Logo

Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn Sở GD&ĐT Bắc Ninh năm 2022 - 2023

Cập nhật mới nhất đề Văn cuối kì 1 lớp 9 2022 - 2023 Sở GD&ĐT Bắc Ninh từ hệ thống đề thi để các em học sinh tham khảo. Hỗ trợ các em ôn luyện giải đề hiệu quả, đạt điểm cao trong kì kiểm tra học kì 1 Văn 9 sắp tới.
2.5
12 lượt đánh giá

Kì thi cuối học kì 1 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống có lời giải chi tiết của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã dày công sưu tầm Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 9 Sở GD&ĐT Bắc Ninh năm học 2022 - 2023 với nôi dung được đánh giá có cấu trúc chung của đề thi cuối kì trên toàn quốc, hỗ trợ các em làm quen với cấu trúc đề thi cùng nội dung kiến thức thường xuất hiện. Mời các em cùng quý thầy cô theo dõi đề tại đây.

Tham khảo thêm: 

Đề thi Văn 9 học kì 1 Sở GD&ĐT Bắc Ninh năm học 2022 - 2023

Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)

a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b) Xác định và phân loại từ láy trong câu văn in đậm. Đặt câu với từ láy đó. 

c) Đoạn trích trên là lời tâm sự của nhân vật nào? Qua lời tâm sự, em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật đó?

Câu 2. (2,0 điểm)

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ sau:

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, Tập một)

Câu 3. (5,0 điểm)

Dựa vào bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam), em hãy đóng vai người cháu kể lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.

Đáp án đề thi Văn học kì 1 lớp 9 năm 2022 - 2023 Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Đáp án chính thức được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi. Hướng dẫn giải được biên soạn chi tiết kèm phương pháp giải cụ thể, khoa học dễ dàng áp dụng với các dạng bài tập tương tự từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ôn luyện thi các cấp. Hỗ trợ các em hiểu sâu vấn đề để quá trình ôn tập diễn ra thuận lợi nhất.

Gợi ý đáp án:

Câu 1

a. Đoạn trích được trích từ truyện Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long.

b.

- Từ láy là: ào ào. Đây là từ láy toàn bộ. 

- Đặt câu: Nước đổ ào ào

c.

- Đoạn trích trên là lời tâm sự của nhân vật anh thanh niên

- Qua lời tâm sự, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật đó cho thấy:

   + Nhân vật anh thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm bạn với cỏ cây và mây núi ở Sa Pa.

   + Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc của anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt.

– Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt: anh sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh.

Câu 2.

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: Không có…

- Tác dụng:

+ Biện pháp điệp ngữ “không có” kết hợp với liệt kê: đèn, mui, … để nói lên sự ác liệt, tàn khốc của chiến tranh.

+ Nhưng từ cái không có ấy để nhấn mạnh, làm nổi bật cái có đó là trái tim yêu nước bất khuất của những người lính ngang tàng, dũng cảm.

Câu 3.

I - Mở bài:

Giới thiệu về mình (Nhân vật trữ tình trong bài thơ)

II - Thân bài:

Nhân vật trữ tình kể theo mạch kể riêng của mình nhưng đảm bảo được mạch cảm xúc của bài thơ là:

Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với sự chăm sóc, lo toan, vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu.Từ kỷ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao qúy của bà. Cuối cùng người cháu muốn gửi niềm thương, nhớ mong về bà khi ở xa bà... Ví dụ hình thành mạch kể riêng:

* Cách 1:

1 - Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.

2 - Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

3 - Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.

4 - Nỗi niềm của cháu khi đã trưởng thành, đi xa về bà

* Cách 2:

1 - Hình ảnh bếp lửa đã gợi lên trong tâm trí tôi, quá khứ hiện về như một cuộn phim quay chậm.

2 - Tuổi thơ của tôi phải sống trong chiến tranh đầy bom đạn dữ dội.

3 - Tuổi thơ của tôi với bao niềm vui sướng, hạnh phúc được ở bên bà.

4 - Đóng vai người cháu, kể lại nội dung bài thơ Bếp Lửa - Bằng Việt. Yêu cầu có sử dụng yếu tố nghị luận, độc thoại nội tâm - Từ kỷ niệm tuổi thơ ở bên bà, tôi lại nhớ về bà và hình ảnh bếp lửa.

5 - Giờ đây tôi đã trưởng thành, nhưng tôi không thể nào quên hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa.

III - Kết bài:

Niềm mong ước, suy nghĩ của nhân vật trữ tình từ hình ảnh bà và bếp lửa

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề Văn cuối kì 1 lớp 9 2022 - 2023 Sở GD&ĐT Bắc Ninh chính thức file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.5
12 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com