Logo

Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn Phòng GD&ĐT Quận Ba Đình - Hà Nội 2022 - 2023

Cập nhật mới nhất đề thi học kì 1 Văn 9 năm học 2022 - 2023 Phòng GD&ĐT Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội từ hệ thống đề thi để các em học sinh tham khảo. Hỗ trợ các em ôn luyện giải đề hiệu quả, đạt điểm cao trong kì kiểm tra học kì 1 Văn 9.
2.4
42 lượt đánh giá

Kì thi cuối học kì 1 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống có lời giải chi tiết của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã dày công sưu tầm Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Quận Ba Đình - Hà Nội năm học 2022 - 2023 với nôi dung được đánh giá có cấu trúc chung của đề thi cuối kì trên toàn quốc, hỗ trợ các em làm quen với cấu trúc đề thi cùng nội dung kiến thức thường xuất hiện. Mời các em cùng quý thầy cô theo dõi đề tại đây.

Tham khảo thêm: 

Đề thi Văn 9 học kì 1 Phòng GD&ĐT Quận Ba Đình - Hà Nội năm học 2022 - 2023

PHẦN I: (7.0 điểm)

Trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân có đoạn viết:

Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kỳ lên Tháp Rùa. "Đây, cứ kêu chúng nó là trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?". Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên qua hai bốt Thao ngay giữa chợ. “Khiếp thật, tinh những người giỏi cả". Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa,chỗ này giết được năm Pháp với hai Việt gian; chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp. “Cứ thế chỗ này giết một tí,chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm". Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!

(Theo Ngữ văn 9 – tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam) 

Câu 1 (1.25đ): Nhân vật “ông lão” được nhắc tới trong đoạn trích là ai? Trong truyện, xây dựng hình tượng nhân vật chính - “ông lão” - luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tại sao tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng”?

Câu 2 (1.25đ): Chỉ ra hình thức ngôn ngữ nhân vật được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên và nói rõ tác dụng của nó trong việc khắc họa tâm lí và tình cảm của nhân vật “ông lão”. 

Câu 3 (3.5đ): Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “ông lão” trong văn bản “Làng” để làm rõ lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Trong đoạn sử dụng hợp lí một câu bị động và lời dẫn trực tiếp. (Chỉ rõ câu bị động và lời dẫn). 

Câu 4 (1.0đ): Trong chương trình Ngữ văn THCS có một tác phẩm khắc họa tâm lí của nhân vật qua ngoại hình rất thành công. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?

PHẦN II: (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Khi chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, cả thế giới xung quanh chỉ còn là những cái bóng… Và khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm lấy một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm vào những chiếc bóng mà thôi. Nhưng nếu mỗi ngày, chúng ta chịu quan tâm và lắng nghe, thì chúng ta sẽ nhìn thấy được câu chuyện đời của mỗi người, ít nhất là những người thân thiết quanh ta, ta sẽ nhận ra mỗi người đều có một thân phận, những nỗi đau, những thất bại và sai lầm, những ước mộng không thành… Nhờ đó, những người quanh ta trở nên có thực, là những con người hiện hữu chứ không chỉ là những cái bóng. Và ta sẽ thấy mình không hề đơn độc trên thế giới này. Cũng như sự yêu thương là có thật. Khi mà nỗi cô đơn luôn rình rập chúng ta mỗi ngày, thì biết đâu trong một khoảnh khắc đầy may rủi của định mệnh, cái cảm giác không đơn độc ấy lại có thể cứu lấy cả một đời người!

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn…, NXB Hội nhà văn, 2016, tr.184 – 185)

Câu 1 (0.5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (0.5đ): Theo tác giả, để “thấy mình không hề đơn độc trên thế gian này”, chúng ta phải làm gì?

Câu 3 (2.0đ): Từ nội dung của đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, với độ dài không quá 2/3 trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về điều kì diệu của sự lắng nghe.

Đáp án đề thi Văn học kì 1 lớp 9 năm 2022 - 2023 Phòng GD&ĐT Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội

Đáp án chính thức được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi. Hướng dẫn giải được biên soạn chi tiết kèm phương pháp giải cụ thể, khoa học dễ dàng áp dụng với các dạng bài tập tương tự từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ôn luyện thi các cấp. Hỗ trợ các em hiểu sâu vấn đề để quá trình ôn tập diễn ra thuận lợi nhất.

Mời các em theo dõi đáp án tham khảo dưới đây:

PHẦN I:

Câu 1: Nhân vật “ông lão” được nhắc tới trong đoạn trích là ông Hai

Ý nghĩa việc tác giả đặt tên truyện là “Làng”: - Nếu đặt tên là “Làng chợ Dầu” thì câu chuyện chỉ kể về cuộc sống và con ngời ở một làng quê cụ thể => Ý nghĩa tác phẩm sẽ hạn hẹp - Đặt tên là “Làng” vì đây là tên gọi gần gũi, thân mật, cụ thể với bất kỳ ai => Ý nghĩa nhan đề có sức khái quát cao: Không phải chỉ có một làng là làng yêu nước như làng chợ Dầu và không chỉ có một người nông dân yêu nước như ông Hai mà trên đất nước Việt Nam có rất nhiều làng yêu nước như làng chợ Dầu và cũng có rất nhiều người nông dân yêu nước như nhân vật ông Hai.

Câu 2: 

-  Hình thức ngôn ngữ nhân vật được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích là ngôn ngữ độc thoại

- Tác dụng : độc thoại nội tâm của ông Hai thể hiện tâm trạng vui vẻ, phấn khích của ông Hai khi biết làng mình không hề theo Việt gian. Qua đó, tính cách ông Hai hiện lên sinh động, có chiều sâu.

Câu 4: 

Đó là tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. 

Phần II

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả, để “thấy mình không hề đơn độc trên thế gian này”, chúng ta phải: “chịu quan tâm và lắng nghe, thì chúng ta sẽ nhìn thấy được câu chuyện đời của mỗi người, ít nhất là những người thân thiết quanh ta, ta sẽ nhận ra mỗi người đều có một thân phận, những nỗi đau, những thất bại và sai lầm, những ước mộng không thành

Câu 3:

Trong cuộc sống này, sự sẻ chia giữa con người với nhau luôn là điều tuyệt vời và kì diệu nhất thế gian. Nhờ có sự nhường ngọt sẻ bùi, xã hội mới ngày càng tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn biết nhường nào.

Sự sẻ chia của mọi người trong cuộc sống chính là chìa khóa, là nền tảng của những mối quan hệ tốt đẹp. Khi con người có sự đồng cảm và sẻ chia với nhau thì mọi khoảng cách sẽ bị xóa nhòa và đối xử bằng tất cả tình cảm chân thành. Đặc biệt với gia đình, bạn bè và các thượng đế thì sự chia sẻ lại càng cần thiết. Không chỉ vậy, sự sẻ chia yêu thương và lòng nhân ái của mọi người trong cuộc sống cũng chính là chìa khóa để tạo nên một cộng đồng tốt đẹp và tử tế. Trong khó khăn, thử thách, chính sự sẻ chia, yêu thương của con người dành cho nhau không chỉ góp phần tạo nên một cộng đồng tốt đẹp, tử tế mà sự đồng cảm còn góp phần tạo nên một xã hội thịnh vượng. và ấm áp. Sự sẻ chia cũng khiến mỗi người cảm thấy vui vẻ và sống ý nghĩa, bình yên hơn bao giờ hết. Trong đại dịch, những hành động sẻ chia tốt đẹp chính là chìa khóa tạo nên sức mạnh của đất nước, con người Việt Nam. Biết bao nghĩa cử cao đẹp, sẻ chia yêu thương với mọi người trong đại dịch. Tấm lòng sẻ chia, giúp đỡ, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn thực sự là một hành động ghi dấu ấn tốt đẹp mà em không thể nào quên.

Vậy, khi chúng ta cho đi chúng ta sẽ nhận lại. Đó là điều kì diệu của sự sẻ chia, hãy cho đi để có thể góp một chút sức lực của mình vào sự phát triển tốt đẹp của xã hội này.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi Văn lớp 9 học kì 1 năm 2022 - 2023 Phòng GD&ĐT Quận Ba Đình - Hà Nội chính thức file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.4
42 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com