Chúng tôi sưu tầm và giới thiệu các em tài liệu đề thi thử lớp 10 môn Văn THCS tỉnh Nghệ An năm 2021 (Lần 3) có lời giải đi kèm, từ hệ thống kho đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trên cả nước. Nhằm giúp các em ôn tập, rèn luyện giải các dạng đề thi khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi chuyển cấp quan trọng của các em học sinh lớp 9.
I. Phần đọc hiểu (2 điểm)
Ôi tuổi thơ, ta dầm mưa ta tắm.
Ta lội tung tăng trên mặt nước mặt sông
Ta lặn xuống, nghe vang xa tiếng sấm
Nghe mưa rơi, tiếng ấm tiếng trong.
Ôi đâu rồi những trò chơi tuổi trẻ
Những tàu chuối bẹ dừa, những mảnh chòi nhỏ bé
Những vết chân thơ ấu buổi đầu tiên
Mấy tấm mo cau là mấy chiếc thuyền
Mưa cuốn đi rồi.
Mưa chảy xuống dòng sông quê nội
Sóng nước quê hương dào dạt chảy về khơi,
Chở những kỷ niệm xưa, chìm lắng bốn phương trời.
(Trích : “ Nhớ cơn mưa quê hương “ - Lê Anh Xuân)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích .
Câu 2. (0, 5 điểm) Chỉ ra ít nhất một thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên .
Câu 3. (0,5 điểm) Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ được in đậm và nêu tác dụng (Nghe mưa rơi, tiếng ấm tiếng trong)
Câu 4. (0,5 điểm) Em hiểu như thế nào về cảm xúc của tác giả trong đoạn trích trên ?
II . Phần làm văn (8 điểm)
Câu 1 . (3 điểm) Aesop – Một nhà văn Hi Lạp đã từng nói :
“ Sự tử tế , dù nhỏ tới thế nào , không bao giờ là lãng phí “
Từ câu nói trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về giá trị của lòng nhân ái .
Câu 2. (5 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau :
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”
(Trích “ Đồng chí “ Chính Hữu ……)
I . Phần đọc hiểu (2 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chỉnh: Biểu cảm
Câu 2. Thành phần biệt lập thành phản cảm thán: “Ôi”.
Câu 3. Biện pháp tu từ trong câu in đậm: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Tác dụng: tiếng mưa được cảm nhận qua thính giác được chuyển đổi qua cảm giác “ấm” và thị giác “trong” thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người con xa quê, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị về âm thanh tiếng mưa là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa của tác giả. Mặt khác, còn làm cho hình ảnh thơ sống động, như hiện hữu đa chiều và dễ đi vào lòng người đọc.
Câu 4. Tác giả khi nhớ về quê hương với bao nhiêu kỉ niệm thời thơ ấu ùa về cùng những cảm xúc lắng đọng, nhớ nhung da diết và cũng có một phần tiếc nuối những hoài niệm, kí ức đã qua. Qua đó cũng cho ta thấy trong sâu thẳm trái tim của người con xa quê là tình yêu quê hương sâu nặng, thiết tha.
II . Phần làm văn (8 điểm)
Câu 1 . (3 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài nghị luận có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, lưu loát, không mắc lỗi đặt cầu, đặt từ, diễn đạt, chính tả... Yêu cầu về kiến thức:
Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận.
Giải thích:
•“Nhân" là người, “ái" là yêu, “Nhân ái”là tình yêu thương đối xử với nhau thật tốt đẹp đúng nghĩa làm người.
• Tình yêu thương này còn là một trong những thước đo nhân cách con người và là nét đẹp về đạo đức. Biểu hiện của lòng nhân ái:
- Qua hành động đơn giản, qua sự quan tâm, qua ý thức chung.
- Không cần phải là những việc làm to tát, những điều xa xỉ mà lòng nhân ái hiện diện xung quanh cuộc sống thường ngày của chúng ta.
Giá trị của lòng nhân ái:
- Con người yêu thương nhau hơn
- Xã hội tốt đẹp hơn, bình đẳng hơn.
- Con người sống vui hơn, tin tưởng và đoàn kết với nhau hơn.
- Đạo đức được nâng lên, tinh thần được cổ vũ.
Các hệ lụy nếu không có lòng nhân ái: Con người không có lòng nhân ái chỉ là người nhỏ nhen, ích kỷ và vô tâm, đi ngược lại với nhân cách con người. Một xã hội chỉ toàn những người không có lòng nhân ái, xã hội đó sẽ luôn xảy ra mâu thuẫn, bất hòa và xung đột, không thể tồn tại lâu dài chứ chưa nói đến việc phát triển.
Phản đề: Phê phán những con người vô cảm, thờ ơ và không có lòng nhân ái: Một số thực trạng mặt trái về lòng nhân ái hiện nay.
Các khía cạnh đánh giá khác:
- Lòng nhân ái từ những hành động nhỏ nhất
- Lòng nhân ái xuất phát từ trái tim và tấm lòng
- Lòng nhân ái phải được đặt đúng chỗ
- Lòng nhân ái được nhân rộng ra giữa con người và động vật, môi trường.
Lồng ghép các luận cứ, ví dụ minh họa thực tiễn về lòng nhân ái
Các thông điệp cần truyền tải để lan rộng được tinh thần nhân ái.
Kết bài: tổng kết vấn đề và liên hệ bản thân
Câu 2 (5 điểm)
Mở bài: giới thiệu tác giả tác phẩm và vấn đề nghị luận, nội dung đoạn trích.
* Luận điểm 1: Trước hết tình đồng chỉ là sự, đồng cảm, thấu hiểu, chia sẻ tâm tư, nỗi lòng của nhau (3 câu đầu).
* Luận điểm 2: Tình đồng chí còn là sự đồng cam cộng khổ, san sẻ những khó khăn, thiếu thốn cùng nhau (4 câu tiếp theo).
* Luận điểm 3: Cùng hướng về một lí tưởng, cùng nếm trải sự khắc nghiệt của chiến tranh, người lính chia sẻ cho nhau tình thương yêu mức tột cùng (3 câu cuối).
Tổng kết: Hs tổng kết lại giá trị nội dung như sau:
- Ca ngợi sự thiêng liêng, cao đẹp của tình đồng chí.
- Khắc họa rõ nét vẻ đẹp của người lính Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.
- Sự khốc liệt của chiến tranh.
* Đánh giá về nghệ thuật:
- Thể thơ tự do, linh hoạt với mạch cảm xúc.
- giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, tâm tình thủ thỉ
- Ngôn ngữ đơn giản, chân thực
- Hình ảnh sắc nét nhưng cũng rất đời thường
- Các cấu trúc song hành, sóng đôi, ẩn dụ, hoán dụ.
* Dẫn chứng qua các tác phẩm khác, các luận cứ tiêu biểu.
Kết bài: Tổng kết, đánh giá, bình phẩm về đoạn trích, nêu khái quát hình ảnh và tư tưởng của người lính trong kháng chiến chống Pháp.
Trình bày sạch sẽ, mạch lạc, không lỗi ngữ pháp, câu cá, từ ngữ.
CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải đề thi thử tuyển sinh 10 môn văn file word, file năm 2021 của tỉnh Nghệ An lần 3 hoàn toàn miễn phí.
Tham khảo các đề thi thử Ngữ văn vào lớp 10 khác:
Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn ngữ văn khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.