Logo

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Ninh Thuận có đáp án chính thức

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Ninh Thuận chính thức có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, chính xác từ sở giáo dục đào tạo Ninh Thuận dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo nhanh nhất, hỗ trợ file tải pdf, word miễn phí
3.3
10 lượt đánh giá

Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Ninh Thuận cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.

Tham khảo thêm:

Đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 Ninh Thuận chính thức

Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của Ninh Thuận đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.

Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Ninh Thuận được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.

Đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Ninh Thuận 2021

Đề thi lên lớp 10 môn Văn trường Chuyên tỉnh Ninh Thuận 2021

Đáp án đề thi Văn vào 10 năm 2021 tỉnh Ninh Thuận chính xác nhất

So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Ninh Thuận 2021 cập nhật từ đội ngũ chuyên gia giải đề của chúng tôi (đáp án mang tính chất tham khảo).

Đáp án đề tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 tỉnh Ninh Thuận

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Cách giải:

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2:

Cách giải:

Những từ ngữ thể hiện phép nối: Tuy…nhưng, bởi vậy.

Câu 3: 

Cách giải:

Học sinh có thể giải thích theo ý hiểu của mình, có lý giải

Gợi ý:

“Một tâm hồn đẹp giúp ta biết yêu thương, biết sống đẹp, sống có ích” là nhận định chính xác bởi khi có một tâm hồn đẹp con người không chỉ biết yêu thương mà còn biết sẻ chia có thái độ và cách suy nghĩa thấu đáo,.. nhờ vậy lối sống trở thành sống đẹp, cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.

Câu 4: 

Cách gải:

Học sinh trình bày quan điểm của mình, có lý giải.

Gợi ý:

Đống tình

Lý giải: Vẻ đẹp tâm hồn tạo nên sức hút vô cùng mạnh mẽ và bền vững. Nó chính là một trong yếu tố quan trọng làm nên vẻ đẹp hình thức hoàn thiện nhất.

II. LÀM VĂN

Câu 1: 

Cách giải:

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

Vẻ đẹp tâm hồn: là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình.

=>Khẳng định: con người rèn luyện, tu dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

b. Phân tích

- Mỗi con người có một khả năng riêng, thế mạnh riêng, chúng ta cần phải nhận ra giá trị của bản thân mình và tự tin vào bản thân mình, đó sẽ là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn.

- Con người sống và đối xử với nhau bằng tính cách, bằng suy nghĩ và hành động, không phải bằng vẻ bề ngoài, vì vậy, để trở thành người tốt được mọi người yêu quý, trọng dụng, chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân mình vẻ đẹp tâm hồn và những đức tính tốt đẹp.

- Người có đạo đức, nhân phẩm tốt sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, sẽ có được nhiều cơ hội quý báu hơn trong cuộc sống.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn thành công và trở thành người có ích cho xã hội để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về sức mạnh của bản thân mà không chịu trau dồi, tiến bộ. Lại có những người đề cao vẻ đẹp về ngoại hình, hình thức hơn vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán và chỉ trích.

3. Kết đoạn

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2:

Cách giải:

- Nhân vật được nhắc đến trong đoạn trích trên là anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa"

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giảNguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.

2. Thân bài

* Giới thiệu tình huống truyện

- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.

- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.

* Phân tích nhân vật anh thanh niên

- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên

+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ

+ Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu

+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)

=> Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.

- Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người

+ Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:

Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000m)

Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”

Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp

Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp

+ Hành động, việc làm đẹp

Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)

+ Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp

Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực

Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người

Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé

=> Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.

+ Anh thanh niên đại diện cho người lao động

Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.

Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.

- Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.

- Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.

Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 trường Chuyên của tỉnh Ninh Thuận năm 2021

I.  ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Cách giải:

Chủ đề của bài thơ: Bài thơ nói về tầm quan trọng của quê hương trong cuộc đời mỗi con người.

Câu 2:

Cách giải:

Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình. Có lý giải.

Gợi ý:

-    Hình ảnh thơ gần gũi, giàu chất gợi hình gợi tả. Những hình ảnh xuất hiện trong tác phẩm đều là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc khi nói đến làng quê và vẻ đẹp của làng quê.

-    Hình ảnh đậm chất thơ.

=> Tất cả gợi nên một bức tranh làng quê đẹp, thân thương. Gợi lên trong lòng mỗi con người một cảm xúc khó tả, vừa yêu thương, vừa thuộc -> Khơi gợi lòng yêu quê hương trong mỗi con người.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Cách giải:

1.  Mở đoạn

-    Giới thiệu vấn đề nghị luận: Trách nhiệm của con người đối với hương đất nước

2. Thân đoạn

a. Giải thích

-    Trách nhiệm: Trách nhiệm là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với  những việc làm đó.

-    Quê hương, đất nước: Là nơi gắn bó mật thiết với mỗi con người từ khi sinh ra và lớn lên. Đó là nơi có gia đình người thân.

=> Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Bất kì ai cũng có trách nhiệm trong việc bảo vệ quê hương, đất nước mình.

b. Chứng minh:

- Biểu hiện của trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc của thế hệ đi trước.

+    Thế hệ đi trước – thế hệ của thời đại anh hùng ca, thời đại của những chiến công oanh liệt. Họ đã hi sinh thân mình để bảo vệ Tổ quốc. Hi sinh hạnh phúc cá nhân để làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc.

+    Thế hệ đi trước không chỉ thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với đất nước mà còn lưu giữ và truyền lại cho con cháu, những thế hệ đi sau gánh vác trách nhiệm, nối tiếp truyền thống cha anh.

- Biểu hiện của trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc của con người hiện nay.

+    Thời đại hiện nay là thời đại công nghệ, thời đại của rất nhiều xu thế mới trong đó có xu thế toàn cầu hóa. Để đất nước không bị tụt lùi so với thế giới, trách nhiệm đặt ra cho mỗi con người là phải không ngừng học hỏi, tiếp thu những tinh hoa văn hóa cùng với đó là sự sáng tạo góp phần xay dựng đất nước ngày càng phát triển.

+    Ngày nay tuy chúng ta đã trải qua thời kì bom đạn chiến tranh nhưng mỗi người dân vẫn cần nêu cao cảnh giác, kiên định, đoàn kết bảo vệ Tổ quốc.

(Học sinh tự lấy dẫn chứng cụ thể để chứng minh)

c. Bàn luận

-    Ngày nay, ngoài những con người ý thức được trách nhiệm với đất nước, với Tổ quốc còn có những người vì lợi ích trước mắt mà có những ý kiến sai lệch ảnh hưởng đến quyền lợi n ước nhà -> Cần phải lên án, phê phán mạnh mẽ.

-    Nhưng không thể phủ nhận những hình ảnh đẹp thể hiện trách nhiệm đối với Tổ quốc.

3. Kết đoạn

Khái quát lại vấn đề nghị luận: Trách nhiệm của con người đối với Tổ quốc.

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài:

-    Giới thiệu nhận định.

-    Giới thiệu tác phẩm, tác giả.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

-    Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời. Nghĩa là trên mỗi trang viết, người đọc phải thấy được dấu ấn, hình ảnh của thời đại mà nhà văn đang sống. Nói cách khác, văn học phải phản ánh hiện thực cuộc sống.

b. Chứng minh:

*   Bài thơ Đồng chí – Tác phẩm thể hiện hình ảnh người lính trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

-   Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng cao quí.

Những người lính xuất thân từ nông dân, ở những miền quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”,"đất cày lên sỏi đá”. Họ “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”.

Họ đến với cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe theo tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện

lên đường. Phía sau họ là bao cảnh ngộ: xa nhà, xa quê hương, phó mặc nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con để sống cuộc đời người lính.

Trải qua những ngày gian lao kháng chiến đã ngời lên phẩm chất anh hùng ở những người nông dân mặc áo lính hiền hậu ấy. Hình ảnh họ lam lũ với “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, với "chân không giày". Đói, rét, gian khổ khắc nghiệt đã khiến người lính phải chịu đựng những cơn sốt rét: “miệng cười buốt giá”, "sốt run người”, ”vầng trán ướt mồ hôi”.

- Họ có một đời sống tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc:

Lòng yêu quê hương và gia đình thể hiện qua nỗi nhớ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, niềm thương “gian nhà không”, qua ý thức về cảnh ngộ “quê hương anh nước mặn đồng chua” và “làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

Từ hiện thực cuộc sống gian lao thiếu thốn, họ vun đắp được tình đồng chí keo sơn, gắn bó với lòng yêu thương giữa những con người cùng cảnh ngộ, cùng chung lí tưởng, chung mục đích và ước mơ. Gian lao thử thách khiến tình đồng chí, đồng đội thêm keo sơn, sâu sắc. Ngược lại, tình đồng chí ấy lại giúp người lính có sức mạnh để vượt qua gian lao thử thách.

=> Hình ảnh người lính Cụ Hồ trong những ngày kháng chiến chống Pháp được Chính Hữu khắc họa trong tình đồng chí cao đẹp, tình cảm mới của thời đại cách mạng.

=> Họ được khắc họa và ngợi ca bằng cảm hứng hiện thực, bằng những chất thơ trong đời thường, được nâng lên thành những hình ảnh biểu tượng nên vừa chân thực, mộc mạc, vừa gợi cảm lung linh.

*   Tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Tác phẩm thể hiện hình ảnh người lính lạc quan trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ

-    Nếu như những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ, quê hương họ là những nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” thì những chiến sĩ lái xe Trường

Sơn lại là những thanh niên có học vấn, có tri thức, đã được sống trong thời bình, được giác ngộ lí tưởng cách mạng cao cả, họ ra đi trong niềm vui phơi phới của sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, yêu đất nước.

Hình ảnh người lính lái xe – hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ phơi phới, dũng cảm, yêu thương được khắc họa qua hình ảnh những chiếc xe không có kính và một giọng điệu thơ ngang tàn, trẻ trung, gần gũi.

Những chiếc xe không có kính là hình ảnh để triển khai tứ thơ về tuổi trẻ thời chống Mỹ anh hùng. Đây là một thành công đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Qua hình ảnh chiếc xe bị bom giặc tàn phá, nhà thơ làm hiện lên một hiện thực chiến trường ác liệt, dữ dội. Nhưng cũng “chính sự ác liệt ấy lại làm cái tứ, làm nền để nhà thơ ghi lại những khám phá của mình về những người lính, về tinh thần dũng cảm, hiên ngang, lòng yêu đời và sức mạnh tinh thần cao đẹp của lí tưởng sống cháy bỏng trong họ”.

Phân tích các dẫn chứng: tư thế thật bình tĩnh, tự tin “Ung dung buồng lái ta ngồi”, rất hiên ngang, hào sảng

“Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Một cái nhìn cuộc đời chiến đấu thật lãng mạn, bay bổng, trẻ trung: “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”.

Và độc đáo hơn nữa là tinh thần hóa rủi thành may, biến những thách thức thành gia vị hấp dẫn cho cuộc đối đầu, khiến cho lòng yêu đời được nhận ra và miêu tả thật độc đáo: các câu thơ “ừ thì có bụi”,"ừ thì ướt áo” và thái độ coi nhẹ thiếu thốn gian nguy “gió vào xoa mắt đắng”. Họ đã lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, thái độ hiên ngang để thắng cái vạn biến của chiến trường gian khổ và ác liệt.

Sâu sắc hơn, nhà thơ bằng ống kính điện ảnh ghi lại được những khoảnh khắc “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”, "nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Đó là khoảnh khắc người ta trao nhau và nhà thơ nhận ra sức mạnh của tình đồng đội, của sự sẻ chia giữa những con người cùng trong thử thách. Nó rất giống với ý của câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” của Chính Hữu, nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn.

Hai câu kết bài thơ làm sáng ngời tứ thơ “Xe vẫn chạy…” về tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: Họ mang trong mình sức mạnh của tình yêu với miền Nam, với lí tưởng độc lập tự do và thống nhất đất nước.

*    Những ngôi sao xa xôi – Thời đại của tầng lớp thanh niên xung phong sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.

-    Hình ảnh những cô gái yêu nước, kiên cường, giàu trách nhiệm.

-    Tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình họ cống hiến nơi chiến trận.

-    Công việc phá bom, lấp hố bom rất hiểm nguy, họ phải đối mặt với cái chết bất kể lúc nào nhưng vẫn đương đầu không sợ hãi.

-    Vẻ đẹp trong tâm hồn: những cô gái yêu đời, hồn nhiên, lấp lánh những yêu thương của tình đồng chí, đồng đội họ dành cho nhau

+    Phương Định là một cô gái mơ mộng, thích làm đẹp, cô có một tâm hồn nhạy cảm và luôn quan tâm đến mọi người, cô còn thích hát, mê hát, thích tận hưởng những cơn mưa bất chợt và dễ xúc động khi nhớ về quê nhà.

-    Thao lại là một người chị cả điềm tĩnh, chín chắn và cũng đầy dũng cảm, táo bạo.

-    Nho - một cô em út đáng yêu, nhẹ nhàng, sở thích của Nho là thêu thùa, thích được quan tâm và nũng nịu. Trái lại với nét trẻ con ấy, Nho có bản lĩnh đầy rắn rỏi khi xong pha chiến trận.

=> Những cô gái trẻ Hà Nội: bất khuất, kiên trung, chẳng ngại gian khổ, khó khăn, khát khao chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

c. Bàn luận

-    Văn học chính là đời sống, là tấm gương phản ánh đời sống, phản ánh tinh thần thời đại

-    Không chỉ đóng vai trò phản ánh đời sống mà còn có tác dụng lưu giữ cho những thế hệ sau có thể hiểu được, cảm nhận được về m ột thời đại đã qua. Từ đó, khơi gợi tinh thần lòng kiên định bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

3. Kết bài:

-    Khẳng định lại nhận định.

-    Khái quát vẻ đẹp thời đại của ba tác phẩm nêu trên

Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Ninh Thuận các môn khác:

Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2021 của Ninh Thuận, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 tỉnh Ninh Thuận có đáp án chính thức, hỗ trợ tải file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
3.3
10 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com