Logo

Bài văn Thuyết minh về chùa Yên Tử lớp 8 hay nhất

Bài văn Thuyết minh về chùa Yên Tử lớp 8 hay nhất là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nâng cao khả năng viết văn để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8
3.5
3 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo Văn mẫu Thuyết minh về chùa Yên Tử lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh mở rộng vốn từ và tham khảo thêm các ý tưởng cho bài viết của mình.

Dàn ý Thuyết minh về chùa Yên Tử mẫu số 1 chọn lọc

1. Mở bài

Giới thiệu về chùa Yên Tử (bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình).

2. Thân bài

Chùa Yên Tử Quảng Ninh là cách gọi tắt của khu di tích và danh lam thắng cảnh Yên Tử một trong những điểm nổi tiếng của du lịch Quảng Ninh.

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là Chùa Lân hay tên chữ là Long Động Tự là một ngôi chùa trên núi Yên Tử, thuộc địa phận thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Núi Yên Tử hiện còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Núi Yên tử là nơi vua Trần Nhân Tông tu hành và lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Hiện nay quần thể khu di tích thắng cảnh Trúc Lâm Yên Tử là một địa điểm tâm linh lớn nổi tiếng trong cả nước. Hằng năm đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan, lễ phật, tìm về cõi linh thiêng thư thái.

Đỉnh thiêng Yên Tử nằm trên độ cao khoảng 1068 m so với mực nước biển. Để lên tới đỉnh chùa bạn phải vượt qua hơn 6000 bậc đá, băng qua cánh rừng trúc, rừng thông cao ngút ngàn.

Thời gian thích hợp nhất đi chùa Yên Tử lễ bái và vãn cảnh là khoảng tháng Giêng hàng năm khi mùa lễ hội đầu xuân không khí tươi mới, cảnh vật tràn đầy sức sống, người dân nô nức đi trẩy hội.

3. Kết bài

Khái quát lại những giá trị của chùa Yên Tử nói riêng và các điểm du lịch khác nói chung, đồng thời nêu lên trách nhiệm của con người đối với cảnh quan của quốc gia.

Dàn ý Thuyết minh về chùa Yên Tử mẫu số 2 chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu về chùa Yên Tử .

2. Thân bài

- Giới thiệu về vị trí địa lí.

Yên Tử cách thị xã Uông Bí. Tỉnh Quảng Ninh 14 km về phía tây bắc. Núi Cánh Gà phía nam, dãy núi Bảo Đài ở phía bắc như những thành quách cổ xưa mở rộng cánh cửa dẫn khách hành hương bước vào thế giới Yên Tử. Suối Giải Oan nước trong veo uốn khúc, sỏi trắng và đá cuội rải đều. Đến xuân, rừng Yên Tử nảy lộc đơm hoa, hoa dành và hoa bướm vàng tươi, hoa hải đường và hoa thủy tiên nở bung những cánh mỏng phớt tím.

- Thuyết minh về từng bộ phận của chùa Yên Tử

Cảnh vật xung quanh cây cối,…

Bên trong chùa.

Nơi sinh hoạt chính

- Vị trí của chùa đối với Việt Nam và trên thế giới

3. Kết bài

Khái quát tầm quan trọng của chùa đưa ra dự đoán hướng phát triển trong tương lai

Bài văn mẫu Thuyết minh về chùa Yên Tử chọn lọc hay nhất

Vốn là là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh “đất tổ Phật giáo Việt Nam”. Núi Yên Tử là ngọn núi thuộc dãy cánh cung Đông Triều thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên còn có tên gọi là Bạch Vân sơn, núi rừng Yên Tử nổi tiếng là nơi có khung cảnh ngoạn mục và được mệnh danh là một trong những cảnh quan đẹp nhất đất Việt. Trên đỉnh núi thiêng Yên Tử còn có một khu di tích lịch sử với những ngôi chùa và tháp cổ cùng rừng cây cổ thụ lâu đời. Đỉnh Yên Tử cũng trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng, tu hành và lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

700 năm trước, sau chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông, vị vua anh hùng Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con để lên Yên Tử tu hành, nghiên cứu giáo lý nhà Phật, gắn kết với triết lý nhân sinh dân tộc để hình thành và sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm với tư tưởng “nhập thế”, “tu tại tâm” mà ở đó, đạo không tách biệt đời. Ðạo phải thể nghiệm ngay trong cuộc sống. Có thể nói, dòng thiền là sự hòa hợp tuyệt vời giữa tinh thần dân tộc và tôn giáo, giữa tư tưởng và đạo đức, giữa đạo và đời. Ngày nay, những tư tưởng này đã được truyền bá rộng với nhiều trung tâm Thiền phái Trúc Lâm trong nước và ngoài nước, không chỉ thu hút người Việt mà còn được nhiều người nước ngoài quan tâm theo học và tu hành.

Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10m, có kiến trúc hài hòa với khung cảnh thiên nhiên chung quanh, không cầu kỳ bay lượn nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Tiếp đó tới chùa Hoa Yên với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Chùa Hoa Yên nằm ở độ cao 543m, được xây mới hoàn toàn thay cho chùa cũ đã có từ 30 năm trước. Ngôi chùa mới mang phong cách kiến trúc thời Trần – Lê, kiểu “nội công ngoại quốc”, chung quanh có nhà ngang, dãy dọc phục vụ việc hành lễ và nơi ở của sư trụ trì và tăng ni. Trước chùa có tam quan, bảo tháp, trung tâm là tam bảo, hành lang, lầu chuông và trống, cuối cùng là nhà tổ, lợp ngói mũi hài, ngói bò hình hoa chanh xếp bờ nóc. Phía trên độ cao 700m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi.

Đường đi lên chùa đồng Yên Tử

Chùa Đồng là nơi dừng chân cao nhất của du khách. Chùa được khởi dựng vào thời Hậu Lê với tên gọi “Thiên Trúc Tự”. Chùa Đồng được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất cao 3m, rộng 12m2 và nặng 60 tấn. Từ năm 2010, tại khu vực Chùa Đồng đã khởi công và khánh thành bức tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ngồi trên bệ được làm bằng bê tông cốt thép ốp đá điêu khắc. Bức tượng cao hơn 3m, đài sen hơn 2m, thân tượng đồng cao 9,9m, được dựng trên khu đất rộng 2 200m2 gồm khu vực đặt tượng, sân hành lễ, không gian tượng An Kỳ Sinh, sân tập kết và các công trình khác.

Dọc đường còn có một số điểm tham quan như: Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Ðiếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Ðây là công trình thiền viện lớn nhất nước có cổng Tam quan, tòa chính điện, nhà thờ Tam Tổ, lầu trống, lầu chuông, nhà trưng bày, nhà khách, phòng thiền với kiến trúc đẹp và hoành tráng, uy nghi, điểm tô chốn non thiêng Yên Tử thêm phần khang trang, bề thế, góp phần bảo tồn, nghiên cứu các thư tịch cổ, ấn phẩm văn hóa Phật giáo Việt Nam, tạo điều kiện cho tăng ni, phật tử Trúc Lâm trong cả nước đến giảng đạo và tu thiền.

Đường lên đến Chùa Đồng khá cheo leo hiểm trở và khó đi, ngày xưa, du khách phải mất 5-6 tiếng đồng hồ để lên được tới nơi. Những năm gần đây, chùa Yên Tử đã được các cấp, ngành quan tâm, Ban quản lý Khu di tích đã đầu tư xây dựng hệ thống cáp treo với 2 trạm. Trạm đầu dài trên 1,2km lên tới độ cao 450m gần Chùa Hoa Yên và trạm thứ hai từ Chùa Hoa Yên lên đến gần Chùa Đồng. Với hệ thống cáp treo này, du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao với những cây tùng, cây đại hàng trăm năm tuổi xen kẽ trong rừng cây xanh tươi và hít thở không khí trong lành.

Còn đường bộ thì cũng đã được xây dựng bằng những bậc đá có lan can và một hệ thống những cột đèn từ dưới chân núi lên tới chùa Đồng để phục vụ du khách trong và ngoài nước về với Yên Tử, lễ Phật và tham quan.

Đầu Xuân đi lễ chùa, được ngắm nhìn phong cảnh núi non Yên Tử hùng vĩ, được tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc cổ từ thời đại nhà Trần với những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh vô giá, thật không còn niềm vui nào bằng.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download Văn mẫu Thuyết minh về chùa Yên Tử Ngữ văn lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.5
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status