Nội dung hướng dẫn giải Bài 11B: Quê hương tươi đẹp được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 chương trình mới (VNEN). Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 3.
1. Cùng chơi: Giải câu đố
Các nhóm thi đọc câu đố và tìm nhanh lời giải (lần lượt một đội đọc câu đố, đội kia giải câu đố đó).
a, Ở đâu có cảng Nhà Rồng?
b, Ở đâu sương phủ rừng thông sớm chiều?
c, Ở đâu quê Bác kính yêu?
d, Ở đâu gang thép rất nhiều - đố em?
Bài làm:
a, Ở đâu có cảng Nhà Rồng?
=> Thành phố Hồ Chí Minh
b, Ở đâu sương phủ rừng thông sớm chiều?
=> Đà Lạt
c, Ở đâu quê Bác kính yêu?
=> Nam Đàn, Nghệ An
d, Ở đâu gang thép rất nhiều - đố em?
=> Thái Nguyên
2, Sắp xếp lại các tranh theo đúng trình tự các chi tiết trong câu chuyện Đất quý, đất yêu.
Bài làm:
Sắp xếp các bức tranh sau:
3. Dựa vào tranh, tiếp nối nhau kể lại từng đoạn câu chuyện Đất quý, đất yêu
Bài làm:
Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó, vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu.
Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách rồi mới để họ xuống tàu trở về nước. Hai người khách rất ngạc nhiên, hỏi:
- Tại sao các ông phải làm như vậy ? Viên quan trả lời:
- Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây. Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt. chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý. Nhà vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm. Song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng, cao quý nhất. Chúng tôi không bao giờ để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.
Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-ti-ô-pi-a.
4. Cùng chơi: Thi xếp từ thành nhóm
(Cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào).
Bài làm:
5. Trả lời câu hỏi:
Từ ngữ nào trong ngoặc có thể thay thế cho từ quê hương ở đoạn văn dưới đây?
Tây Nguyên là quê hương của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng.
(quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn).
Bài làm:
Những từ có thể thay thế cho từ quê hương là:
4. Chọn vần ong hoặc vần oong phù hợp với mỗi chỗ trống:
Bài làm:
Điền vào chỗ trống:
6. Cùng chơi: Tìm tiếng theo âm và vần.
(Chọn trò chơi a hoặc trò chơi b theo hướng dẫn của thầy cô).
a, Tìm tiếng bắt đầu bằng s hoặc X.
b, Tìm tiếng có vần ươn hoặc ương.
Các nhóm viết tiếng tìm được vào bảng nhóm.
Bài làm:
a, Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x là:
b, Tiếng có vần ươn và ương
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 11B: Quê hương tươi đẹp Tiếng Việt lớp 3 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.