Logo

Bài tập trắc nghiệm Sử 7 Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến (có đáp án)

Tổng hợp bộ bài tập trắc nghiệm Sử 7 Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến (có đáp án). Nội dung bám sát kiến thức trọng tâm, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn tập hiệu quả.
3.5
2 lượt đánh giá

Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo ngay Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến (có đáp án) được đội ngũ chuyên gia biên soạn ngắn gọn và đầy đủ nhất dưới đây.

Bộ 20 trắc nghiệm Sử Bài 7 lớp 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

Câu 1: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông?

A. Hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

B. Hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.

D. Hình thành sớm, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.

Câu 2: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu?

A. Hình thành sớm, phát triển nhanh, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.

B. Hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.

C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc muộn.

D. Hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm.

Câu 3: Xã hội phong kiến phương Đông hình thành trong khoảng thời gian nào?

A. Từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ X.

B. Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X.

C. Từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X.

D. Từ thế kỉ IV TCN đến thế kỉ X.

Câu 4: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành trong khoảng thời gian nào?

A. Từ thế kỉ V đến thế kỉ X.

B. Từ thế kỉ IV đến thế kỉ X.

C. Từ thế kỉ VI đến thế kỉ X.

D. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

Câu 5: Chế độ quân chủ là gì?

A. Thể chế nhà nước quyền lực phân tán.

B. Thể chế nhà nước do vua đứng đầu.

C. Thể chế nhà nước quyền lực tập trung trong tay địa chủ.

D. Nhà nước phong kiến của địa chủ và lãnh chúa.

Câu 6: Đặc điểm nhà nước phong kiến phương Đông là:

A. nhà nước phong kiến quyền lực tập trung trong tay giai cấp thống trị.

B. nhà nước phong kiến phân quyền.

C. Nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung do vua đứng đầu.

D. Nhà nước dân chủ chủ nô.

Câu 7: Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến châu Âu là gì?

A. Nghề nông trồng lúa nước.

B. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến.

C. Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn.

D. Nghề nông trồng lúa và chăn nuôi gia súc.

Câu 8: Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến phương Đông là:

A. Địa chủ và nông nô.

B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh.

C. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

D. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh.

Câu 9 : Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến châu Âu là:

A. địa chủ và nông nô.

B. lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh.

C. địa chủ và nông dân lĩnh canh.

D. lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Câu 10: Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành dựa trên cơ sở của các tầng lớp nào?  

A. Địa chủ và nông dân.

B. Tư sản và vô sản.

C. Chủ nô và nô lệ.

D. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Câu 11: Từ thế kỉ XVI đến XIX chế độ phong kiến phương Đông có điểm gì nổi bật?  

A. phát triển thịnh đạt

B. được xác lập hoàn chỉnh

C. phát triển không ổn định

D. khủng hoảng, suy vong

Câu 12: Khoảng thời gian nào đánh dấu sự phát triển toàn thịnh của chế phong kiến châu Âu?  

A. Khoảng thế kỉ V

B. Thế kỉ XI- XIV

C. Thế kỉ XV- XVI

D. Khoảng thế kỉ X

Câu 13: Xã hội phong kiến phương Đông được xác lập dựa quan hệ bóc lột giữa   

A. chủ nô và nô lệ.

B. địa chủ và nông dân lĩnh canh.

C. địa chủ và nô tì.

D. địa chủ và nông dân tự canh.

Câu 14: Hình thái kinh tế- xã hội tiếp sau xã hội cổ đại là  

A. Xã hội phong kiến

B. Xã hội chiếm nô

C. Xã hội tư bản

D. Xã hội nguyên thủy

Câu 15: Đặc điểm chung của nền sản xuất phong kiến ở phương Đông và phương Tây là

A. Sản xuất nông nghiệp đóng kín, tự cung tự cấp. 

B. Sản xuất công- thương nghiệp phát triển mạnh

C. Nền sản xuất hàng hóa, quy mô lớn

D. Nền kinh tế săn bắt, hái lượm

Câu 16: Thế nào là chế độ quân chủ?  

A. Là thể chế nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột đàn áp các giai cấp khác

B. Là thể chế nhà nước mà trong đó nhân dân là người làm chủ

C. Là thể chế nhà nước đứng đầu là giai cấp chủ nô, các quyền dân chủ bị hạn chế

D. Là thể chế nhà nước đứng đầu là một hồi đồng do nhân dân bầu ra để quản lý đất nước

Câu 17: Nhân tố cơ bản nào dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến châu Âu từ thế kỉ XV?

A. Sự ra đời và phát triển của thành thị trung đại

B. Phong trào đấu tranh của nông dân

C.Các cuộc chiến tranh giữa các vương triều phong kiến

D. Các trào lưu tư tưởng mới xuất hiện ở châu Âu

Câu 18: Vì sao chế độ phong kiến lại tồn tại ở phương Đông dai dẳng hơn so với phương Tây  

A. Do nền kinh tế hàng hóa không phát triển mạnh ở phương Đông

B. Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

C. Do phương Đông chịu sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân muộn

D. Do chế độ phong kiến ở phương Đông ưu việt hơn so với phương Tây

Câu 19:  Tại sao nói đặc điểm chính trị của các quốc gia phong kiến phương Tây đi từ phân quyền đến tập quyền?  

A. Vai trò của nhà vua được thay đổi từ chỗ chỉ là lãnh chúa lớn đến ông vua chuyên chế

B. Lãnh thổ từ chỗ thống nhất đã bị phân tán thành nhiều lãnh địa nhỏ

C. Các lãnh chúa phong kiến nắm trong tay thực quyền, nhà vua chỉ là tượng trưng

D. Do sự tồn tại của chế độ phong quân bồi thần

Câu 20: Đâu không phải là các hình thức địa tô được áp dụng trong thời kì phong kiến  

A. Tô hiện vật

B. Tô lao dịch

C. Tô tiền

D. Địa tô chênh lệch

Đáp án bộ 20 bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

1.A 2.B 3.C 4.A  5.B 6.C 7.B 8.B 9.D

10.D 11.D 12.B 13.B 14.A 15.A 16.A 17.A 18.A 19.A 20.D

►►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bài tập trắc nghiệm Sử 7 Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.5
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com