Logo

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Trà Vinh có đáp án chính thức

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Trà Vinh chính thức có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, chính xác từ sở giáo dục đào tạo Trà Vinh dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo nhanh nhất, hỗ trợ file tải pdf, word miễn phí
3.0
17 lượt đánh giá

Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Trà Vinh cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.

Đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 Trà Vinh chính thức

Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của Trà Vinh đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.

Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Trà Vinh được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.

Đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Trà Vinh 2021

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Thí sinh đọc đoạn trích dưới đây và chọn một trong hai đề:

[1] Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp nhứng hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị... và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.

[2] Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít "tác dụng phụ". Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành "anh hùng bàn phím"..., khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buông khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thu với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như bóng đá, nhảy dây,... - những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu thì chỉ biết đến facbook, đăng story,... Hay là tình trạng giới trẻ "ôm" điện thoại đến tận khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất là tâm hồn.

(Theo Thu Phương, Baomoi.com)


Đề 1: 

Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết giữa các câu trong đoạn văn [1]

Câu 2. (1.0 điểm). Chỉ ra và cho biết tên của thành phần phụ trong câu: Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi.

Câu 3 (1.0 điểm). Hay là tình trạng giới trẻ "ôm" điện thoại đến tận khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất là tâm hồn.
Trong câu văn trên, từ "ôm" được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của từ đó.

Đề 2:

Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết giữa đoạn văn [1] và đoạn văn [2].

Câu 2. (1.0 điểm). Tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu sau:

Thật đáng buông khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thu với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như bóng đá, nhảy dây,... - những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ.

Câu 3 (1.0 điểm). Kể tên một trong những phép tu từ và chỉ ra các từ ngữ thể hiện phép tu từ đó trong câu: Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành "anh hùng bàn phím"..., khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. 

PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Thí sinh thực hiện tất cả các câu sau:

Câu 1 (2.0 điểm). Theo em, sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) như thế nào là hợp lý? Hãy viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đó.

Câu 2 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Từ đó thấy được "Tấm lòng của người cha là một tuyệt tác của tạo hóa" (Abbe'Pre'vost)

Đề thi lên lớp 10 môn Văn trường Chuyên tỉnh Trà Vinh 2021

Đáp án đề thi Văn vào 10 năm 2021 tỉnh Trà Vinh chính xác nhất

So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Trà Vinh 2021 cập nhật từ đội ngũ chuyên gia giải đề của chúng tôi.

Đáp án đề tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 tỉnh Trà Vinh

I. ĐỌC HIỂU

Đề 1:

Câu 1:

Cách giải:

Phép liên kết: Phép lặp

Từ ngữ liên kết: Smartphone

Câu 2:

Cách giải:

Thành phần phụ chú đóng vai trò làm trạng ngữ: Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay.

Câu 3:

Cách giải:

Sử dụng với nghĩa chuyển. Ý nghĩa: Giữ chặt không rời.

Đề 2:

Câu 1:

Cách gải:

Phép liên kết: Phép nối và phép lặp

Hình thức liên kết:

+ Phép nối: Cùng vì

+ Phép lặp: Smartphone

Câu 2:

Cách giải:

Thành phần biệt lập: Những thứ từng là bầu trời tuổi thơ (thành phần phụ chú)

Câu 3:

Cách giải:

Biện pháp tu từ: Điệp từ “nghiện”

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Cách giải:

I. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sử dụng điện thoại thông minh cho hợp lí.

II. Thân đoạn

1. Giải thích

- Điện thoại di động, còn gọi là điện thoại thông minh, là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà điện thoại di động thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển.

2. Bàn luận

a) Thực trạng

- Điện thoại thông minh đang được học sinh sử dụng phổ biến trong nhiều trường học: Sử dụng điện thoại chưa đúng cách, chưa đúng mục đích.

b) Nguyên nhân

- Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, điện thoại thông minh trở thành vật không thể thiếu đối với con người

- Nhiều gia đình có điều kiện, chiều con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình

c) Hậu quả

- Sử dụng điện thoại trong giờ học: không hiểu bài, hổng kiến thức.

- Sử dụng điện thoại với mục đích xấu: ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.

d) Biện pháp khắc phục: Sử dụng điện thoại thông minh cho hợp lí.

- Bản thân học sinh cần có ý thức tự giác trong học tập; cần biết sống có văn hóa, có đạo đức, hiểu biết pháp luật.

- Gia đình: quan tâm hơn tới các em, gần gũi, tìm hiểu và kịp thời giáo dục con em…

- Nhà trường, xã hội: siết chặt hơn trong việc quản lí.

3. Bài học nhận thức và hành động để sử dụng điện thoại thông minh cho hợp lí.

- Nhận thức: Nhận thức được những ưu, nhược mà điện thoại thông minh mang lại cho con người để sử dụng chúng một cách hiệu quả, đem lại ích lợi cho cuộc sống, công việc cũng như trong học tập.

- Hành động:

+ Biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình, trang bị những kỹ năng sống cần thiết.

+ Sử dụng điện thoại đúng mục đích.

+ Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.

III. Kết đoạn

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá - Đừng để điện thoại huỷ hoại cuộc sống của mình.

Câu 2:

Cách giải:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

+ Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam.

+ Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" ra đời năm 1966, những năm tháng gian khổ, đau thương nhất của đồng bào Nam Bộ trong 30 năm chiến tranh.

- Giới thiệu khái quát về tình cảm cha con của ông Sáu và trích dẫn nhận định “Tấm long của người cha là tuyệt tác của tạo hóa”

II. Thân bài

1. Tóm tắt truyện

- Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" xoay quanh tình huống gặp mặt của bé Thu và ông Sáu.

- Khi ông Sáu đi kháng chiến, bé Thu chưa đầy một tuổi. Tám năm trời cha con em chỉ biết nhau thông qua 2 tấm ảnh. Lần nghỉ phép ba ngày của ông Sáu là cơ hội hiếm hoi để ba con Thu gặp gỡ, bày tỏ tình phụ tử. Nhưng bé Thu lại không chịu nhận cha vì vết thẹo trên má làm ông Sáu không giống như trong tấm ảnh. Đến lúc Thu nhận ra thì cũng là giây phút ba em lên đường tiếp tục đi chiến đấu. Và lần gặp mặt ấy là lần đầu tiên, duy nhất, cuối cùng của cha con Thu.

2. Phân tích

* Tình cảm của ông Sáu đối với con gái nhỏ được biểu hiện phần nào trong chuyến về thăm nhà.

a. Trên đường về thăm nhà

+ Trong lòng ông bồi hồi xúc động: cái tình người cha cứ nôn nao trong lòng ông. Người cha được về thăm nhà sau bao nhiêu năm ở chiến khu.

+ Khao khát đốt lòng ông là được gặp con, là được nghe con gọi tiếng ba, để được sống trong tình cảm cha con, mà lâu nay ông chưa từng được sống, bấy lâu ông mong đợi.

+ Khi trông thấy đứa trẻ chơi trước sân nhà, ông đã cất tiếng gọi con thân thương trìu mến bằng tất cả tấm lòng mình: Thu con! Ba đây con! Ba đây con”.

=> Tiếng gọi thổn thức của người cha cất lên từ sâu thẳm trái tim của người lính sau bao năm xa cách làm xao động tâm hồn người đọc. Nhưng trái với niềm mong đợi của ông, những tưởng bé Thu sẽ ào tới, ôm lấy thoả những tháng ngày xa cách. Nhưng không , ông hẫng hụt bất ngờ khi thấy: “Bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy” khiến ông Sáu sững sờ, thất vọng, rơi vào tâm trạng hụt hẫng.

b. Những ngày ở bên con

- Trong ba ngày phép ngắn ngủi, ông luôn ở bên con không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách an ủi vỗ về nó.

+ Ông tìm mọi cách để mong được nghe một tiếng ba” nhưng đều thất bại. Khi má bảo Thu kêu ba vô ăn cơm, dọa đánh để cô bé gọi ba một tiếng. Thu nói trống không: “Con kêu rồi người ta không nghe”. Hai từ “người ta” mà Thu kêu làm ông đau lòng, khổ tâm.

+ Trong bữa cơm, bằng lòng thương của người cha ông Sáu gắp cho con cái trứng cá to và vàng ươm, ông tưởng con sẽ đón nhận vậy mà nó bất thần hắt cái trứng cá ra khỏi chén. Nỗi đau khổ trong ba ngày nén chịu trào lên, ông giận quá đánh con đã làm mất tia hy vọng cuối cùng về tình phụ tử.

c. Trong những ngày ở khu căn cứ

+ Anh ân hận vì đã trót đánh con. Nhớ lời con dặn “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba” đó là mong ước đơn sơ của đứa con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt.

+ Nhưng đối với người cha ấy, đó là mong ước đầu tiên mà cũng là duy nhất.

=> Cho nên, nó cứ thôi thúc trong lòng. Kiếm cho con cây lược, trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình phụ tử trong lòng.

+ Trước lúc hy sinh, “dường như chi có tình cha con là không thể chết”, không còn đủ sức trăng trôi điều gì, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho anh làm được một việc đưa tay vào túi, móc cái lược đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết và cử nhìn bạn hồi lâu.

=> Nhưng đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc. Bởi đó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử! Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử. Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

* Tình cảm của ông Sáu với bé Thu là tình cảm cha con sâu sắc, không gì có thể chia cách và làm thay đổi được. Tấm lòng đó không có vũ khí nào, sức mạnh nào hay tội ác nào có thể làm phai nhòa đi được. Từ đó thấy được nhận định trên hoàn toàn đúng đắn khi nói về tình cảm phụ tử thiêng liêng và sâu nặng.

III. Kết bài

- Khẳng định tình cảm cha con thiêng liêng và sâu nặng.

Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 trường Chuyên của tỉnh Trà Vinh năm 2021

I. ĐỌC HIỂU

Đề 1:

Câu 1:

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Phương thức Nghị luận.

Dấu hiệu nhận biết: Câu văn đầu tiên mang luận điểm chung. Các đoạn tiếp theo có vai trò làm sáng tỏ luận điểm đó.

Câu 2:

Cách giải:

Theo tác giả, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất bởi con người chính là động lực phát triển của lịch sử.

Câu 3:

Cách giải:

Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu của mình có lý giải.

Gợi ý:

Thông điệp của đoạn trích trên: Để bước vào thế kỷ mới, con người hãy chuẩn bị bản thân thật tốt bởi đó chính là điều kiện quan trọng nhất để hình thành một thế kỉ mới với đầy hứa hẹn.

Đề 2:

Câu 1:

Cách gải:

Thành phần biệt lập trong câu: “có lẽ”

Đây là thành phần tình thái.

Câu 2:

Cách giải:

Từ “hành trang” trong đoạn trích là từ ngữ được dùng với nghĩa chuyển.

Nghĩa của từ “hành trang”: là hành trang tinh thần như tri thức, kỹ năng, thói quen… Nghĩa này được sử dụng theo phương thức ẩn dụ.

Câu 3:

Cách giải:

Học sinh có thể đưa ra các cách giải thích theo ý hiểu, có lý giải.

Gợi ý:

- Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế được hình thành dựa trên trí tuệ của con người.

- Vì vậy, nếu chúng ta công nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người là quan trọng và không thể thiếu.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Cách giải:

I. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong hoàn cảnh cả nước tập trung chống dịch Covid-19

II. Thân đoạn

1. Giải thích

- Thế hệ trẻ: Là thế hệ thuộc lứa tuổi thanh niên, thiếu niên - lứa tuổi được học hành, được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ xã hội tương lai. Thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển.

- Trách nhiệm: Trách nhiệm là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với những việc làm đó. Trách nhiệm luôn là một gánh nặng nhưng nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong quá trình phát triển. ... Đối với mỗi cá nhân, trách nhiệm là một điều thiết yếu cần phải có trong mỗi con người.

- Đại dịch covid-19: Là bệnh dịch do nhiểm khuản có sự lây lan nhanh chóng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và nền kinh tế trên toàn thế giới.

=> Trong tình hình đại dịch Covid như hiện nay, thế hệ trẻ phải có trách nhiệm cùng với người dân và nhà nước chung tay đẩy lùi dịch Covid. Vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong gia đoạn này là cực kì quan trọng và cần thiết.

2. Biểu hiện của trách nhiệm chống dịch ở thế hệ trẻ

- Nghiêm túc thực hiện mọi quy định của nhà nước, Bộ Y tế trong công tác phòng dịch Covid – 19.

- Tự nguyện tham gia chống dịch nơi tuyến đầu.

- Vận động mọi người cùng nghiêm túc chống dịch.

- Có những phát minh, sáng tạo góp phần phục vụ cho công tác chống dịch hiệu quả.

3. Bàn luận

- Bên cạnh đó còn có rất nhiều trường hợp lợi dụng tình tình dịch bệnh để đăng tin giả, gây hoang mang dư luận, không nghiêm túc chấp hành quy định. Cần phải lên án.

-  Ngợi ca những tấm gương y bác sũ, sinh viên trường y,…. Gác lại công việc các nhân tất cả chống dịch.

III. Kết đoạn

Khái quát lại vấn đề nghị luận

(Học sinh chú ý lấy dẫn chứng cụ thể, gần gũi và xác thực)

Câu 2:

Cách giải:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

+ Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy, tác phẩm Ánh trăng

+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: “Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh”

II. Thân bài

1. Giải thích nhận định

- Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu.

- Đưa ru: Được hiểu là tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái, nhẹ nhàng mang tính cảm xúc cao.

- Thức tỉnh: Là trạng thái tâm lý khi con người được đnahs thức, nhận ra và thoát khỏi tình trạng sai lầm.

=> Nghĩa cả câu: Thơ ca không chỉ đem đến cho con người cảm xúc, rung động mà còn đem đến sự thức tỉnh về mặt tâm hồn. Khiến con người nhận ra sai lầm hướng tới hoàn thiện bản thân.

2. Phân tích chứng minh qua bài Ánh trăng: Không chỉ mang lại cảm xúc cho người đọc mà còn khiến người đọc thức tỉnh thông qua tình huống bất ngờ.

- Tình huống bất ngờ làm thay đổi mạch cảm xúc:

+ Trăng xuất hiện đánh thức bao kỉ niệm, gợi nên bao suy ngẫm: “Thình lình đèn điện tắt ...vầng trăng tròn”

+ Ba khổ thơ đầu, điệp từ “hồi” được lặp lại khiến giọng thơ bình thường, đều đặn, thủ thỉ, sang khổ thơ thứ 4, giọng thơ đột ngột cất cao trước một tình huống bất ngời. Bằng phép đảo ngữ “thình lình đèn điện tắt”, cuộc sống xa hoa, hiện đại tạm thời biến mất, theo phản xạ tìm ánh sáng từ trong bóng tối, con người vội bật tung cửa sổ và bất ngờ gặp lại vầng trăng xưa. Trăng vẫn bên cửa sổ. Tròn vành vạnh, vẫn tình nghĩa, thủy chung như ngày nào. Phép đảo ngữ “đột ngột” càng nhấn mạnh sự bất ngờ thức tỉnh sau một chặng đường dài lãng quên.

=> Đến đây người lính từng trải như Nguyễn Duy đã chợt nhận ra một điều: cuộc đời mỗi con người giống như một dòng chảy có những quanh co, uốn khúc nhưng phải qua những khúc quanh, qua những biến cố, con người mới nhận ra đâu là chân giá trị của cuộc sống.

- Tình huống bất ngờ xảy đến khiến dòng chảy cuộc đời như ngừng lại, thời gian cũng như ngừng trôi trong cuộc gặp gỡ giữa hai tâm hồn, khi người và trăng mặt đối mặt. Con người như lặng đi trong nỗi xúc động mãnh liệt. Người đối diện với trăng trong tư thế có phần thành kính “ngửa mặt lên nhìn mặt "có cái gì rưng rưng”

+ Từ “mặt” là từ nhiều nghĩa, tác giả đối mặt vầng trăng hay cũng chính là đối diện đàm tâm, tự soi vào chính mình, soi vào quá khứ, nhìn một thời lãng quên vô tình, bạc bẽo.

+ Trong cuộc đối diện không lười đó, gặp lại người bạn tri kỉ thuở xưa, con người “rưng rưng” xúc động. “Rưng rưng” là cảm xúc dân trào đến nghẹn lời, đến muốn khóc. + Trong sự xúc động dâng cao đó, cả một quãng thời gian rất xa sống dậy: “Như là đồng là bể như là sông là rừng” Điệp ngữ “Như là”, phép liệt kê: đồng, sông, bể, rừng xuất hiện một lần nữa, cùng nhịp thơ nhanh như nhiều lớp sóng của hoài niệm ùa về. Phép so sánh để khẳng định cái khoảnh khắc “rưng rưng” ấy, chính là tuổi thơ êm đềm, là những năm tháng chiến đấu gian lao, vất vả, ở đó người luôn có trăng.

=> Khổ thơ là sự xúc động chân thành sâu lắng. Những suy ngẫm của tác giả.

- Khép lại bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy đã thể hiện rất rõ ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và từ đó tác giả nêu ra bài học triết lí gợi nhắc thái độ sống đối với mỗi người “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.”

- Trăng xưa vẫn vậy, vẫn tròn đầy, vẹn nguyên thủy chung, từ “cứ”, “kể chi” còn cho thấy thái độ bao dung, độ lượng của vần trăng nhưng đối lập với hình ảnh trăng tròn vành vạnh là con người vô tình, đổi thay.

- Trăng như một người bạn với ánh nhìn im phăng phắc, đó là cái nhìn nghiêm nghị dù rất bao dung, không một lời trách cứ, Trăng như một người bạn bao dung, nhân hậu, độ lượng

- Đến đây “Vầng trăng” đã được thay bằng “Ánh trăng” để nhấn mạnh về ánh sáng. Ánh sáng của lương tri con người soi rọi những góc khuất tối trong tâm hồn người. Ánh sáng soi đường cho con người trở về về với con đường thủy chung, tình nghĩa

- Trước cái nhìn nghiêm nghị, bao dung của người bạn thủy chung, ân tình, trước ánh sáng kì diệu của vầng trăng, con người phải “giật mình”. Giật mình để nhìn lại chính mình. Giật mình để tự vấn lương tâm, để soi vào chính mình, để thấy những tháng ngày qua mình đã vô tình bạc bẽo, để hoàn thiện bản thân. Đây là cái giật mình vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

=> Như vậy, qua khổ thơ cuối, hình ảnh vần trăng mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Trăng là vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, trăng là đồng chí, đồng đội, là tấm lòng bao dung, nhân hậu của nhân dân. Trăng là quá khứ vất vả, gian lao nhưng tình nghĩa. Trăng là cội nguồn, là quê hương, đất nước. Từ hình ảnh vầng trăng, tác giả gợi nhắc người đọc một bài học triết lí sâu xa. Đó là thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung.

=> Bài học về cách sống của bản thân:

- Luôn sống thủy chung, tình nghĩa, nghĩ nhớ công ơn thế hệ trước và những người giúp đỡ mình.

- Sống độ lượng, bao dùng.

- Luôn biết yêu thương, quan tâm với mọi người.

III. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề nghi luận.

Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Trà Vinh các môn khác:

Cập nhật điểm chuẩn vào 10 tỉnh Trà Vinh 2021 chính xác nhất. Mời các bạn tham khảo tại đây.

Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2021 của Trà Vinh, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 Trà Vinh (có đáp án) file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
3.0
17 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com