Logo

Đề thi Sử lớp 8 học kì 2 năm 2021 - Đề số 2 (Có đáp án)

Cập nhật chính thức Đề thi Lịch sử lớp 8 học kì 2 năm 2021 - Đề số 2 từ hệ thống đề thi, đề kiểm tra của trường trên cả nước. Hỗ trợ các em lớp 8 ôn luyện giải đề hiệu quả. Có file tải về PDF miễn phí.
4.0
4 lượt đánh giá

Chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp tới, chúng tôi xin giới thiệu đến các em bộ đề thi học kì 2 môn Sử lớp 8 năm 2021 (đề số 2)có lời giải chi tiết. Nội dung bám sát theo chương trình học trong nhà trường. Giúp các bạn học sinh ôn tập và luyện tập làm quen với nhiều dạng đề, đồng thời cũng chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn lịch sử 2021 - Đề số 2

Phần I.Trắc nghiệm (5 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?

A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu.

B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.

C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.

D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.

(Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ năm 1884 đến năm 1913, cuộc khởi nghĩa do Đề Nắm và Đề Thám lãnh đạo. Hai người đều xuất thân từ nông dân, muốn đánh đuổi đế quốc bảo vệ quyền lợi và cuộc sống ở Yên Thế. Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa chủ yếu là nông dân tại Yên Thế.)

Câu 2: Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “ Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì?

A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoan và khai thác mỏ.

C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.

Câu 3: Lý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực?

A. Chưa hợp thời thế.

B. Rập khuân hoặc mô phỏng nước ngoài.

C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.

D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi thay đổi.

Câu 4: “Bộ máy chính quyền từ Trung Ương đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc ngày càng gay gắt.” Đó là tình hình Việt Nam vào thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XVIII

B. Đầu thế kỉ XIX

C. Giữa thế kỉ XIX

D. Cuối thế kỉ XIX

Câu 5: Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Chính sách “ chia để trị”

B. Chính sách “ dùng người Pháp để trị người Việt”

C. Chính sách “ Đồng hóa” dân tộc Việt Nam.

D. Chính sách “ Khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam.

Câu 6: Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.

B. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ.

C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng.

D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc

Câu 7: Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh đã làm bùng lên trong quần chúng ngọn lửa đấu tranh nào?

A. Chống thực dân Pháp và bọ vua quan phong kiến mạnh mẽ.

B. Chống đi phu, đời giảm sưu thuế.

C. Chống chính sách chia để trị của Pháp.

D. Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình ở Việt Nam.

Câu 8: Kết quả lớp nhất của phong trào chống sưu thuế năm 1908 là gì?

A. Địa chủ phong kiến phải giảm suy thuế cho nông dân.

B. Thức tỉnh phong trào đấu tranh chống sưu thuế ở các tỉnh Bắc Kì.

C. Làm tê liệt chính quyền của thực dân phong kiến ở nông thôn.

D. Lối làm ăn theo phương thức tư bản chủ nghĩa được truyền bá.

Câu 9: Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra làm mấy bậc? Đó là những bậc nào?

A. Hai bậc: Tiểu học và Trung học.

B. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học

C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.

D. Ba bậc: Tiểu học, Trung học, Phổ thông.

Câu 10: Mục đích của Pháp trong việc mở rộng trường học để làm gì?

A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam

B. Khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam.

C. Do nhu cầu học tập, của con em quan chức để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.

D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao.

Phần II.Tự luận (5 điểm)

Câu 1: Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã tác động đến xã hội Việt Nam, trong đó giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân đã có thay đổi như thế nào?

Câu 2: Thái độ của các tầng lớp, từng giai cấp trong xã hội Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc như thế nào?

Đề kiểm tra môn Sử lớp 8 học kì 2 năm 2021 - Đề số 2

Đáp án đề thi môn Sử lớp 8 học kì 2 - Đề số 2

Phần I. Trắc nghiệm

1-D    2-A    3-D    4-D    5-A    6-D    7-B    8-C    9-C    10-C

Phần II. Tự luận 

Câu 1: Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam trong đó giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân đã có những thay đổi: (2 điểm)

* Địa chủ phong kiến (1 điểm)

- Đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng tăng thêm.

- Địa vị kinh tế được tăng cường, nắm trong tay nhiều ruộng đất, nắm chính quyền ở các địa phương.

- Một bộ phận cấu kết với đế quốc áp bức, bóc lột nhân dân. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

* Nông dân: (1 điểm)

- Chiếm số lượng đông đảo, bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, bị phá sản, có người phải bỏ làng quê đi làm thuê. Cuộc sống của họ cực khổ trăm bề.

- Có tinh thần yêu nước và hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.

Câu 2: Thái độ của các tầng lớp, từng giai cấp trong xã hội Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc: (3 điểm)

- Tầng lớp tư sản: đa số là các chủ hãng buôn bán, ngoài ra có một số là thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công. Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Tiềm lực kinh tế của họ yếu ớt, nên chỉ muốn có điều kiện làm ăn, buôn bán dễ dàng, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX.

- Tầng lớp tiểu tư sản: Xuất thân từ các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức câp thấp như thông ngôn, nhà giáo, thư ký, kế toán… Cuộc sống của họ rất bấp bênh và do có ý thức dân tộc nên họ tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỷ XX.

- Tầng lớp công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông thôn, không có ruộng đất phải bỏ làng ra các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền làm thuê. Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại bọn địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm.

- Giai câp địa chủ phong kiến: Một bộ phận cấu kết với đế quốc để áp bức bóc lột nhân dân. Một sô địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân: ngày càng bị bần cùng hóa, một bộ phận ra đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp kiếm việc làm còn đại bộ phận phải sống đời cơ cực ở nông thôn. Nông dân căm thù đế quốc phong kiến sẵn sàng hưởng ứng tham gia cuộc đấu tranh cho cá nhân, tổ chức, tầng lớp, giai cấp nào đề xướng nhằm mục tiêu tự do, ấm no, hạnh phúc.

File tải miễn phí đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sử - Đề số 2:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải đề kiếm tra học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021 (đề số 2) file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Tham khảo đề thi học kì 2 lớp 8 khác

Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn lịch sử khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
4.0
4 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com