Logo

Các bài văn Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời của em

Các bài văn Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời của em là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nâng cao khả năng viết văn để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 6
1.6
5 lượt đánh giá

Để viết tốt hơn các em cần phải luyện tập chăm chỉ cũng như tham khảo thêm ở các bài văn mẫu Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn của em lớp 6 tại chuyên trang của chúng tôi. Nó sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức về Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn của em lớp 6 ý nghĩa phong phú và những từ ngữ hay hơn để áp dụng vào bài làm của mình.

Dưới đây là môt số bài văn Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn của em lớp 6 ngắn gọn, có ý nghĩa nhất được chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo.

2 Mẫu: Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn của em​​​​​​​

Bài văn số 1: Trong vai Lang Liêu kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

Ta là Lang Liêu - người con trai thứ 18 của vua Hùng. Mẹ của ta đã mất từ khi ta còn rất nhỏ. Ta lớn lên trong sự ghẻ lạnh của vua cha. So với các anh em khác, ta phải chịu nhiều thiệt thòi. Thế nhưng, ta vẫn trưởng thành vô cùng khỏe mạnh và làm nhiều việc tốt, có ý nghĩa. Quanh năm ta chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Sống vui vẻ bằng sức lao động của mình.

Vua cha ta là một vị vua tài, dưới thời của ngài giặc ngoại lai đã bị dẹp yên. Điều mà ông luôn đắn đo nhất, chính là phải làm sao cho dân chúng được ấm no. Đến nay, vua cha tuổi đã già, nên ông muốn truyền ngôi cho con. Thế nhưng ông có đến 20 người con trai nên ông băn khoăn rất nhiều. Một hôm, ông cho gọi ta và cả 19 người anh em khác đến, rồi tuyên bố rằng: nhân lễ Tiên vương năm nay, ai làm vừa ý của vua Hùng thì sẽ được truyền ngôi báu.

Khi nghe vua cha tuyên bố, ta vừa mừng vừa lo. Mừng vì ta cũng có cơ hội được nối ngôi cha như các anh em khác. Lo là vì trong nhà ta chỉ có những thứ tầm thường như lúa, khoai, trong khi các anh em ta thì có biết bao sơn hào hải vị quý hiếm. Nỗi lo ấy khiến ta nhiều đêm trằn trọc không ngủ được. Một hôm, trong lúc ngủ chập chờn, ta nằm mơ thấy thần đến tìm. Thân đã dạy ta những điều rất quý:

- Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.

Nhờ lời dạy của Thần mà ta nhận ra được giá trị của những hạt gạo mà lâu nay vẫn xem là tầm thường. Ngày hôm sau, ta ngay lập tức chuẩn bị bánh để dâng lễ Tiên vương. Ta chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Sau đó, ta đã đem gạo nếp đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn hình tròn để đổi kiểu, đổi vị.

Đến ngày lễ Tiên Vương, giữa một rừng sơn hào hải vị, món bánh của ta đã khiến vua cha vừa ý nhất. Khi vua cha gọi ta lên để hỏi về món bánh, ta đã đem những lời thần dạy nói lại với người. Thế là sau một hồi ngẫm nghĩ, vua cha đã chọn bánh của ta để dâng lên tế Trời, Đất và Tiên Vương. Lễ xong, bánh được đem ra mời quần thần, ai cũng tấm tắc khen ngon. Sau đó, vua cha đặt tên cho hai món bánh đó là bánh chưng và bánh giầy. Rồi tuyên bố truyền ngôi cho ta.

Từ đó về sau, bánh chưng và bánh giầy trở thành món bánh đặc trưng của ngày Tết nước ta.

Bài văn số 2: Trong vai vua Hùng kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

Ta là Hùng Vương - vị vua tài giỏi của nước Văn Lang. Trong suốt những năm tháng cai trị đất nước, ta đã đánh thắng giặc Ân, bảo vệ độc lập cho dân tộc. Tuy nhiên đến nay ta đã già rồi, nên muốn truyền ngôi lại cho con. Thế là, ta đã gọi 20 người con của mình đến và tuyên bố:

- Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên Vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hưởng thái bình. Những ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám.

Đến ngày lễ Thần, 20 người con của mình đều đem phần lễ của mình để bày ra trước mắt ta. Đủ tất cả các loại sơn hào hải vị quý hiếm. Chợt ta dừng lại trước một mâm bánh trông khá đơn giản, nổi bật giữa rừng của lạ. Thế là ta cho gọi ngay chủ nhân của món bánh ấy. Thì ra đó chính là Lang Liêu - đứa con trai thứ 18 của ta. Mẹ Lang Liêu mất sớm. Ta lại quá bận rộn với việc nước mà lơ là đến con. Thật may là Liêu vãn lớn lên mạnh khỏe và thông minh. Khi ta hỏi Liêu về chiếc bánh, Liêu nói với ta rằng chiếc bánh này là do Thần dạy cho với ngụ ý xem trọng giá trị của hạt lúa.

Nghe xong ta suy ngẫm một hồi, và cảm thấy những lời của Thần thật đúng đắn. Vì vậy, ta liền chọn món bánh của Lang Liêu để tế thần. Xong xuôi, món bánh được đem xuống cho mọi người cùng thưởng thức. Ta và các quần thần ai cũng thấy rất ngon. Thế là ta họp mọi người lại và tuyên bố:

- Bánh hình tròn là tượng Trời ta đặt tên là bánh Giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ như thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên vương chứng giám.

Quyết định của ta được tất cả mọi người ủng hộ. Thế là Lang Liêu nối ngôi ta trở thành Vua Hùng đời tiếp theo. Và cũng từ đó, món bánh chưng và bánh giầy trở thành món bánh làm nên hương vị Tết của đất nước ta.

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn của em lớp 6 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
1.6
5 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status