Logo

3 mẫu Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân

3 mẫu Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân lớp 7 tuyển chọn ý nghĩa nhất là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nâng cao khả năng viết văn để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 7
2.9
7 lượt đánh giá

Để viết các bài tập làm văn lớp 7 tốt hơn các em cần phải luyện tập chăm chỉ cũng như tham khảo thêm ở các bài văn mẫu mà chúng tôi sưu tầm và giới thiệu trong bài viết này.

Mẫu Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân dưới đây sẽ giúp các em học hỏi và trau dồi vốn từ ngữ hay hơn để áp dụng vào bài làm của mình.

Dưới đây là môt số bài văn mẫu lớp 7 ngắn gọn, có ý nghĩa nhất được chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả.

Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân số 1

Mở bài

– Dẫn dắt để giới thiệu nội dung vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ.

Thân bài

– Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.

+ Thương thân: Yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quí trọng… bản thân mình.

+ Thương người: Yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ…những người xung quanh.

=> Lời nhắn nhủ: Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.

– Phải “Thương người như thể thương thân” bởi:

+ Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi mà cần phải có sự hoà nhập cộng đồng.

+ Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống.

+ Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn.

+ Giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc, nó sẽ khiến ta thấy thanh thản hơn.

+ Đây là nét đẹp truyền thống đạo đức của dân tộc ta.

– Tinh thần “thương người như thể thương thân” được thể hiện:

+ Xem việc quan tâm giúp đỡ người khác là lẽ sống và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện, tự giác.

+ Giúp đỡ người khác bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.

+ Cần lên án, phê phán những người có lối sống ích kỉ, hẹp hòi…

+ (Nêu dẫn chứng về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong chiến tranh; phong trào từ thiện hiện nay, đặc biệt là phong trào từ thiện của học sinh… để làm sáng tỏ những điều đã giải thích).

+ Những việc đã, đang và sẽ làm của bản thân.

Kết bài

– Câu tục ngữ thể hiện một đạo lí đúng đắn.

– Lời khuyên.

Mẫu Dàn ý Giải thích Thương người như thể thương thân số 2

Mở bài

- Nhân ái là truyền thống của con người Việt Nam.

Tục ngữ có câu: "Thương người như thể thương thân".

Thân bài

a. Ý nghĩa câu tục ngữ:

- "Thương người" có nghĩa là gì?

- Thế nào là thương người khác như thương thân mình?

- Tóm lại, câu tục ngữ đề cao vấn đề gí?

b. Biểu hiện của tình thương người như thương thân:

- Cảm thông với khổ đau, bất hạnh.

- Đề cao giá trị, phẩm chất của con người.

- Mong những điều tốt đẹp mà mình muốn cũng đến với người khác.

- Giúp đỡ, đùm bọc để con người vượt qua gian khổ.

c. Vì sao phải yêu thương người khác như bản thân mình:

- Đây là tình cảm tạo nên giá trị cao cả của con người..

- "Thương người" tạo nên sự gắn bó giữa người và người.

- Là gốc rễ để tạo nên những điều tốt đẹp trong cuộc sống, như sự cao thượng, sự sẻ chia...

d. Bài học:

- Thương yêu con người phải từ trái tim chân thành.

- Thể hiện bằng hành động cụ thể, hữu ích.

- Lan tỏa yêu thương khắp mọi nơi.

Kết bài

- Câu tục ngữ là bài học quý giá mà cha ông để lại.

- Thế hệ trẻ phải luôn mở rộng tấm lòng yêu thương con người.

Dàn ý chi tiết Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân số 3

Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Tình yêu thương con người la một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng và là yếu tố quan trọng giúp xây dựng một xã hội đoàn kết, văn minh.

- Nêu vấn đề và khái quát ý nghĩa câu tục ngữ: Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” đã khuyên nhủ chúng ta về lối sống yêu thương lẫn nhau giữa người với người.

Thân bài:

Luận điểm 1: Giải thích

- Thương người như thể thương thân: Yêu thương những người xung quanh như thương chính bản thân mình.

- Câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải có lòng thương người, yêu thương đồng loại như yêu thương chính bản thân mình và người thân của mình.

Luận điểm 2: Tại sao lại nói như vậy

- Trong cuộc sống, mỗi người không sống cô lập một mình mà sống trong một tập thể, một cộng đồng, vì vậy, sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là một điều vô cùng cần thiết cho sự phát triển chung của xã hội.

- Những người trong gia đình là những người có chung dòng máu, chung gốc gác, tổ tiên, cha mẹ, vì vậy yêu thương nhau là một lẽ đương nhiên bởi “máu chảy ruột mềm”.

- Đến những người bạn bè, hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau” là những người tuy không cùng máu mủ, huyết thống, nhưng lại là những người vui cùng ta lúc ta vui, đồng cảm, giúp đỡ ta khi ta gặp khó khăn, đôi khi tình cảm giữa những người tưởng chừng như xa lạ đó lại cũng vô cùng sâu nặng, thân thiết.

- Xa hơn, đến những con người không biết mặt, biết tên, khác miền khác dân tộc, nhưng tất cả lại cùng chung dòng máu Lạc Việt, cùng là con cháu Rồng Tiên, cũng được gọi với 2 tiếng thân thương: “đồng bào”. (Lấy ví dụ cả nước chung tay hướng về giúp đỡ đồng bào miền Trung khỏi thiên tai bão lũ)

- Lòng thương người không chỉ là yêu thương người thân ruột thịt, bạn bè làng xóm, đồng bào quê hương, mà rộng ra là yêu thương toàn nhân loại trên thế giới.

- Lòng thương người, tương thân tương ai chính là gốc rễ của tình thân ái, của lòng nhân nghĩa – truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Luận điểm 3: Bài học rút ra

- Tình thân ái, lòng yêu thương con người chính là sợi dây bền chặt kết nối những con người xa lạ lại với nhau, kể cả những người con xa quê, lưu lạc nơi đất khách quê người, cũng luôn hướng về đồng bào tổ quốc. Điều này tạo ra sự gắn kết chặt chẽ, tạo ra sức mạnh dân tộc to lớn, giúp ta đánh thắng mọi kẻ thù tàn bạo để có được hòa bình độc lập ngày hôm nay.

- Lòng nhân ái, thương người được thể hiện không chỉ bằng lời nói mà còn phải bằng hành động cụ thể, bằng những nghĩa cử cao đẹp:

+ Sẵn sàng giúp đỡ, đồng cảm với những người gặp khó khăn, thiếu thốn.

+ Dù ở nơi nào vẫn luôn hướng về tổ quốc, chung tay bảo vệ đồng bào, kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ những người gặp khó khăn…

Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề

- Vẫn còn những trường hợp vô tâm, ích kỉ, “khác máu tanh lòng”, bán nước hại dân,…

- Những người lợi dụng lòng thương của mọi người để trục lợi…

Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị câu tục ngữ: Tình yêu thương con người chính là bài học quý giá mà ông cha ta răn dạy con cháu đời sau.

- Liên hệ bản thân: Chúng ta cần xây dựng và phát huy tình cảm tốt đẹp này bởi nó chính là kim chỉ nam quan trọng giúp hình thành những tình cảm, lối sống cao đẹp khác.

CLICK NGAY nút TẢI VỀ dưới đây để tải Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân file word, pdf hoàn toàn miễn phí

Đánh giá bài viết
2.9
7 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com