Logo

2 Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Văn 2022 - Phần 2 (Có đáp án)

Tổng hợp 2 bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Văn 2022 - Phần 2 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm biên soạn và chia sẻ. Hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả.
2.5
3 lượt đánh giá

Kì thi giữa kì 2 sắp tới, chúng tôi xin giới thiệu đến các em 2 bộ đề thi giữa kì 2 môn Văn lớp 11 - Phần 2 năm 2022 có lời giải chi tiết. Nội dung bám sát theo chương trình học trong nhà trường. Giúp các bạn học sinh ôn tập và luyện tập làm quen với nhiều dạng đề, đồng thời cũng chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Đề thi giữa học kì 2 môn Văn 11 năm 2022 - Đề số 1

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi từng nói “Tôi tin là mọi thứ sẽ thay đổi”. Sau đó tôi học được rằng, mọi thứ sẽ thay đổi khi chính tôi thay đổi.

Đừng nói: “Nếu có thể thì tôi đã làm rồi” mà hãy hỏi: “Nếu có thể thì tôi sẽ làm”. Đôi khi, việc bạn chọn cái nào không quan trọng. Quan trọng là bạn phải chọn! Bạn không thể tiến lên nếu không chịu đưa ra quyết định.

Chúng ta thường thay đổi bản thân vì một trong hai lý do, niềm cảm hứng hoặc nỗi tuyệt vọng. Nếu không thích hiện tại thì hãy thay đổi nó. Bạn đâu phải là một cái cây.

Một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là làm bất cú điều gì ở danh sách “Tôi nên làm” trong tâm trí bạn.

Mọi dạng thức sống đều nỗ lực vươn tới cực hạn ngoại trừ con người. Một cái cây sẽ mọc cao đến chừng nào? Cao đến hết mức có thể. Trong khi đó con người lại được trao đặc quyền chọn lựa. Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn.

Vậy sao không nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức và xem mình có thể làm được gì?

Đôi khi quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm.

Đích đến thì không thể thay đổi sau một đêm nhưng hướng đi đến đó thì có thể đấy!

Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội.

(Thay đổi/lựa chọn/quyết định, Jim Rohn, Triết lý cuộc đời, NXB Lao động)

Câu 1: Theo tác giả, một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là gì?

Câu 2: Vì sao tác giả lại cho rằng chúng ta nên nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức?

Câu 3: Theo anh/chị, vì sao quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm?

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ)

Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 năm 2022 (Đề số 1)

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1:

Một trong những cách tốt nhất để thay đổi cuộc đời là làm bất cứ điều gì xuất hiện trong danh sách “Tôi nên làm”

Câu 2:

- Chúng ta nên nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức vì con người chúng ta được trao đặc quyền chọn lựa. Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn.

Câu 3:

- Quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm vì có những lựa chọn rất dễ đưa ra quyết định nhưng cũng có những lựa chọn không dễ đưa ra quyết định; để đưa ra được quyết định của mình, chúng ta phải nghiền ngẫm thật kĩ vấn đề, cân nhắc kết quả có thể đạt được khi quyết định được thực hiện.

Câu 4:

- Đồng tình với ý kiến “Mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi”.

- Vì: Nếu chúng ta không thay đổi trong (cảm xúc, nhận thức, hành động) thì mọi thứ khác có thay đổi cũng chẳng khiến ta thay đổi được.

II. LÀM VĂN

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh, tập thơ Nhật ký trong tù

- Giới thiệu về bài thơ Chiều tối

2. Thân bài

* Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên đầy tính ước lệ của thi ca cổ điển

- Hình ảnh cánh chim

+ Cánh chim bay về tổ ấm, về nơi núi rừng khi chiều buông xuống là hình ảnh quen thuộc mang nghĩa tượng trưng cho buổi chiều tà, vừa gợi không gian, vừa gợi thời gian.

+ Sự tương đồng với con người: suốt một ngày bay đi kiếm ăn, cánh chim đã mỏi đang bay về tổ ấm để nghỉ ngơi, người tù cũng mệt mỏi sau 1 ngày lê bước đường trường cũng đang khao khát tìm được 1 nơi để nghỉ tạm.

- Hình ảnh chòm mây cô đơn, lẻ loi

+ Gợi cảm giác về cái cao rộng, trong trẻo, êm ả của chiều thu nơi núi rừng.

+ Gợi tâm hồn ung dung, thư thái của người tù.

+ Gợi tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người tù.

=> Hai câu thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại (chú ý cảnh ngộ của tù nhân và những rung động dạt dào, bản lĩnh chiến sĩ, chất thép ẩn đằng sau chất tình)

* Hai câu sau: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người.

- Hình ảnh cô gái xay ngô (hình ảnh trung tâm của bức tranh chiều tối nơi núi rừng): vẻ trẻ trung, khỏe khoắn, sống động đem lại chút hơi ấm, hạnh phúc cho con người, làm giảm đi cái không khí âm u, lạnh lẽo của núi rừng heo hút.

- Hình ảnh lò than rực hồng: là “điểm ngời sáng trong thơ”. Chữ “hồng” là “nhãn tự” của bài thơ, nó đem đến giữa màn đêm một màu đỏ rực, đó là màu đỏ trong tình cảm của Bác, là niềm tin, lạc quan yêu đời, là niềm cảm thông chia sẻ với những vất vả, niềm vui của người lao động dù Người đang phải sống trong cảnh tù đày.

=> Sự vận động của hình tượng trong thơ Bác: từ bóng tối ra ánh sáng, từ buồn tới niềm vui, từ lạnh lẽo cô đơn sang ấm nóng tình người...

* Nghệ thuật

- Cổ điển kết hợp với hiện đại.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 Ngữ văn 2022 - Đề số 2

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh 

Ai biết tình ai có đậm đà?

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

Câu 1. Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” mang sắc thái ý nghĩa như thế nào? 

Câu 2. Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất. 

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Câu 4. Từ “kịp” trong câu thơ “Có chở trăng về kịp tối nay?” đã giúp người đọc hiểu gì về tình cảnh và tâm trạng của Hàn Mặc Tử? 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15- 20 dòng) trình bày cảm nhận của anh/ chị về câu thơ cuối bài: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. 

Câu 2: Đánh giá về thơ Huy Cận, có ý kiến cho rằng: Nếu như Xuân Diệu là nhà thơ của cảm thức thời gian, thì Huy Cận lại là nhà thơ của những ám ảnh không gian. Tràng giang là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận.

Anh, chị hãy phân tích hình ảnh tạo vật thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai khổ đầu bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận. 

Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Văn 11 năm 2022 (Đề số 2)

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1: 

Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” mang sắc thái ý nghĩa:

- Hỏi, hờn trách, nhắc nhở, mời mọc.

- Thực chất là lời Hàn Mặc Tử tự vấn lòng mình với bao tiếc nhớ, xót xa.

Câu 2:

Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất: Cảnh vườn thôn Vĩ tràn đầy sức sống trong buổi sớm mai qua hồi ức của nhà thơ.

Câu 3:

Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

- Điệp từ “nắng”: nhấn mạnh ánh nắng ban mai rực rỡ. 

- So sánh “xanh như ngọc”: Hình ảnh trở nên sinh động, cụ thể; khắc họa vẻ xanh tươi, mơn mởn, tràn đầy sức sống của khu vườn.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Từ “kịp” trong câu thơ “Có chở trăng về kịp tối nay?” đã giúp người đọc hiểu gì về tình cảnh và tâm trạng của Hàn Mặc Tử?

- Tình cảnh: Hàn Mặc Tử đang chạy đua với thời gian, đối diện với cái chết trong những ngày tháng bệnh tật.

- Tâm trạng: Chờ mong khắc khoải một điều gì đó gần như là vô vọng.

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15- 20 dòng) trình bày cảm nhận của anh/ chị về câu thơ cuối bài: “Ai biết tình ai có đậm đà?”.

- Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,… 

- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh đảm bảo nội dung sau:

+ Dẫn câu thơ 

+ Đại từ phiếm chỉ “ai”gợi 2 cách hiểu: Nhà thơ làm sao biết được tình người xứ Huế có đậm đà hay không? Người xứ Huế có biết cho tình cảm của nhà thơ đối với thiên nhiên và con người nơi đây rất đậm đà? 

+ Câu hỏi cuối bài thơ dường như là lời đáp cho câu hỏi mở đầu.

+ Câu thơ kết thúc bài thơ mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm thiết
 tha với cuộc đời.

Câu 2:

Yêu cầu chung:

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của học sinh, đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương của mình để làm bài.

- Học sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, phân tích không được thoát li tác phẩm.

Yêu cầu cụ thể:

Vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

Khổ 1:

- Cảnh: sông nước mênh mông, vươn xa, mở rộng, đối lập là những hình ảnh bé nhỏ, lạc loài: thuyền, củi.

- Tâm trạng: nỗi buồn, cô đơn của con người trước tạo vật vô cùng, nỗi buồn của cái tôi thơ Mới.

- Nghệ thuật: đối lập, đảo ngữ, sáng tạo hình ảnh, từ láy, từ Hán Việt...

Khổ 2:

- Cảnh đôi bờ sông hiu hắt, không gian mở rộng thêm nhiều chiều

- Tâm trạng: nỗi buồn hiu hắt, cô đơn, bé nhỏ trước tạo vật vô cùng

- Nghệ thuật: đối lập, từ láy, lấy động tả tĩnh, dùng từ sáng tạo.

Tham khảo thêm:

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về 2 bộ đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 11 - Phần 2 năm 2022 có lời giải chi tiết, đây đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
2.5
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status