Logo

Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (phần 2) (có đáp án)

Tổng hợp bộ bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (phần 2) (có đáp án). Nội dung bám sát kiến thức trọng tâm, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn tập hiệu quả.
3.4
4 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (phần 2) (có đáp án) được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (phần 2)

Câu 71. Giai cấp công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm gì khác biệt so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản?

A. Chịu sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản.

B. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.

C. Đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ.

D. Chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản.

Câu 72. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp hoặc tầng lớp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam ?

A Giai cấp nông dân.

B. Giai cấp tư sản dân tộc.

C. Giai cấp công nhân.

D. Tầng lớp tiểu tư sản.

Câu 73. Giai cấp công nhân việt Nam xuất thân chủ yếu từ

A. giai cấp tư sản bị phá sản.

B. giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

C. tầng lớp tiểu tư sàn bị chèn ép.

D. thợ thủ công bị thất nghiệp.

Câu 74. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là

A. mâu thuẫn giữa công nhân và tư sản.

B. mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.

C. mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.

D. mâu thuẫn giữa nông dân với thực dân Pháp và địa chủ phong kiến.

Câu 75. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929), giai cấp địa chủ Việt Nam phân hóa thành

A. hai bộ phận.

B. ba bộ phận.

C. bốn bộ phận.

D. năm bộ phận.

Câu 76. Thủ đoạn thâm độc nhất của tư bản Pháp nhằm nô dịch lâu dài nhân dân Việt Nam là

A. thâu tóm quyền hành trong tay người Pháp.

B. câu kết với triều đình phong kiến đàn áp nhân dân.

C. thực hiện chính sách “chia để trị".

D. khủng bố, đàn áp nhân dân ta.

Câu 77. Hệ thống giáo dục Pháp – Việt ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm các cấp

A. tiểu học và trung học.

B. tiểu học, trung học và đại học.

C. cao đẳng và đại học.

D. tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học.

Câu 78. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào dưới đây trở thành tay sai cho thực dân Pháp tăng cường chiếm đoạt, bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị đối với người nông dân?

A. Giai cấp tiểu tư sản.

B. Tầng lớp đại địa chủ.

C. Giai cấp công nhân.

D. Tầng lớp trí thức.

Câu 79. Thái độ chính trị của tầng lớp đại địa chủ phong kiến ở Việt Nam đối với thực dân Pháp như thế nào?

A. Sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp để chống tư sản dân tộc.

B. Sẵn sàng phối hợp với tư sản dân tộc đế chống Pháp khi bị chèn ép.

C. Sẵn sàng thoả hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi.

D. Sẵn sàng đứng lên chống thực dân Pháp khi bị cắt xén quyền lợi về kinh tế.

Câu 80. Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã

A. được thực dân Pháp dung dưỡng.

B. bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm.

C. bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề nhất.

D. được thực dân Pháp sử dụng làm tay sai đắc lực.

Câu 81. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 – 1929), giai cấp tư sản Việt Nam bị phân hóa thành

A. hai bộ phận.

B. ba bộ phận.

C. bốn bộ phận.

D. năm bộ phận.

Câu 82. Có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, phong kiến nhưng thái độ không kiên định là đặc điểm của

A. tầng lớp tiểu tư sản trí thức.

B. giai cấp công nhân.

C. tầng lớp tư sản dân tộc.

D. tầng lớp tư sản mại bản.

Câu 83. Điểm tương đồng của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản là

A. đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ.

B. thừa hưởng tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

C. bị ba tầng lớp áp bức bóc lột: đế quốc, phong kiến, tư sản dân tộc.

D. có quan hệ gắn bó với nông dân.

Câu 84. Giai cấp nào ở Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân?

A. Tiểu tư sản.       

B. Công nhân.

C. Tư sản.       

D. Địa chủ.

Câu 85. Tầng lớp tiểu tư sản trí thứ là bộ phận quan trọng của các mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chủ yếu vì

A. bị thực dân Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ.

B. đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản thất nghiệp.

C. có trình độ tri thức, có điều kiện tiếp thu những luồng tư tưởng mới.

D. có số lượng đông đảo nhất trong xã hội.

Câu 86. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất là

A. mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.

B. mâu thuẫn giữa công nhân và tư sản dân tộc.

C. mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp.

D. mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.

Câu 87. Những sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất?

A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11 - 1917).

B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6 - 1919).

C. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12 - 1920).

D. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế.

Câu 88. Khi Quốc tế Cộng sản được thành lập ở Mát-xcơ-va vào tháng 2-1919, Nguyễn Ái Quốc đang ở

A. Anh.       

B. Pháp.

C. Liên Xô.       

D. Trung Quốc.

Câu 89. Lực lượng to lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. giai cấp công nhân.

B. tầng lớp tiểu tư sản trí thức.

C. tầng lớp tư sản dân tộc.

D. giai cấp nông dân.

Câu 90. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ vì

A. chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.

B. ảnh hưởng tư tưởng “Tam dân” của Tôn Trung Sơn.

C. giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.

D. thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.

Câu 91. Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai?

A. Nông dân

B. Tư sản dân tộc

C. Địa chủ

D. Công nhân

Đáp án bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (phần 2)

Câu 71.

Đáp án: B

Giải thích: Bên cạnh các đặc điểm tương đồng với giai cấp công nhân ở các nước tư bản như đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, chịu sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản, chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản; giai cấp công nhân Việt Nam còn có nhiều đặc điểm riêng như chịu cả sự áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến, có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân và được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc.

Câu 72.

Đáp án: C

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Câu 73.

Đáp án: B

Giải thích: Giai cấp công nhân việt Nam xuất thân chủ yếu từ giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

Câu 74.

Đáp án: C

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, trong xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.

Câu 75.

Đáp án: B

Giải thích: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929), giai cấp địa chủ Việt Nam phân hóa thành ba bộ phận: địa địa chủ, trung địa chủ và tiểu địa chủ. Tầng lớp đại địa chủ trở thành tay sai cho thực dân; tầng lớp trung địa chủ và tiểu địa chủ ít nhiều có tinh thần chống Pháp và tay sai.

Câu 76.

Đáp án: C

Giải thích: Thủ đoạn thâm độc nhất của tư bản Pháp nhằm nô dịch lâu dài nhân dân Việt Nam là thực hiện chính sách “chia để trị", chia nước ta thành ba Kì với các chế độ cai trị khác nhau.

Câu 77. 

Đáp án: D

Giải thích: Hệ thống giáo dục Pháp – Việt ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm các cấp tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học.

Câu 78.

Đáp án: B

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tầng lớp đại địa chủ là tay sai cho thực dân Pháp tăng cường chiếm đoạt, bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị đối với người nông dân.

Câu 79.

Đáp án: C

Giải thích: Tầng lớp đại địa chủ phong kiến ở Việt Nam sẵn sàng thỏa hiệp và trở thành tay sai cho Pháp để hưởng quyền lợi.

Câu 80.

Đáp án: B

Giải thích: Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm nên bị phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp; tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần chống Pháp.

Câu 81. 

Đáp án: A

Giải thích: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 – 1929), giai cấp tư sản Việt Nam bị phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp; còn tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần chống Pháp.

Câu 82.

Đáp án: C

Giải thích: Tầng lớp tư sản dân tộc là lực lượng có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, phong kiến nhưng thái độ không kiên định và dễ thỏa hiệp khi được thực dân cho một số quyền lợi.

Câu 83.

Đáp án: A

Giải thích: Điểm tương đồng của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản là đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ. Các phương án còn lại là đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam.

Câu 84. 

Đáp án: B

Giải thích: Giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân

Câu 85. 

Đáp án: C

Giải thích: Tầng lớp tiểu tư sản trí thứ là bộ phận quan trọng của các mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chủ yếu vì có trình độ tri thức, có điều kiện tiếp thu những luồng tư tưởng mới.

Câu 86.

Đáp án: C

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp và tay sai.

Câu 87. 

Đáp án: A

Giải thích: Sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công có có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới nhất.

Câu 88.

Đáp án: B

Giải thích: Khi Quốc tế Cộng sản được thành lập ở Mát-xcơ-va vào tháng 2-1919, Nguyễn Ái Quốc đang ở Pháp.

Câu 89.

Đáp án: D

Giải thích: Giai cấp nông dân là lực lượng to lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 90.

Đáp án: B

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ vì ảnh hưởng tư tưởng “Tam dân” của Tôn Trung Sơn.

Câu 91.

Đáp án: D

Giải thích: Giai cấp có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai là giai cấp công nhân.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (phần 2) (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.4
4 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com