Logo

Bài tập trắc nghiệm Sử 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp (có đáp án)

Tổng hợp bộ bài tập trắc nghiệm Sử 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp (có đáp án). Nội dung bám sát kiến thức trọng tâm, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn tập hiệu quả.
2.8
4 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp (có đáp án) được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Bộ 24 trắc nghiệm Sử Bài 22 lớp 11: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

A. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ

Câu 1: Năm 1897, thực dân Pháp cử nhân vật nào sang làm Toàn quyền Đông Dương? 

A. Rivie        

B. Gácniê 

C. Pôn Đume        

D. Bôlaéc

Câu 2: Qua cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào được từng bước du nhập vào Việt Nam? 

A. Phương thức sản xuất phong kiến 

B. Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp 

C. Phương thức sản xuất thực dân 

D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Câu 3: Thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để tăng lợi nhuận? 

A. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa 

B. Phương thức bóc lột phong kiến 

C. Phương thức bóc lột thực dân 

D. Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa

Câu 4: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào? 

A. 1895 - 1918 

B. 1896 - 1914 

C. 1897 - 1914 

D. 1898 – 1918

Câu 5: Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương? 

A. Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự 

B. Bóc lột để làm giàu cho chính quốc 

C. Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp 

D. Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 6: Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất? 

A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp. 

B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân. 

C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.

D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.

Câu 7: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là 

A. Kinh tế nông nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triển 

B. Kinh tế chuyển biến mang tính chất cục bộ, lệ thuộc vào Pháp 

C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh, mạnh 

D. Hệ thống đường giao thông được mở rộng

Câu 8: Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất? 

A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa 

B. Kinh tế phong kiến 

C. Kinh tế nông nghiệp thuần túy 

D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân

Câu 9: Cơ cấu vốn đầu tư vào Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thành phần kinh tế nào chiếm tỉ trọng lớn nhất? 

A. Tư bản nhà nước 

B. Tư bản tư nhân 

C. Tư bản ngân hàng 

D. Tư bản công nghiệp

Câu 10: Cầu Đu-me là tên gọi khác của cây cầu nào được thực dân Pháp xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

A. Cầu Chương Dương 

B. Cầu Long Biên

C. Cầu Tràng Tiền

D. Cầu Hàm Rồng

Câu 11: Giai cấp mới nào trong xã hội Việt Nam ra đời ngay trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

A. Giai cấp công nhân và tư sản.

B. Giai cấp tư sản.

C. Giai cấp tiểu tư sản.

D. Giai cấp công nhân.

Câu 12: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp nền kinh tế Việt Nam

A. Phát triển nhanh, cân đối.

B. Phát triển đều khắp ở nhiều lĩnh vực.

C. Không phụ thuộc vào chính quốc.

D. Cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu.

B. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI

Câu 1: Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Học sinh, sinh viên.

B. Tiểu thương, địa chủ.

C. Nhà báo, nhà giáo.

D. Chủ các hãng buôn, xưởng sản xuất đại lí cung ứng và tiêu thụ.

Câu 2: Tầng lớp tư sản dân tộc ra đời xuất phát từ 

A. một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.

B. một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh. 

C. một số tiểu tư sản vốn có ít vốn chuyển hướng kinh doanh. 

D. từ Pháp du nhập vào Việt Nam.

Câu 3: Trong quá trình thống trị Việt Nam, thực dân Pháp đã dựa vào lực lượng xã hội nào để làm chỗ dựa?

A. giai cấp tư sản dân tộc 

B. đại địa chủ phong kiến 

C. giai cấp nông dân 

D. giai cấp công nhân

Câu 4: Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là 

A. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản 

B. Địa chủ phong kiến và tư sản 

C. Địa chủ phong kiến và nông dân 

D. Công nhân và nông dân

Câu 5: Nguồn gốc xuất thân chủ yếu của giai cấp công nhân Việt Nam là từ giai cấp 

A. Nông dân 

B. Thợ thủ công 

C. Nô tì        

D. Binh lính

Câu 6: Vì sao phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX còn mang tính tự phát? 

A. Vì họ đấu tranh chưa mạnh mẽ, chưa kiên quyết 

B. Vì họ đấu tranh chỉ đòi quyền lợi về kinh tế 

C. Vì họ chưa quan tâm đòi các quyền tự do dân chủ 

D. Vì sự đàn áp dã man của thực dân Pháp

Câu 7: Nguyên nhân nào dẫn đến đời sống của nông dân Việt Nam này càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất? 

A. Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh 

B. Không quan tâm phát triển nông nghiệp 

C. Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất. 

D. Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên

Câu 8: Những chuyển biến về kinh tế- xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam? 

A. Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt 

B. Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển 

C. Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại 

D. Tạo cơ sở bên trong để bùng nổ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản

Câu 9: Những chuyển biến về kinh tế xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914)  của thực dân Pháp đã:

A. Giúp các sĩ phu phong kiến Việt Nam chuyển hẳn sang lập trường tư sản.

B. Thúc đẩy phong trào công nhân từng bước chuyển từ tự phát sang tự giác.

C. Tạo điều kiện dẫn tới sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.

D. Tạo điều kiện dẫn tới sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Câu 10: Bộ phận đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam xuất hiện sớm nhất ở ngành kinh tế nào? 

A. Công nghiệp khai mỏ 

B. Nông nghiệp 

C. Giao thông vận tải 

D. Công nghiệp chế biến

Câu 11: Nhà tư sản nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được mệnh danh là “ông vua đường thủy”? 

A. Bạch Thái Bưởi 

B. Nguyễn Hữu Hào 

C. Lê Phát Đạt 

D. Trần Hữu Định

Câu 12: Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản nào?

A. Địa chủ phong kiến và tư sản

B. Công nhân và nông dân

C. Địa chủ phong kiến và nông dân

D. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản

Đáp án bộ 24 bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

A. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ

1.C 2.D 3.B 4.C 5.D 6.C 7.B 8.D 9.A 10.B 11.D 12.D

B. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI

1.D 2.A 3.B 4.C 5.A 6.B 7.C 8.D 9.D 10.B 11.A 12. C

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đáp án bộ 24 bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.8
4 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com