Logo

Giải Tiếng Việt VNEN lớp 3 Tập 1 Bài 16B: Bạn sống ở thành thị hay nông thôn

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 VNEN Bài 16B: Bạn sống ở thành thị hay nông thôn trang 125, 126 Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả
5.0
0 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 16B: Bạn sống ở thành thị hay nông thôn được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 chương trình mới (VNEN). Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 3.

Hoạt động cơ bản Bài 16B: Bạn sống ở thành thị hay nông thôn

1. Hỏi nhau về nơi mình đang sống

  • Chúng ta đang sống ở nông thôn hay ở thành phố, thị xã?
  • Bạn thích nhất điều gì nơi chúng ta sống?

Bài làm:

Ví dụ:

  • Chúng ta đang sống ở một vùng quê nông thôn thuộc khu vực miền Bắc
  • Ở nông thôn, em thích nhất là sự yên bình, sự mộc mạc, đơn sơ. Và đặc biệt những người nông dân rất chất phác, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau...

2. Quan sát tranh và sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện

3. Dựa vào tranh và lời gợi ý, tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện

Bài làm:

Xếp cách tranh lại theo thứ tự là: 3 -> 1 -> 2

Kể từng đoạn câu chuyện Đôi bạn:

Đoạn 1: Trên đường phố.

Thành và Mến kết bạn với nhau từ hồi Thành rời thành phố sơ tán về quê của Mến để tránh sự ném bom phá hoại của Mĩ. Lúc ấy hai bạn còn nhỏ. Sau hai năm, bố Thành đón Mến ra thành phố chơi. Thành dẫn bạn đi thăm phố phường nhộn nhịp khiến Mến rất vui và thích thú.

Đoạn 2: Trong công viên.

Khi vào công viên, hai bạn cùng chơi nhiều trò như ngồi cầu trượt, đu quay... Đang say sưa nói chuyện, chợt hai em nghe thấy tiếng kêu thất thanh: "Cứu với !". Thành còn đương ngơ ngác xem có chuyện gì xảy ra thì Mến đã nhảy ùm xuống hồ nước cứu một cậu bé vừa bị rơi xuống. Mến bơi nhanh và giỏi nên loáng cái đã dìu được cậu bé vào bờ.

Đoạn 3: Lời của bố.

Về nhà, hai bạn không dám kể bố nghe chuyện trên. Nhưng rồi một thời gian, khi Mến đã trở về quê, bố cũng biết chuyện. Bố trầm ngâm bảo Thành:

- Con ạ ! Người ở làng quê là như vậy đấy. Lúc chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa cho ta. Khi cứu người, họ chẳng hề chần chừ ngần ngại.

4. Lần lượt kể tên

  • Một số thành phố ở nước ta?
  • Một số vùng quê mà em biết

Bài làm:

  • Tên một số thành phố ở nước ta là: Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Một số vùng quê mà em biết là: An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng...

Hoạt động thực hành Bài 16B: Bạn sống ở thành thị hay nông thôn

2. Viết đúng từ.

(Chọn làm phần a hoặc phần b theo hướng dẫn của thầy cô).

a, Chọn ch hay tr để điền vào chỗ trống? Viết các từ vừa điền vào vở.

Công ...a như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước ...ong nguồn ...ảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính ...a

Cho ...òn ...ữ hiếu mới là đạo con.

(Ca dao)

b, Quan sát tranh, đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã. Giải câu đố.

Thuơ bé em có hai sừng

Đến tuôi nưa chừng mặt đẹp như hoa

Ngoài hai mươi tuôi đa già

Gần ba mươi lại mọc ra hai sừng.

(Là gì?)

Cái gì mà lươi bằng gang

Xới lên mặt đất nhưng hàng thăng băng.

Giúp nhà có gạo đê ăn

Siêng làm thì lươi sáng bằng mặt gương..

(Là cái gì)

Bài làm:

a, Chọn ch hay tr để điền vào chỗ trống? Viết các từ vừa điền vào vở.

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

(Ca dao)

b, Quan sát tranh, đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã. Giải câu đố.

Thuở bé em có hai sừng

Đến tuổi nửa chừng mặt đẹp như hoa

Ngoài hai mươi tuổi đã già

Gần ba mươi lại mọc ra hai sừng.

=> Là mặt trăng

Cái gì mà lưỡi bằng gang

Xới lên mặt đất những hàng thẳng băng.

Giúp nhà có gạo để ăn

Siêng làm thì lưỡi sáng bằng mặt gương..

=> Là lưỡi cày

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 16B: Bạn sống ở thành thị hay nông thôn Tiếng Việt lớp 3 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com