Mời các bạn cùng tham khảo Văn mẫu Thuyết minh về cây bút máy lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh mở rộng vốn từ và tham khảo thêm các ý tưởng cho bài viết của mình.
1. Mở bài:
Nêu khái quát vai trò của bút bi trong xã hội ngày nay (Bút máy là một dụng cụ học tập rất cần thiết cho người học sinh. Trong thời đại ngày nay, khi bút bi đang chiếm ưu thế thì bút máy vẫn được nhiều người sử dụng với ưu điểm mà bút bi không có được.)
2. Thân bài:
* Cấu tạo:
+ Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó.
+ Ngày nay bút có cấu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút máy. Bút máy có cấu tạo gồm hai phần:
Vỏ viết: Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt …). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật).
Ruột viết: Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ.
- Phần dưới gồm một ống dẫn mực nhỏ xíu bên trong có một đầu cắm vào lưỡi gà. Một ống nhựa mềm dẻo đựng mực nối vào phần giữa bao bọc ngòi và lưỡi gà ở phần trên.
-> Nhìn chung thì cấu tạo của cây viết rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi dần theo tháng năm.
* Các loại bút: Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh …
* Tác dụng, cách bảo quản:
- Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ.
- Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. Ấn nhẹ mũi ngòi xuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi.
- Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tứa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn.
- Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp.
- Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể và hỏng
Kết bài:
Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn.
Cây bút máy là sản phẩm công nghiệp. Các thầy đồ, thư sinh ngày xưa thích dùng bút lông, mực tàu, nghiên mực. Đầu thế kỉ XX, các thầy thông, thầy ký trong công sở của Pháp mới có cà vạt, giấy da, bút máy giắt túi áo, phì phèo thuốc lá, “Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò” (Thơ Tú Xương). Thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, ai có xe đạp Phượng Hoàng để đi, có đài bán dẫn để nghe tin tức, ca nhạc, có bút máy Kim Tinh để xài, thế là sang, là oách. Gần đây, lại thấy một số ông bà Việt Kiều về thăm quê mặc váy, áo màu tha thướt, xức nước hoa thơm “điếc” mũi, tay xách túi ngoại, cổ và tai lấp lánh ngọc vàng, viết bằng bút máy ngoại trăm đô, nghìn đô ai nhìn thấy cũng phải “lóa mắt”.
Cây bút máy dùng để học tập, để ghi chép, viết lách rất thông dụng, tiện lợi. Nhưng có lúc, có thời, có người, cây bút máy còn là thứ để “khoe”, để tỏ rõ sự sang trọng, hơn người!
Cây bút máy có các bộ phận sau: thân bút, nắp bút, ngòi bút, lưỡi gà, ống đựng mực (ruột bút). Thân bút, nắp bút thường bằng nhựa, có in rõ nhãn hiệu. Cặp bút được đính vào nắp bút, thường bằng kim loại màu vàng vừa để trang trí vừa để cặp vào túi áo cho tiện lợi. Ngòi bút máy hình lưỡi giáo nổi bật dòng chữ nhãn hiệu rất xinh, bằng thứ kim loại màu hoặc bạc, đầu mũi bút là “hạt gạo” trong, bé tí. Ngòi bút máy đính vào lưỡi gà ở cổ bút đều bằng nhựa cứng, màu đen. Ống đựng mực của bút máy có thể bằng cao su hoặc bằng tuýp nhựa.
Cây bút máy dài độ 15 cm, to bằng ngón tay út, bằng nhựa màu, cứng, có dáng hình khá đẹp. Mực bút máy (màu xanh, màu đen, màu tím) là thứ mực chuyên dụng; không thể dùng lẫn lộn vì dễ làm tắc nghẽn mực viết. Thỉnh thoảng phải lau chùi ngòi, phải “tắm rửa” bút máy thì bút máy mới hữu dụng, tiện lợi.
Có thể nói, cây bút máy là người bạn thân thiết, quý mến của mỗi chúng ta thời cặp sách. Bút mực tím, bút hoa sim của nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà được học sinh ưa dùng, có tác dụng lớn trong việc luyện chữ, thi Vở sạch chữ đẹp của học sinh Tiểu học hiện nay.
Cây bút đã là vật dụng quen thuộc đối với con người. Bất kể là học sinh, giáo viên, bác sĩ, hay ai chăng nữa, tất cả đều phải dùng tới những cây bút để viết, để làm việc. Nói tới bút thì có rất nhiều loại như bút chì, bút bi, bút mực, nhưng cây bút máy vẫn là tiện dụng và gần gũi nhất, đặc biệt là với học sinh, sinh viên và công chức.
Mấy năm trước, trong một buổi sinh nhật, em đã được bố tặng cho một cây bút máy mài nét thanh nét đậm, màu trắng rất đẹp. Cây bút đã là bạn đồng hành với em trong suốt mấy năm qua. Em rất quý nó. Lên cấp Trung học cơ sở, không phải dùng bút máy nữa nhưng em vẫn nâng niu, giữ gìn cây bút bố tặng cho đến tận bây giờ.
Bút máy có nguồn gốc ở châu Âu, được đưa vào nước ta từ đầu thế kỉ XX nhưng phải đến giữa thế kỉ nó mới trở thành vật dụng quen thuộc và phổ biến. Cây bút dài 14 cm, đường kính khoảng 1 cm. Cấu tạo chiếc bút gồm hai phần chính: bên ngoài và bên trong. Phần ngoài chính là vỏ bút, bao gồm nắp và thân. Hầu hết nắp làm bằng nhựa, cùng loại nhựa với thân bút, cùng màu hoặc có thể khác màu. Phía trên nắp có một cái gài, làm bằng kim loại như nhôm hoặc sắt mạ, có thể cài vào túi áo hoặc sách vở. Thân bút hình trụ rỗng, thon dần về phía đuôi. Vỏ bút có nhiệm vụ bảo vệ cho các phần bên trong bút.
Ruột bút gồm các bộ phận như ngòi bút, lưỡi gà, ống dẫn mực và ruột đựng mực. Ngòi bút thường làm bằng kim loại không rỉ, ở đầu có gờ tròn nhỏ gọi là hạt gạo, giữ cho mực xuống đều. Trên ngòi còn có rãnh ở giữa để dẫn mực, nửa phần dưới cong, ốp sát vào lưỡi gà có các rãnh ngang không cho mực tràn ra đầu bút. Ống dẫn mực ngắn độ 3 cm, nhỏ như cây tăm, làm bằng nhựa dẻo, đầu trên gắn với lỗ tròn của lưỡi gà, đầu dưới thông với ống chứa mực. Ống chứa mực dài khoảng 5 cm, bằng cao su hoặc nhựa mềm, được bảo vệ bằng lớp kim loại mỏng.
Khi ta nhúng đầu ngòi bút vào bình mực, lấy ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ vào ruột bút thì mực sẽ được hút vào ống chứa. Sau đó ta chỉ cần cho đầu bút vào thân bút rồi xoay cho chặt là có thể sử dụng được.
Lúc viết xong, ta nhớ lấy giấy mềm hoặc miếng vải ẩm lau sạch ngòi bút để không đóng cặn. Cứ khoảng một tháng ta nên tháo rời các bộ phận ra để rửa sạch rồi lau khô và lắp lại như cũ. Như thế bút sẽ không bị tắc mực và rất bền. Tuyệt đối không được đâm ngòi bút vào bất cứ vật gì, đầu bút sẽ bị tòe và không sử dụng được nữa.
Với mỗi người học sinh, cây bút máy như một người bạn thân thiết không thể thiếu trong cuộc đời. Bút máy giúp ta viết được chữ thanh và đẹp hơn hẳn bút bi. Ngày ngày, cây bút cùng ta tới trường, cùng ta nghe thầy cô giảng bài và cùng ta viết nên những dòng chữ nắn nót. Nó giúp ta đạt được kết quả tốt trong học tập, nó cũng giúp ta thành công trong sự nghiệp và trong cuộc sống.
Còn với em, cây bút bố tặng sẽ mãi mãi là người bạn thân của em. Em sẽ cố gắng gìn giữ nó như một kỉ niệm khó phai của thời học sinh.
Trong cuộc sống con người chúng ta không thể nào thiếu học tập mà muốn học tập thật tốt thì cần phải có những vật dụng học tập trong đó quan trọng nhất là bút và sách. Bút rất quan trọng vì không có nó thì viết thế nào được, nếu như ngày xưa các nhà nho xưa thường viết bằng bút lông mực tàu thì từ khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta đã mang theo chiếc bút máy. Vậy chiếc bút máy khác những chiếc bút bình thường ở chỗ nào?
Trước hết là về cấu tạo của chiếc bút máy thì mỗi người chúng ta ai cũng có thể biết rõ. Bút được chia ra làm hai phần chính là vỏ bút và ruột bút.
Vỏ bút lại chia thành phần thân bút và nắp bút. Hai phần ấy gắn được với nhau bằng những ren xoáy. Vỏ bút thường làm bằng nhựa và bằng sắt, bút làm bằng nhựa sẽ nhanh vỡ hơn khi va chạm mạnh còn vỏ bút làm bằng sắt sẽ bền hơn. Mùa sắc của vỏ bút rất đa dạng nào là xanh, đỏ rồi lại tím vàng, nếu như ra cửa hàng thì có thể thoải mái lựa chọn màu mà mình yêu thích. Vỏ bằng sắt thì cũng được mạ những màu sắc rất đẹp. Ngoài ra trên những thân bút ấy còn có cả hoa văn họa tiết rất nhỏ nhưng đẹp. Nắp bút để bào vệ ngòi bút bên trong cũng đỡ để dây mực ra ngoài gây bẩn. Không những thế trên nắp bút còn được thiết kế để kẹp vào sách cho không rơi. Nhìn chung cây bút máy có chiều dài tầm 10 centi mét nhỏ thon gọn và rất tiện lợi khi mang theo bên người.
Phần ruột bút thì gốm có ngòi bút ở phía trên, đó chính là phần để viết. Ngòi bút thường thì có loại to và có loại nhỏ. Sau đó đến phần sắt để cầm vào đó viết, bên trong lớp vỏ sắt đó là một hệ thống nối từ ngòi bút đến ống đựng mực. Theo những bút ngày xưa thì phần ống mực làm bằng nhựa dẻo để rỗng bên trong và khi hút mực vào đó thì chúng ta phải xoắn ống đựng mực đó lại sau đó thả ra thì mực sẽ lên. Tuy nhiên việc đó cũng khá khó cho nên nhiều em học sinh không thể hút được và phải nhờ đến sự giúp đỡ của mẹ. Khi phát triển hơn thì người ta sáng chế ra một loại ống đựng mực dễ hút mực hơn. Nó được thiết kế đẩy lên và xuống giống như nguyên tắc hút nước của xi lanh hoặc dạng xoay. Khi xoay xuống dưới thì mức sẽ vào khi xoay lên trên thì mực sẽ ra. Chính vì thế mà việc hút mực vào bút trở nên dễ dàng.
Về phân chia các loại bút máy thì có bút nét to và bút nét thanh nét đậm. Các hãng bút trên thị trường thì rất nhiều nhưng nổi tiếng và thông dụng nhất là các hãng như bút kim tinh ngày xưa, bút Trường Sơn, bút Nét Hoa, bút Kim Thành, Bút luyện viết chữ đẹp…
Công dụng của nó mà ai cũng biết là dùng để viết lên những dòng chữ của con người. Với đựng mực nhiều như thế chúng ta có thể viết nhiều lần mà không lo hết mực. Bút đặc biệt có công dụng lớn với những cô cậu học sinh tiểu học vì cấu tạo của bút máy không trơn như bút bi cho nên nó không bị hỏng chữ xấu chữ. Những chiếc bút máy ấy sẽ giúp cho những người mới học chữ viết thật đẹp và ngay ngắn nét thanh nét đậm.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải biết bảo quản bút vì bút có tốt thì viết mới đẹp được. Sau những thời gian viết thì khoảng một thằng bạn nên rửa bút một lần chỉ có thế bút mới không bị đóng cặn mực gây tắc không thể viết được. Chúng ta nên rửa bút bằng nước ấm. Tiếp nữa đó là thường xuyên lau bút cho sạch sẽ duy trì ngòi bút không nên viết ghì mạnh.
Như vậy có thể nói cây bút máy thật sự quan trọng trong công việc học tập của chúng ta, những ai đã lớn vẫn nên viết bút máy vì với cấu trúc của nó sẽ giữ được những nét chữ của chúng ta ngay ngắn và đẹp hơn chứ không như bút bi trơn dễ làm mất nét chữ. Đồng thời trong quá trình sử dụng thì cần bảo quản sạch sẽ để giữ bút được lâu hơn.
Trong rất nhiều loại bút mà con người sử dụng hằng ngày thì cây bút máy tiện dụng và cần thiết đối với tầng lớp học sinh, sinh viên, giáo viên và công chức.
Cây bút máy có nguồn gốc từ châu Âu, được đưa vào nước ta từ đầu thế kỉ XX, nhưng phải đến giữa thế kỉ nó mới trở thành vật dụng quen thuộc và phổ biến.
Cây bút dài 14cm, đường kính khoảng 1cm. Cấu tạo của bút máy gồm hai phần chính: Bên ngoài và bên trong, vỏ bút gồm nắp và thân. Đa số nắp làm bằng nhựa, cùng loại nhựa với thân bút, phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên. Hoặc được làm bằng kim loại (nhôm, sắt mạ bạc, mạ vàng), có cái để gài vào túi áo hoặc sách vở. Thân bút hình trụ rỗng, thon dần về phía đuôi, vỏ bút có nhiệm vụ bảo vệ cho các bộ phận bên trong.
Bên trong bút gồm các bộ phận: Ngòi bút, lưỡi gà, ống dẫn mực và ruột đựng mực. Ngòi bút làm bằng kim loại không rỉ, ở đầu có chấm tròn nhỏ gọi là hạt gạo. Nửa trên của ngòi có rãnh giữa để dẫn mực khi viết. Nửa phần dưới cong, ốp sát vào bộ phận lưỡi gà có các rãnh ngang làm nhiệm vụ giữ không cho mực tràn ra đầu bút. Ống dẫn mực ngắn độ 3 cm, nhỏ như cây tăm, làm bằng nhựa trong và dẻo. Đầu trên gắn vào lỗ tròn của lưỡi gà, đầu kia thông với ống chứa mực. Ống chứa mực dài khoảng 5 cm, bằng cao su hoặc nhựa mềm, được bảo vệ bằng lớp kim loại mỏng.
Khi ta nhúng đầu ngòi bút vào bình mực, lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp nhẹ vào ruột bút thì mực sẽ được hút vào ống chứa (ruột bút). Xong xuôi, cho đầu bút vào phần thân bút, xoay từ từ cho gắn chặt vào nhau là có thể sử dụng được.
Lúc viết xong, ta nhớ lấy giấy mềm hoặc miếng giẻ ẩm, lau kĩ ngòi bút cho mực không đóng cặn. Cứ dùng khoảng 1 tháng thì tháo rời các bộ phận ra cho vào nước lã; rửa và thông thật sạch rồi lau khô, lắp lại như cũ. Nếu bảo quản tốt, bút máy có thể sử dụng được trong một thời gian rất dài. Tuyệt đối không được đâm ngòi bút vào vật cứng, đầu ngòi sẽ hư, không viết được nữa.
Đối với lứa tuổi học sinh, cây bút máy là vật dụng không thể thiếu. Viết bằng bút máy, nét chữ sẽ đều và đẹp hơn hẳn viết bằng bút bi. Chiếc bút máy Hồng Hà mà bố mua tặng cho em từ năm ngoái đến giờ trông vẫn như còn mới. Ngày ngày, cây bút cùng em tới trường. Nó đã trở thành người bạn nhỏ thân thiết của em.
Có ai trong đời mà không viết hay chỉ đơn giản là vẽ vài nét? Như vậy, không có ai là không một lần cầm chiếc bút nói chung cũng như bút máy nói riêng. Mọi đối tượng đều dùng bút, không cần phân biệt độ tuổi hay nghề nghiệp. Trong đời sống, giá trị của những chiếc bút là một vật dụng thiết yếu, một người bạn thân thiết với người học. Đối với những người mà không được ở gần nhau, chiếc bút máy giúp con người bày tỏ những suy nghĩ, những điều muốn nói, mà họ không có điều kiện nói chuyện với nhau. Chiếc bút giúp tình cảm con người dù xa cách nhau, có thể vượt không gian và thời gian để xích lại gần nhau hơn; và chiếc bút trở thành thông điệp kết nối những trái tim. Còn có rất nhiều những tác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng được tạo nên từ những cây bút nhỏ xinh. Cây bút giúp con người xây dựng nên một nền văn hóa phong phú và kho tàng kiến thức cho nhân loại. Ở trường hợp khác, những nhà sử học, những người lính trong kháng chiến, đã dùng cây bút để ghi lại những sự kiện lịch sử, những bài ca để đời. Chiếc bút cũng giống như cỗ máy thời gian của chú mèo máy Doraemon đưa con người quay lại quá khứ và ngắm nhìn lại những sự kiện trong quá khứ. Vậy đấy, bút máy thật có giá trị với con người. Nhưng để có chiếc bút máy tiện lợi như ngày hôm nay, đã có một quá trình dài phát triển.
Có thể nói, chiếc bút đầu tiên là những hòn than hay những viên đá được khắc lên hang đá hay mai rùa. Khoảng 3000 năm trước, người Xume là những người đầu tiên sử dụng hình thức viết trên phiến đất sét để ghi lại lịch sử. Đến thời đại của nền văn minh Ai Cập cổ, khái niệm bút và giấy mới chính thức được hình thành (lúc đó con người đã phát minh ra giấy). Chiếc bút thời ấy được làm từ thân cây sậy với đuôi được nghiền nát để giữ chất màu. Sau một thời gian, bút cây sậy sắc nhọn hơn với đường rãnh ở cuối. Từ đó, lịch sử chiếc bút mở sang trang mới, đó là bút lông (lông thiên nga, lông ngỗng,...), khi viết chấm đầu bút vào nghiên mực. Loại bút này có ưu điểm là đầu dễ vót nhọn, dễ uốn hơn và ít gãy hơn dưới lực ép của bàn tay. Chính vì vậy, loại bút này tồn tại mấy trăm năm, và tạo nên nền văn hóa là viết thư pháp và vẽ tranh phổ biến rộng rãi ở phương Đông (Trung Quốc là đất nước có nền văn hóa phát triển gắn với chiếc bút lông). Còn ở phương Tây, vào thế kỉ XIX, người ta đã phát minh ra chiếc bút cũng dưới dạng chấm mực, nhưng ngòi bút không dùng lông động vật và dùng kim loại, để bút bền và nét viết chuẩn xác hơn. Tuy nhiên, loại bút này có hạn chế là luôn phải kèm theo lọ mực, mực viết thì ra không được đều. Năm 1884 là năm diễn ra một bước tiến lớn của bút, vào năm nay, chiếc bút máy đầu tiên đã ra đời, bởi ông Lewis Waterman. Sự sáng tạo quan trọng này của ông là một sự rất tình cờ và ngẫu nhiên: Ông thấy rất phiền phức khi lúc nào cũng phải kè kè lọ mực, tốc độ viết chậm chạp, nét mực thì chỗ đậm chỗ nhạt khó coi, điều này làm ảnh hưởng đến công việc của ông. Waterman quyết tâm tìm ra câu trả lời mà hàng trăm chuyên gia đã bất lực. Cuối cùng ông cũng đã hiểu lực hút mao dẫn có mối liên hệ động lực với áp suất khí quyển. Làm thế nào để một cây bút chứa bình mực và làm cho mực chỉ chảy xuống khi người viết sử dụng? Câu trả lời là trong ống dẫn (đưa mực xuống đầu bút và xuống trang giấy), Waterman tạo ra hai hoặc ba rãnh để không khí và mực đồng thời vận động. Không khí sẽ thế chỗ của phần mực đã sử dụng. Vậy là chiếc bút máy được ra đời và tồn tại đến ngày hôm nay. Chiếc bút máy có hai bộ phận cơ bản là vỏ và ruột. Vỏ bút thường làm bằng kim loại để bảo vệ bút và để việc viết chữ được dễ dàng hơn. Còn phần ruột bút có kết câu khá phức tạp, đầu tiên là bộ phận dẫn đến cuộc cách mạng bút là bình mực dự trữ. Đó là một khoảng rỗng bên trong để chứa mực. Khi bơm mực chỉ cần cắm đầu bút vào lọ mực, bóp nhẹ ống mực và thả ra. Nhưng đến thế kỉ XX, người ta chế tạo ra kiểu bút thay mực, loại này không cần phải bơm mực. Nối tiếp bình mực là ống dẫn. Đây là một hệ thống ống dẫn gồm các rãnh. Hệ thống này đảm bảo khả năng rò rỉ mực ở áp suất thấp nhất, khiến mực ra đều. Bộ phận chính đảm nhiệm việc đó là lưỡi gà. Lưỡi gà hình trụ, mặt ôm vào ngòi bút có rãnh thẳng ăn khớp với rãnh của ngòi bút để dẫn mực. Cái rãnh này ở phần gốc mỏng dần về phía đầu ngòi bút. Lưỡi gà và ngòi bút áp sát nhau nên kiểm soát được mực. Nét viết mảnh, thanh. Cuối cùng là ngòi bút. Ngòi bút thường được làm bằng kim loại. Ngòi bút hình thuôn nhỏ dần, hình lòng máng ôm lấy lưỡi gà. Đầu ngòi bút nhọn, có một viên bi rất nhỏ gọi là “hạt gạo” để nét viết trơn và tránh bị rách giấy. Đầu ngòi có rãnh xẻ giúp mực chảy đều. Trên bề mặt ngòi bút thường được in logo của nhà sản xuất. Tất cả các bộ phận trên được ghép lại và tạo ra một đồ vật quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Ngày nay, công nghệ phát triển, để có một chiếc bút máy có rất nhiều lựa chọn. Rất nhiều hãng sản xuất nổi tiếng và uy tín ở Việt Nam và cả thế giới như Hồng Hà, Thiên Long, Waterman, Parker, Montblanc, Pelikan Không chỉ phong phú về hãng mà bút máy còn vô cùng phong phú về hình thức. Bút máy bây giờ có nhiều màu sắc và có những họa tiết khác nhau. Có những chiếc bút còn gắn cả các hình ngộ nghĩnh được các em nhỏ yêu thích như chuột Mickey, mèo Kitty,... Nếu ngày xưa, bút máy chỉ đơn thuần với những chất liệu không quá cầu kì, thì ngày nay con người đã khẳng định đẳng cấp với những chiếc bút có ngòi làm bằng kim loại quý hiếm, vỏ hộp đựng bút đính những viên kim cương hay đá quý. Bút máy còn là những món quà thiết thực và vô cùng ý nghĩa. Bút có khi còn là những phụ kiện trang sức không thể thiếu của nhiều người.
Hiện nay, khi mà công nghệ thông tin phát triển, trở nên quan trọng nhưng con người không thể nào quên những chiếc bút máy giản dị mà thân thiết. Là một học sinh, em yêu bút máy, và em luôn ngân ca câu hát:
Nào bàn nào ghế,
Nào sách nào vở
Nào mực nào bút
Nào phấn nào bảng…
Bút máy luôn là người bạn đồng hành với chúng em trên con đường học tập.
Cây bút đã là vật dụng quen thuộc đối với con người. Bất kể là học sinh, giáo viên, bác sĩ,… hay ai chăng nữa, tất cả đều phải dùng tới những cây bút để viết, để làm việc. Nói tới bút thì có rất nhiều loại như bút chì, bút bi, bút mực,.. .nhưng cây bút máy vẫn là tiện dụng và gần gũi nhất, đặc biệt là với học sinh, sinh viên và công chức.
Mấy năm trước, trong một buổi sinh nhật, em đã được bố tặng cho một cây bút máy mài nét thanh nét đậm, màu trắng rất đẹp. Cây bút đã là bạn đồng hành với em trong suốt mấy năm qua. Em rất quý nó. Lên cấp Trung học sơ sở, không phải dùng bút máy nữa nhưng em vẫn nâng niu, giữ gìn cây bút bố tặng cho đến tận bây giờ.
Bút máy có nguồn gốc ở châu Âu, được đưa vào nước ta từ đầu thế kỉ XX nhưng phải đến giữa thế kỉ nó mới trở thành vật dụng quen thuộc và phổ biến. Cây bút dài 14 cm, đường kính khoảng 1 cm. Cấu tạo chiếc bút gồm hai phần chính: bên ngoài và bên trong. Phần ngoài chính là vỏ bút, bao gồm nắp và thân. Hầu hết nắp làm bằng nhựa, cùng loại nhựa với thân bút, cùng màu hoặc có thể khác màu. Phía trên nắp có một cái gài, làm bằng kim loại như nhôm hoặc sắt mạ, có thể cài vào túi áo hoặc sách vở. Thân bút hình trụ rỗng, thon dần về phía đuôi. Vỏ bút có nhiệm vụ bảo vệ cho các phần bên trong bút.
Ruột bút gồm các bộ phận như ngòi bút, lưỡi gà, ống dẫn mực và ruột đựng mực. Ngòi bút thường làm bằng kim loại không rỉ, ở đầu có gờ tròn nhỏ gọi là hạt gạo, giữ cho mực xuống đều. Trên ngòi còn có rãnh ở giữa để dẫn mực, nửa phần dưới cong, ốp sát vào lưỡi gà có các rãnh ngang không cho mực tràn ra đầu bút. Ống dẫn mực ngắn độ 3 cm, nhỏ như cây tăm, làm bằng nhựa dẻo, đầu trên gắn với lỗ tròn của lưỡi gà, đầu dưới thông với ống chứa mực. Ống chứa mực dài khoảng 5 cm, bằng cao su hoặc nhựa mềm, được bảo vệ bằng lớp kim loại mỏng.
Khi ta nhúng đầu ngòi bút vào bình mực, lấy ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ vào ruột bút thì mực sẽ được hút vào ống chứa. Sau đó ta chỉ cần cho đầu bút vào thân bút rồi xoay cho chặt là có thể sử dụng được.
Lúc viết xong, ta nhớ lấy giấy mềm hoặc miếng vải ẩm lau sạch ngòi bút để không đóng cặn. Cứ khoảng một tháng ta nên tháo rời các bộ phận ra để rửa sạch rồi lau khô và lắp lại như cũ. Như thế bút sẽ không bị tắc mực và rất bền. Tuyệt đối không được đâm ngòi bút vào bất cứ vật gì, đầu bút sẽ bị toè và không sử dụng được nữa.
Với mỗi người học sinh, cây bút máy như một người bạn thân thiết không thể thiếu trong cuộc đời. Bút máy giúp ta viết được chữ thanh và đẹp hơn hẳn bút bi. Ngày ngày, cây bút cùng ta tới trường, cùng ta nghe thầy cô giảng bài và cùng ta viết nên những dòng chữ nắn nót. Nó giúp ta đạt được kết quả tốt trong học tập, nó cũng giúp ta thành công trong sự nghiệp và trong cuộc sống.
Còn với em, cây bút bố tặng sẽ mãi mãi là người bạn thân của em. Em sẽ cố gắng gìn giữ nó như một kỉ niệm khó phai của thời học sinh.
Nguyễn Minh Hùng
(Trường THCS Đông Thái)
Đi qua những năm tháng học trò, chắc chắn rằng ai cũng biết đến một đồ vật vô cùng quen thuộc, đó là chiếc bút máy. Không chỉ là một đồ dùng học tập cho các bạn học sinh mà hiện nay bút máy còn là “vật bất ly thân” của doanh nhân, bác sĩ, giáo viên…
Chiếc bút máy là một trong những sáng chế tuyệt vời của thế kỉ 20. Đến nay, dù trải qua nhiều thay đổi nhưng chiếc bút máy vẫn không có nhiều khác biệt.
Bút được chia thành hai phần đó là nắp bút và thân bút. Thân bút gồm ruột bút để chưa mực và vỏ ngoài. Chiếc bút máy dài khoảng 15 cm. Với chất liệu chủ yếu làm làm bằng nhựa. Phía trên nắp bút sẽ có thêm phần cài vào ngực áo, chi tiết này được làm bằng inox, có mạ trắng hoặc mạ vàng, tùy vào từng thương hiệu. Thân bút gồm một vỏ nhựa hình trụ bảo vệ ruột bút ở bên trong.
Khi mở nắp và tháo ống bảo vệ hình trụ ra, sẽ quan sát được các bộ phận khác gồm: Ngòi bút, lưỡi gà, ống đựng mực và ống hút mực. Ngòi bút được làm bằng kim loại, ôm sát lưỡi gà. Với những bút máy thông thường, trên mỗi ngòi bút đều có hạt gạo, là chấm nhỏ trên đầu ngòi bút. Còn riêng với những sản phẩm bút máy luyện chữ đẹp thì phần đầu của ngòi bút sẽ được mài để có thể viết được nét thanh đậm.
Ống hút mực là một ống nhỏ nằm phía bên trong của ống hút mực, kích thước tầm khoảng 5 cm, nhỏ như que tăm, một đầu gắn với lưỡi gà với chức năng là dẫn mực vào trong ống đựng mực. Ống đựng mực được làm bằng chất liệu cao su, có vỏ inox bên ngoài bảo vệ.
Khi muốn bơm mực, chỉ cần đưa đầu bút vào hộp mực, lấy tay bóp nhẹ ống đựng mực, Mực sẽ được dẫn theo ống dẫn và đi vào ống đựng mực, lấy khăn lau nhẹ xung quanh bút và lắp các bộ phận lại để sử dụng bình thường.
Khi sử dụng tránh ấn bút quá mạnh khiến mực ra nhiều, hỏng nét chữ. Ngoài ra cần lưu ý khi sử dụng là tuyệt đối không để đầu bút rơi xuống đất, sẽ khiến cho hạt gạo bị “gai”, khiến cho không sử dụng được nữa.
Trong thời gian sử dụng nên đều đặn rửa bút 1 tháng/1 lần để tránh hiện tượng cặn mực và bút sẽ dùng được lâu hơn.
Chiếc bút máy là một vật dụng không thể thay thế được của học sinh, cho dù hiện nay xã hội phát triển mang đến nhiều tiện ích số. Nhưng chúng ta không thể phụ nhận được công dụng của chiếc bút máy nhỏ xinh. Chiếc bút máy sẽ mãi là người bạn đồng hành của hàng triệu thế hệ học sinh trên con đường chinh phục tri thức.
Cây bút máy là sản phẩm công nghiệp.
Các thầy đồ, thư sinh ngày xưa thích dùng bút lông, mực tàu, nghiên mục. Đầu thế kỉ XX, các thầy thông, thầy kí trong công sở của Pháp mới có cà vạt, giấy da, bút máy giắt túi áo, phì phèo thuốc lá, “Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò” (Thơ Tú Xương). Thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, ai có xe đạp Phượng Hoàng để đi, có đài bán dẫn để nghe tin tức, ca nhạc, có bút máy Kim Tinh để xài, thế là sang, là oách. Gần đây, lại thấy một số ông bà Việt Kiều về thăm quê mặc váy, áo màu tha thướt, xức nước hoa thơm “điếc” mũi, tay xách túi ngoại, cổ và tai lấp lánh ngọc vàng, viết bằng bút máy ngoại “xịn” trăm đô, nghìn đô,… ai nhìn thấy cũng phải “loá mắt”.
Cây bút máy dùng để học tập, để ghi chép, viết lách rất thông dụng, tiện lợi. Nhưng có lúc, có thời, có người, cây bút máy còn là thứ để “khoe”, để tỏ rõ sự sang trọng, hơn người!
Cây bút máy có các bộ phận sau: thân bút, nắp bút, ngòi bút, lưỡi gà, ống đựng mực (ruột bút)… Thân bút, nắp bút thường bằng nhựa, có in rõ nhãn hiệu. Cặp bút được đính vào nắp bút, thường bằng kim loại màu vàng vừa để trang trí vừa để cặp vào túi áo cho tiện lợi. Ngòi bút máy hình lưỡi giáo nổi bật dòng chữ nhãn hiệu rất xinh, bằng thứ kim loại màu hoặc bạc, đầu mũi bút là “hạt gạo” trong, bé tí. Ngòi bút máy đính vào lưỡi gà ở cổ bút đều bằng nhựa cứng, màu đen. Ống đựng mực của bút máy có thể bằng cao su hoặc bằng túp nhựa.
Cây bút máy dài độ 15 cm, to bằng ngón tay út, bằng nhựa màu, cứng, có dáng hình khá đẹp. Mực bút máy (màu xanh, màu đen, màu tím) là thứ mực chuyên dụng; không thể dùng lẫn lộn vì dễ làm tắc nghẽn mực viết. Thỉnh thoảng phải lau chùi ngòi, phải “tắm rửa” bút máy thì bút máy mới hữu dụng, tiện lợi.
Có thể nói, cây bút máy là người bạn thân thiết, quý mến của mỗi chúng ta thời cặp sách. Bút mực tím, bút hoa sim… của nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà được học sinh ưa dùng, có tác dụng lớn trong việc luyện chữ, thi Vở sạch chữ đẹp của học sinh Tiểu học hiện nay.
CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download Văn mẫu Thuyết minh về cây bút máy Ngữ văn lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.