Để chuẩn bị cho kì thi vào vào lớp 10 sắp tới, chúng tôi sưu tầm và giới thiệu các em tài liệu Đề thi thử môn Văn vào lớp 10 tỉnh Hải Dương (đề số 1) năm 2021 có lời giải đi kèm, từ hệ thống kho đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trên cả nước. Nhằm giúp các em ôn tập, rèn luyện giải các dạng đề thi khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi chuyển cấp quan trọng của các em học sinh lớp 9.
Tham khảo thêm một số đề thi thử vào lớp 10 môn học khác:
Câu 1: ( 2 điểm )
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :
" Mãi khuya bà Hai mới chống gối đứng dậy . Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua , tiền bún , tiền đỗ , tiền kẹo ... Vẫn cái giọng rì rầm , rì rầm thường ngày .
- Này, thầy nó ạ.
Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì .
- Thầy nó ngủ rồi à?
- Gì?
Ông lão khẽ nhúc nhích .
- Tôi thấy người ta đồn ...
Ông lão gắt lên :
- Biết rồi!
Bà Hai nín bặt . Gian nhà lặng đi hiu hắt . "
( Trích " Làng " Ngữ văn 9 tập I - Kim Lân )
a . Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ?
b. Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào ? Ý nghĩa của tình huống này là gì ?
c. Trong đoạn trích trên , tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ nào của nhân vật ?
Câu 2: ( 3 điểm )
Trên trang baohaiduong.vn ngày 9/10/2020 có đoạn: “Lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 54 trường hợp vi phạm, chủ yếu là học sinh không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện, xe đạp điện.".
Viết bài văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
Câu 3: ( 5 điểm )
Cảm nhận tình yêu thương con sâu sắc của nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn " Chiếc lược ngà " ( Nguyễn Quang Sáng , Ngữ văn 9 ,tập một )
Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 tỉnh Hải Dương (đề số 1)
Câu 1 : ( 2 điểm )
a . Ngôi kể thứ ba.
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
b. - Vị trí đoạn trích: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống sau khi ông Hai bất ngờ nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
- Ý nghĩa: Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn để thử thách tình yêu làng, yêu nước sâu sắc ở ông Hai.
c. Trong đoạn trích trên , tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại.
Câu 2 : ( 3 điểm )
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trên trang baohaiduong.vn ngày 9/10/2020 có đoạn: “Lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 54 trường hợp vi phạm, chủ yếu là học sinh không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện, xe đạp điện.".
=> Đề tài nghị luận:
Hiện nay khi tham gia giao thông có nhiều học sinh không sinh đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm.
2. Bàn luận
*Giải thích vấn đề:
- Khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe máy điện.
- Với giá cả hợp lý, đa dạng mẫu mã thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh THCS và THPT.
- Tuy nhiên, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện xe máy điện hay xe đạp điện bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
*Thực trạng:
- Đa số học sinh đều có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy điện.
- Tuy nhiên, tại các trường học, có thể dễ dàng quan sát thấy rõ nhất vào thời điểm tan học, hình ảnh một số học sinh đi xe máy điện nhưng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao.
- Hoặc có nhiều học sinh đội mũ bảo hiểm nhưng chỉ để đối phó: khi có sự giám sát của nhà trường, lực lượng cảnh sát giao thông…
*Nguyên nhân:
- Chưa có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.
- Do còn xem nhẹ tính mạng của bản thân.
- Cho rằng đội mũ bảo rất nặng nề, nóng bức và cản trở tầm nhìn, làm hỏng kiểu tóc .....
- Thích thể hiện mình khác người.
- Do sự giám sát của lực lượng giao thông, gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ…
*Hậu quả:
- Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bản thân.
- Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị.;
*Biện pháp:
- Tích cực tổ chức các buổi trò chuyện để tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ: đặc biệt chú ý đến vai trò của chiếc mũ bảo hiểm đối với người tham gia điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy).
- Gia đình và nhà trường phải tích cực giám sát và phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý những hành vi không chấp hành đúng quy định.
- Mỗi cá nhân phải tự ý thức chấp hành để bảo vệ bản thân và cũng là bảo vệ mọi người.
3. Kết thúc vấn đề
- Học sinh khi tham gia giao thông hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật định để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại.
- Đội mũ bảo hiểm chính là bảo vệ bản thân và gia đình.
Câu 3: ( 5 điểm )
Gợi ý:
Mở bài:
Giới thiệu nhân vật ông Sáu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
Thân bài:
- Giới thiệu chung về tác giả - tác phẩm
- Phân tích tình yêu thương con sâu sắc của ông Sáu qua 4 luận điểm chính::
+ LĐ1: Người cha luôn mong nhớ, khao khát gặp lại con sau bao năm xa cách
+ LĐ 2: Suốt những ngày nghỉ phép luôn vỗ về, nhẫn nhịn mong nghe được tiếng “ba” từ con
+ LĐ 3: Niềm hạnh phúc ngắn ngủi khi chia tay để trở lại chiến trường
+ LĐ 4: Chiếc lược ngà - kỉ vật chứa đựng tình thương yêu mà ông dành cho con
- Đánh giá về nội dung nghệ thuật và liên hệ mở rộng về tình cha con:
+ Nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện, lựa chọn ngôi kể: bác Ba - bạn ông Sáu, ngôn ngữ đậm chất Nam bộ, miêu tả nội tâm nhân vật…
+ Nội dung: Hình ảnh người cha - người lính trong chiến tranh giàu tình yêu thương, kiên cường, bất khuất…
- Liên hệ tình cảm cha con (HS tự chọn: vd “Nói với con”- Y Phương”…)
Kết bài:
- Sự hi sinh mất mát của con người trong chiến tranh
- Ý nghĩa của tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà nói riêng và tình cảm gia đình nói chung
Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 khác:
Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn ngữ văn khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về đề thi thử môn văn vào 10 năm 2021 tỉnh Hải Dương - đề số 1, hỗ trợ tải file word, pdf hoàn toàn miễn phí.