Nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học môn Lịch sử lớp 12 hiệu quả nhất, chúng tôi xin giới thiệu các bạn tham khảo bộ tài liệu câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 15, giúp học sinh ôn tập, làm quen dạng bài trắc nghiệm. Nội dung chi tiết các em xem dưới đây.
Câu 1. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt nam thời kì 1930 – 1945 là
A. đánh đuổi đế quốc xâm lươc giành độc lập dân tộc
B. đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do, dân chủ
C. lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày
D. lật đổ chế độ phản động ở thuộc địa, cải thiện dân sinh
Câu 2. Đường lối và phương pháp đấu tranh của Đảng đề ra thời kì (1936-1939) là căn cứ vào
A. chính sách của chính phủ mặt trận nhân dân Pháp ban hành. B. tình hình cụ thể của Việt Nam
C. tình hình thế giới và châu Á D. chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới
Câu 3: Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương thời kì (1936-1939) là chống
A. đế quốc, phong kiến B. bọn thực dân Pháp phản động và tay sai ở Đông dương
C. chủ nghĩa phát xít. D. bọn đế quốc nói chung.
Câu 4: Căn cứ chủ yếu để Đảng ta dùng các hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 là
A. chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới
B. quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước
C. chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ban hành chính sách tiến bộ cho thuộc địa
D. đời sống của các tầng lớp nhân dân ta rất cực khổ
Câu 5. Hình thức đấu tranh cơ bản của Phong trào Đông Dương đại hội năm 1936 là
A. bãi công và mít tinh B. biểu tình
C. khởi nghĩa vũ trang D. tổ chức nhân dân họp để lập các bản “dân nguyện”
Câu 6. Đảng ta kết hợp phương pháp đấu tranh công khai và hợp pháp... ở thời kì (1936-1939) là do
A. chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới
B. mục tiêu đấu tranh của ta là chính nghĩa.
C. chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ban hành chính sách tiến bộ cho thuộc địa
D. lực lượng dân chủ, yêu hòa bình của thế giới ủng hộ.
Câu 7. Mục tiêu cụ thể trước mắt của cao trào cách mạng 1936-1939 là gì?
A. Độc lập dân tộc. B. Các quyền tự do dân chủ cơ bản.
C. Ruộng đất cho dân cày. D. Người của Đảng ta giành một số ghế trong nghị viện.
Câu 8. Đặc điểm nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?
A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân.
B. Chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của Đảng viên được nâng cao.
C. Tập hợp được một lực lượng công - nông hùng mạnh
D. Đảng đã tập hợp được lực lượng chính trị đông đảo và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.
Câu 9. Đâu là đối tượng chính của cách mạng trong giai đoạn 1936-1939?
A. Bọn đế quốc xâm lược. B. Địa chủ phong kiến.
C. Đế quốc và phong kiến. D. Một bộ phận đế quốc xâm lược và tay sai.
Câu 10. Nội dung nào sau đây thể hiện sự lãnh đạo nhạy bén của Đảng trước sự thay đổi của bối cảnh lịch sử trong hội nghị trung ương Đảng tháng 7/1936?
A. Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là đánh đế quốc và phong kiến
B. Xác định nhiệm vụ trực tiếp của cách mạng Đông Dương là đánh phong kiến
C. Xác định nhiệm vụ trực tiếp của cách mạng Đông Dương là đánh bọn phản động ở thuộc địa, chống phát xít
D. Đưa ra phương pháp đấu tranh bí mật
Câu 11. Nhiệm vụ của cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936 – 1939 là gì?
A. Đánh đổ đế quốc Pháp để giành độc lập dân tộc
B. Đánh đổ phong kiến để người cày có ruộng
C. Chống phát xít, chống phản động thuộc địa tay sai, đòi tự do dân chủ cơm áo hoà bình
D. Chống bọn tư bản pháp và tư sản bóc lột công nhân
Câu 12. Phương pháp đấu tranh cách mạng thời kì 1936 - 1939 là gì?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang
B. Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai
C. Đấu tranh công khai, trực diện với kẻ thù
D. Đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ
Câu 13. Thời kì (1936-1939) Đảng ta lập mặt trận có tên gọi là gì?
A. Mặt trận dân chủ Đông Dương B. Mặt trận thống nhất
C. Mặt trận phản đế Đông Dương D. Mặt trận Liên Việt.
Câu 14. Sự kiện nào diễn ra trên thế giới tác động trực tiếp dẫn đến phong tràodân chủ (1936-1939)?
A. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới
B. Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước
C. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ban hành chính sách tiến bộ cho thuộc địa
D. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933.
Câu 15. Nét nổi bật của tình hình xã hội Việt Nam (1936-1939) là
A. đời sống các tầng lớp nhân dân khó khăn cực khổ
B. đa số nông dân không có ruộng đất để canh tác
C. tư sản dân tộc phải chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép.
D. số lượng công nhân thất nghiệp còn nhiều, số có việc làm thì lương thấp.
Câu 16. Trong cao trào dân chủ 1936-1939 Đảng chủ trương tập hợp những lực lượng nào?
A. Công nhân và nông dân. B. Cả dân tộc Việt Nam.
C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, địa chủ. D. Mọi lực lượng dân tộc và một bộ phận người Pháp ở Đông Dương
Câu 17. Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt nam là một phong trào
A. có tính chất dân tộc sâu sắc
B. có tính chất dân chủ là chủ yếu.
C. có tính chất dân tộc, dân chủ, trong đó tính dân chủ là nét nổi bật
D. mang tính dân tộc, dân chủ và nhân dân sâu sắc
Câu 18. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 năm 1936, chủ trương thành lập
A. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh
C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương
D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
Câu 19. Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta chủ trương tạm gát khẩu hiệu: độc lập dân tộc và người cày có ruộng?
A. Hội nghị họp tháng 10 – 1930
B. Hội nghị họp tháng 7 – 1936
C. Hội nghị họp tháng 11 – 1939
D. Hội nghị họp tháng 5 – 1941
Câu 20. Hậu quả bao trùm về mặt xã hội ở Việt Nam, mà cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra trong những năm 1929 - 1933 là gì?
A. Nhiều công nhân, viên chức bị sa thải, thợ thủ công thất nghiệp
B. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.
C. Nông dân phải chịu thuế cao, lãi nặng, bị mất ruộng đất, cuộc sống bần cùng.
D. Số đông tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh
Câu 21. Đặc điểm nổi bậc của tình hình thế giới trong những năm 1930 là
A. chủ nghĩa phát xit nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản
B. Đại Hội VII, Quốc tế Cộng sản dề ra các chủ trương quan trọng.
C. Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp năm 1936
D. Thực dân Pháp tăng cường bóc lột ở các thuộc địa
Câu 22. Ý nghĩa nào là quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1936 – 1939?
A. Chứng tỏ Đảng Cộng sản Đông Dương ngày càng trưởng thành
B. Cuộc tập dượt tiếp theo chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng tám sau này.
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu
D. Một bộ phận cán bộ của Đảng ra hoạt động công khai
Câu 23. Nét nổi bật của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là
A. uy tín của Đảng ta được nâng cao và cán bộ được rèn luyện trưởng thành
B. chủ trương của Đảng ta được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ
C. buộc Pháp phải nhượng bộ cho nhân dân các quyền về dân sinh, dân chủ
D. Đảng ta đã tập hợp đông đảo quần chúng và dùng phương pháp đấu tranh phong phú
Câu 24. Trong thời kì 1936 -1939, Đảng ta đưa một số cán bộ ra hoạt động công khai là do
A. tình hình thế giới đang lúc có lợi cho cách mạng
B. tình hình trong nước thay đổi, lực lượng cách mạng lớn mạnh
C. Chính phủ mới ở Pháp ban hành các chính sách tiến bộ ở thuộc địa
D. thực hiện nghị quyết của Quốc tế Cộng sản
Câu 25. So với thời kì 1930- 1931, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thời kì 1936- 1939 có điểm khác là
A. chống đế quốc và bọn tay sai phản động
B. chống chế độ phản động ở thuộc địa và tay sai
C. chống đế quốc, chống phong kiến
D. chống chế độ phản động ở thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh
Câu 26. Trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939, cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất là phong trào
A. Đông Dương Đại hội
B. đấu tranh nghị trường
C. đấu tranh trên lĩnh vực báo chí
D. đấu tranh của quần chúng ở các đô thị lớn
Câu 27. Đâu là kết quả của phong trào dân chủ trong những năm 1936 – 1939?
A. Chính quyền thực dân phải nhượng bộ quần chúng nhân dân một số yêu sách cụ thể về dân chủ, dân sinh.
B. Quần chúng nhân dân được giác ngộ, trở thành một lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
C. Uy tín của Mặt trận Dân chủ Đông Dương được tăng lên.
D. Đội ngũ cán bộ của Đảng được rèn luyện, trưởng thành.
Câu 28. Cuộc vận động dân chủ 1936- 1939, được đông đảo nhân dân tham gia là do
A. chính sách tăng thuế của thực dân Pháp.
B. đa số nông dân không có hoặc có ít ruộng đất để làm ăn.
C. số người thất nghiệp tăng lên, giá cả sinh hoạt đắt đỏ
D. đời sống của đa số nhân dân khó khăn, cực khổ.
Câu 29. Để trực tiếp tổ chức nhân dân chuẩn bị tiến tới Đông Dương Đại hội, Đảng ta đã thành lập
A. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
B. các bản ”dân nguyện” để gửi tới phái đoàn của chính phủ Pháp.
C. các ủy ban hành động ở khắp nơi trong nước
D. các đoàn biểu tình và “đón rước” phái viên của chính phủ Pháp
1-A 2-B 3-B 4-C 5-D 6-C 7-B 8-D 9-D 10-C
11-C 12-B 13-A 14-C 15-A 16-D 17-C 18-D 19-B 20-B
21-A 22-B 23-D 24-C 25-D 26-D 27-A 28-D 29-C
-----------------------------------------------------------------------------------------------
→ Link tải miễn phí trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 15:
Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo các môn học khác được chia theo khối lớp tại chuyên trang của chúng tôi.