Kì thi cuối học kì 2 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống có lời giải chi tiết của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã dày công sưu tầm Bộ 4 Đề thi Vật lý lớp 7 học kì 2 năm 2021 Trường THCS Gia Thụy, Hà Nội có đáp án và lời giải chi tiết, hỗ trợ các em làm quen với cấu trúc đề thi môn Vật lý lớp 7 cùng nội dung kiến thức và các dạng bài tập thường xuất hiện. Mời các em cùng quý thầy cô theo dõi đề tại đây.
Tham khảo thêm một số đề thi học kì 2 lớp 7 khác (xem nhiều):
TRẮC NGHIỆM (5 điểm):
Tô vào phiếu trắc nghiệm ô tròn tương ứng chữ cái đứng trước đáp án em chọn.
Câu 1: Trong mạch điện có sơ đồ như hình vẽ bên, các ampe kế A1, A2 và A3 có số chỉ tương ứng là I1, I2 và I3. Giữa các số chỉ này có mối quan hệ nào dưới đây?
A. I1 = I2 = I3
B. I1 > I2 > I3.
C. I1 = I3 ≠ I2 .
D. I1 < I2 < I3
Câu 2: Dòng điện trong các dây dẫn kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. Các êlectrôn tự do này do đâu mà có?
A. Do các electron này bứt khỏi nguyên tử kim loại và chuyển động tự do trong dây dẫn.
B. Do các dây dẫn này bị nhiễm điện khi nhận thêm các electron.
C. Do các nguồn điện sản ra các electron và đẩy chúng dịch chuyển trong các dây dẫn.
D. Do kim loại có khả năng tự hút các electron từ các vật khác.
Câu 3: Dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện chạy qua nó có thể làm vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng?
A. Bóng đèn sợi đốt
B. Máy thu thanh
C. Bóng đèn tuýp.
D. Bóng đèn bút thử điện.
Câu 4: Khi bóng đèn pin sáng bình thường thì dòng điện chạy qua nó có cường độ vào khoảng 0,3A. Nên sử dụng ampe kế có giới hạn đo nào dưới đây là thích hợp nhất để đo cường độ dòng điện này?
A. 250 mA
B. 0,5A
C. 0,3A
D. 2,0A
Câu 5: Trong các cụm vật dụng liệt kê dưới đây, cụm nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
A. Máy bơm nước, bàn là, bút thử điện, đồng hồ điện.
B. Ấm điện, máy tính bỏ túi, máy chụp ảnh tự động, chuông điện.
C. Nồi cơm điện, quạt điện, ra đi ô, tivi.
D. Bếp điện, bóng đèn dây tóc, nồi cơm điện, bàn là, lò sưởi điện.
Câu 6: Vật nào dưới đây đang có dòng điện chạy qua?
A. Một chiếc pin con thỏ đặt trong quầy bán đồ điện.
B. Một chiếc đèn pin đã lắp pin nhưng chưa bật công tắc.
C. Đồng hồ dùng pin đang chạy.
D. Một thước nhựa đã được cọ xát.
Câu 7: Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào?
A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
B. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch.
C. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
D. Chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 8: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?
A. Một đoạn ruột bút chì.
B. Một mảnh thủy tinh.
C. Một đoạn dây nhựa.
D. Một đoạn dây cao su.
Câu 9: Mắc ampe kế để đo cường độ dòng điện đi qua đèn trong trường hợp nào ở hình dưới là
đúng?
A. Hình 2
B. Hình 4
C. Hình 3
D. Hình 1
Câu 10: Electron tự do có nhiều trong vật nào dưới đây?
A. Mảnh nhôm.
B. Mảnh giấy khô.
C. Mảnh nilông.
D. Mảnh nhựa.
Câu 11: Vôn kế trong sơ đồ nào đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn?
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
Câu 12: Đèn LED sáng là do tác dụng nào dưới đây?
A. Tác dụng nhiệt của dòng điện.
B. Tác dụng hoá học của dòng điện.
C. Tác dụng phát sáng của dòng điện.
D. Tác dụng từ của dòng điện.
Câu 13: Có 5 đoạn dây là dây len, dây đồng, dây cao su, dây nhôm và dây nhựa. Ở điều kiện bình thường câu khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Dây len, dây cao su và dây nhôm là vật cách điện.
B. Dây đồng, dây nhựa, dây nhôm là vật dẫn điện.
C. Dây đồng, dây cao su và dây nhôm là vật dẫn điện.
D. Dây len, dây cao su và dây nhựa là vật cách điện.
Câu 14: Nam châm điện hoạt động là do tác dụng nào dưới đây?
A. Tác dụng nhiệt của dòng điện.
B. Tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện.
C. Tác dụng hóa học của dòng điện.
D. Tác dụng từ của dòng điện.
Câu 15: Trong y học người ta đã ứng dụng tác dụng nào của dòng điện để châm cứu chữa một số bệnh?
A. Tác dụng phát sáng của dòng điện.
B. Tác dụng sinh lí của dòng điện
C. Tác dụng hóa học của dòng điện
D. Tác dụng nhiệt của dòng điện
Câu 16: Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp thì hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có mối quan hệ nào dưới đây?
A. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế hai đầu mỗi đèn.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế hai đầu mỗi đèn.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn.
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch lớn hơn tổng các hiệu điện thế hai đầu mỗi đèn.
Câu 17: Số vôn ghi trên mỗi bóng đèn hoặc trên mỗi dụng cụ điện có ý nghĩa gì?
A. Là giá trị của hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ đó khi có dòng điện chạy qua chúng.
B. Là giá trị của hiệu điện thế định mức cần phải đặt vào hai đầu dụng cụ đó để nó hoạt động bình thường.
C. Là giá trị của hiệu điện thế nhỏ nhất được phép đặt vào hai đầu dụng cụ đó.
D. Là giá trị của hiệu điện thế cao nhất không được phép đặt vào hai đầu dụng cụ đó.
Câu 18: Cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng sunfat đựng trong một bình điện phân. Kết quả nào sau đây thể hiện tác dụng hóa học của dòng điện?
A. Làm dung dịch này nóng lên.
B. Làm đổi màu của hai thỏi than nối với hai cực của nguồn điện.
C. Làm đổi màu của thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
D. Làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn.
Câu 19: Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng 0:
A. Giữa hai cực của một pin trong mạch kín thắp sáng bóng đèn.
B. Giữa hai cực của một pin còn mới trong mạch hở.
C. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 2,5V khi chưa mắc vào mạch.
D. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.
Câu 20: Chọn câu nhận xét không đúng.
A. Hiệu điện thế giữa hai đầu của một đèn càng lớn thì số chỉ của ampe kế đo cường độ dòng điện đi qua bóng đèn đó càng lớn.
B. Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế. Đơn vị đo hiệu điện thế là Vôn (V).
C. Dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng nhỏ.
D. Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện. Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe (A).
TỰ LUẬN ( 5 điểm)
Bài 1 (2 điểm): Vào những ngày trời hanh khô, khi dùng lược nhựa chải tóc thường có hiện tượng một vài sợi tóc bị đẩy dựng đứng lên.
a. Giải thích hiện tượng trên?
b. Nếu tóc bị nhiễm điện dương thì lược nhiễm điện loại gì? Khi đó các electron dịch chuyển từ vật nào sang vật nào?
Bài 2 (3 điểm): Cho mạch điện gồm: Nguồn điện; hai bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp; một ampe kế A đo cường độ dòng điện chạy trong mạch điện; vôn kế V1 đo hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn Đ1, một công tắc K đóng; một số đoạn dây dẫn đủ dùng.
a. Vẽ sơ đồ mạch điện.
b. Trên bóng đèn Đ1 có ghi 2,5V. Hỏi có thể mắc đèn này vào hiệu điện thế là bao nhiêu để nó không bị hỏng? (Giải thích).
c. Biết ampe kế A chỉ 0,25A. Tính cường độ dòng điện đi qua đèn Đ1 và cường độ dòng điện đi qua đèn Đ2 khi đó?
d. Biết hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 6V và số chỉ của vôn kế V1 là 2,5V. Tìm hiệu điện thế hai đầu đèn Đ2?
e. Nếu bóng đèn Đ2 trong mạch bị hỏng. Tìm số chỉ của vôn kế V1 và ampe kế trong mạch khi đó?
Trắc nghiệm (5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đ/án | A | A | A | B | D | C | D | A | D | A | B | C | D | D | B | B | B | C | C | C |
Tự luận (5 điểm):
Bài 1 (2 điểm):
a) Tóc cọ xát với lược nên các sợi tóc bị nhiễm điện cùng loại =>
chúng đẩy nhau.
b) Tóc nhiễm điện dương => lược nhiễm điện âm. Khi đó các electron dịch chuyển từ tóc sang lược.
Bài 2 (3 điểm)
a) Vẽ đúng sơ đồ mạch điện 1
b) Nêu được Uđm = 2,5V.
- Mắc đèn vào hiệu điện thế U = Uđm = 2,5V 0,5
c) Đ1 nt Đ2 nên I = I1 = I2 = 0,25A 0,5
d) Đ1 nt Đ2 nên U = U1 + U2 => U2 = U – U1 = 6 – 2,5 = 3,5V 0,5
e) Đ2 hỏng, trong mạch không có dòng điện chạy qua => ampe kế
chỉ 0A; V1 chỉ 0V 0,5
TRẮC NGHIỆM (5 điểm):
Tô vào phiếu trắc nghiệm ô tròn tương ứng chữ cái đứng trước đáp án em chọn.
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng 0:
A. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 2,5V khi chưa mắc vào mạch.
B. Giữa hai cực của một pin trong mạch kín thắp sáng bóng đèn.
C. Giữa hai cực của một pin còn mới trong mạch hở.
D. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.
Câu 2: Đèn LED sáng là do tác dụng nào dưới đây?
A. Tác dụng hoá học của dòng điện.
B. Tác dụng từ của dòng điện.
C. Tác dụng phát sáng của dòng điện.
D. Tác dụng nhiệt của dòng điện.
Câu 3: Khi bóng đèn pin sáng bình thường thì dòng điện chạy qua nó có cường độ vào khoảng 0,3A. Nên sử dụng ampe kế có giới hạn đo nào dưới đây là thích hợp nhất để đo cường độ dòng điện này?
A. 0,5 A
B. 0,3 A
C. 2,0 A
D. 250 mA
Câu 4: Nam châm điện hoạt động là do tác dụng nào dưới đây?
A. Tác dụng nhiệt của dòng điện.
B. Tác dụng hóa học của dòng điện.
C. Tác dụng từ của dòng điện.
D. Tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện.
Câu 5: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?
A. Một đoạn dây nhựa.
B. Một mảnh thủy tinh.
C. Một đoạn ruột bút chì.
D. Một đoạn dây cao su.
Câu 6: Dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện chạy qua nó có thể làm vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng?
A. Bóng đèn tuýp.
B. Máy thu thanh
C. Bóng đèn bút thử điện.
D. Bóng đèn sợi đốt
Câu 7: Vật nào dưới đây đang có dòng điện chạy qua?
A. Một chiếc pin con thỏ đặt trong quầy bán đồ điện.
B. Một chiếc đèn pin đã lắp pin nhưng chưa bật công tắc.
C. Đồng hồ dùng pin đang chạy.
D. Một thước nhựa đã được cọ xát.
Câu 8: Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào?
A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
B. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch.
C. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
D. Chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 9: Dòng điện trong các dây dẫn kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. Các êlectrôn tự do này do đâu mà có?
A. Do các dây dẫn này bị nhiễm điện khi nhận thêm các electron.
B. Do các electron này bứt khỏi nguyên tử kim loại và chuyển động tự do trong dây dẫn.
C. Do kim loại có khả năng tự hút các electron từ các vật khác.
D. Do các nguồn điện sản ra các electron và đẩy chúng dịch chuyển trong các dây dẫn.
Câu 10: Chọn câu nhận xét không đúng.
A. Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện. Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe (A).
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu của một đèn càng lớn thì số chỉ của ampe kế đo cường độ dòng điện đi qua bóng đèn đó càng lớn.
C. Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế. Đơn vị đo hiệu điện thế là Vôn (V).
D. Dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng nhỏ.
Câu 11: Trong các cụm vật dụng liệt kê dưới đây, cụm nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
A. Bếp điện, bóng đèn dây tóc, nồi cơm điện, bàn là, lò sưởi điện.
B. Máy bơm nước, bàn là, bút thử điện, đồng hồ điện.
C. Nồi cơm điện, quạt điện, ra đi ô, tivi.
D. Ấm điện, máy tính bỏ túi, máy chụp ảnh tự động, chuông điện.
Câu 12: Electron tự do có nhiều trong vật nào dưới đây?
A. Mảnh đồng.
B. Mảnh giấy khô.
C. Mảnh nilông.
D. Mảnh nhựa.
Câu 13: Mắc ampe kế để đo cường độ dòng điện đi qua đèn trong trường hợp nào ở hình dưới là
đúng?
A. Hình 2
B. Hình 4
C. Hình 3
D. Hình 1
Câu 14: Có 5 đoạn dây là dây len, dây đồng, dây cao su, dây nhôm và dây nhựa. Ở điều kiện bình thường câu khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Dây len, dây cao su và dây nhôm là vật cách điện.
B. Dây đồng, dây nhựa, dây nhôm là vật dẫn điện.
C. Dây đồng, dây cao su và dây nhôm là vật dẫn điện.
D. Dây len, dây cao su và dây nhựa là vật cách điện.
Câu 15: Vôn kế trong sơ đồ nào đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn?
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
Câu 16: Trong y học người ta đã ứng dụng tác dụng nào của dòng điện để châm cứu chữa một số bệnh?
A. Tác dụng phát sáng của dòng điện.
B. Tác dụng sinh lí của dòng điện
C. Tác dụng hóa học của dòng điện
D. Tác dụng nhiệt của dòng điện
Câu 17: Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp thì hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có mối quan hệ nào dưới đây?
A. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế hai đầu mỗi đèn.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn.
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
Câu 18: Số vôn ghi trên mỗi bóng đèn hoặc trên mỗi dụng cụ điện có ý nghĩa gì?
A. Là giá trị của hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ đó khi có dòng điện chạy qua chúng.
B. Là giá trị của hiệu điện thế định mức cần phải đặt vào hai đầu dụng cụ đó để nó hoạt động bình thường.
C. Là giá trị của hiệu điện thế nhỏ nhất được phép đặt vào hai đầu dụng cụ đó.
D. Là giá trị của hiệu điện thế cao nhất không được phép đặt vào hai đầu dụng cụ đó.
Câu 19: Cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng sunfat đựng trong một bình điện phân. Kết quả nào sau đây thể hiện tác dụng hóa học của dòng điện?
A. Làm dung dịch này nóng lên.
B. Làm đổi màu của hai thỏi than nối với hai cực của nguồn điện.
C. Làm đổi màu của thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
D. Làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn.
Câu 20: Trong mạch điện có sơ đồ như hình vẽ bên, các ampe kế A1, A2 và A3 có số chỉ tương ứng là I1, I2 và I3. Giữa các số chỉ này có mối quan hệ nào dưới đây?
A. I1 = I2 = I3
B. I1 > I2 >I3.
C. I1 = I3 ≠ I2 .
D. I1 < I2<I3
TỰ LUẬN ( 5 điểm)
Bài 1 (2 điểm): Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh vải len rồi đưa thước nhựa lại gần quả cầu xốp thì thấy thước nhựa hút quả cầu xốp.
a. Giải thích hiện tượng trên?
b. Nếu thước nhựa nhiễm điện âm thì mảnh len nhiễm điện gì? Khi đó các electron dịch chuyển từ vật nào sang vật nào?
Bài 2 (3 điểm): Cho mạch điện gồm: Nguồn điện; hai bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp; một ampe kế A đo cường độ dòng điện chạy trong mạch điện; vôn kế V2 đo hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn Đ2, một công tắc K đóng; một số đoạn dây dẫn đủ dùng.
a. Vẽ sơ đồ mạch điện.
b. Trên bóng đèn Đ2 có ghi 3V. Hỏi có thể mắc đèn này vào hiệu điện thế là bao nhiêu để nó không bị hỏng? (Giải thích).
c. Biết ampe kế A chỉ 0,15A. Tính cường độ dòng điện đi qua đèn Đ1 và cường độ dòng điện đi qua đèn Đ2 khi đó?
d. Biết hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 5V và số chỉ của vôn kế V2 là 3V. Tìm hiệu điện thế hai đầu đèn Đ1?
e. Nếu bóng đèn Đ1 trong mạch bị hỏng. Tìm số chỉ của vôn kế V2 và ampe kế trong mạch khi đó?
Trắc Nghiệm (5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đ/án | A | C | A | C | C | D | C | D | B | D | A | A | D | D | B | B | B | B | C | A |
Tự luận (5 điểm):
Bài 1(2 điểm)
a. Thước nhựa cọ xát với mảnh len khô nên bị nhiễm điện. Do đó thước có thể hút được các vật nhẹ như quả cầu xốp.
b. Thước nhựa nhiễm điện âm => mảnh len nhiễm điện dương. Khi đó các electron dịch chuyển từ mảnh len sang thước.
Bài 2 (3 điểm)
a. Vẽ đúng sơ đồ mạch điện
b. Nêu được Uđm = 3V.
- Mắc đèn vào hiệu điện thế U = Uđm = 3V
c. Đ1 nt Đ2 nên I = I1 = I2 = 0,15A
d. Đ1 nt Đ2 nên U = U1 + U2 => U1 = U – U2 = 5 – 3 = 2V
e. Đ1 hỏng, trong mạch không có dòng điện chạy qua => ampe kế
chỉ 0A; V2 chỉ 0V
→ Mời các em xem tại file tải về miễn phí dưới đây!
Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi đầy đủ các môn được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về trọn Bộ 4 Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 7 năm 2021 THCS Gia Thụy - Hà Nội (Có đáp án) file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!