước ban cho một vũ khí

-Lê Lợi nhận được gươm và lãnh đạo cuộc chiến như thế nào: Lê Lợi và nghĩa quân có được sức mạnh mới

-Việc lớn đã thành, gươm thần được trả lại Long Quân như thế nào: Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng Rùa Vàng há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước…”

-Ý nghĩa của việc trả gươm: Việc trả gươm trên hồ Tả Vọng nên từ đó hồ đã được đổi tên thành Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm

C. Kết bài: Ý nghĩa Sự tích Hồ Gươm: tác phẩm đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo

Bài văn mẫu Bình giảng truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm

Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” là một trong những tác phẩm tiêu biểu có cốt lõi lịch sử, đây là loại truyền thuyết vừa giải thích nguồn gốc một địa danh lại vừa tôn vinh những anh hùng dân tộc nổi bật trong lịch sử. Đây cũng chỉ là một trong hàng trăm những sáng tác dân gian về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỉ XV. Truyện có những chi tiết lịch sử lại thêm phần kì ảo, tưởng tượng đặc sắc, làm hiện lên nhiều ý nghĩa.

Qua truyện, ta hiểu được tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, giặc Minh đô hộ, làm bao điều bạo ngược với nhân dân ta, những tội ác của chúng trời đất cũng không thể dung tha. Ở vùng Lam Sơn, Lê Lợi đã tập trung được nghĩa quân nhưng còn yếu kém, thấy vậy đức Long Quân đã cho mượn gươm thần để giết giặc. Như vậy có thể thấy việc làm của nghĩa quân là chính nghĩa, hợp với lẽ trời, được tổ tiên phù hộ. tuy nhiên sự giúp đỡ ấy còn đòi hỏi con người phải thông minh, giàu bản lĩnh và quyết tâm cao. Từ trong lòng nước, lưỡi gươm đã tới tay nhân dân, một người dân chỉ đi đánh cá bình thường lại được sông nước ban cho một vũ khí, thôi thúc chàng Lê Thận tham gia nghĩa quân.

Lưỡi gươm ấy vẫn chỉ “ngủ im” ngay cả khi chủ tướng Lê Lợi cầm xem, có thể Lê Lợi đã hiểu được ý nghĩa hai chữ “Thuận Thiên” khắc trên thanh gươm nhưng chưa tỏ được ý của tổ tiên. Rồi sau đó, trên đường lui quân Lê Lợi lại được ban cho chuôi kiếm nạm ngọc, trải qua quá trình thử thách, tổ tiên và thần linh đã phát hiện ra người có đủ tài đức, và lòng thành để trao gươm báu. Sau khi nhận được gươm thần, nhận sứ mệnh thiêng liêng cao cả của dân tộc và Đất Trời, Lê Lợi và nghĩa quân có được sức mạnh mới “Nhuệ khí ngày một tăng…gươm thần tung hoành khắp các trận địa…mở đường cho họ đánh… cho đến khi không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước”.

Đoạn truyện được kể với giọng sôi nổi, dồn dập và hào hùng, khiến cho người đọc cảm nhận được không khí hào hùng của lịch sử “Trời trao gươm báu vật, việc lớn ắt thành công”. Rồi sau khi đất nước đã được thanh bình, nhân dân sống trong yên vui, no ấm, vua có thời gian thư thả dạo chơi trên hồ Tả Vọng, điều đặc sắc và kì ảo ở hồ này là “Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước”. Ngay lúc đó nhà vua cũng thấy gươm thần “tự nhiên động đậy”, và khi đó rùa nói được tiếng người: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân! Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng Rùa Vàng há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước…” việc trả gươm đã được diễn ra rất nhanh, vừa có những chi tiết thực lại có những nét kỳ ảo, vừa là chuyện người vừa là chuyện thần thánh. Việc trả gươm trên hồ Tả Vọng nên từ đó hồ đã được đổi tên thành Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

Bằng những chi tiết tưởng tượng, kì ảo như gươm thần, Rùa Vàng, kết hợp với áng văn tự sự dân gian, tác phẩm đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, giải thích cho tên gọi Hồ Gươm và đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình muôn đời của nhân dân ta.

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ Bài văn mẫu Bình giảng truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm lớp 6 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status