Logo

Giải Tự nhiên xã hội VNEN lớp 3 Bài 18: Thân cây có đặc điểm gì?

Giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 VNEN Bài 18: Thân cây có đặc điểm gì? Tập 2 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả
5.0
0 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 18: Thân cây có đặc điểm gì? được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Tự nhiên xã hội lớp 3 chương trình mới (VNEN). Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn TN&XH lớp 3.

Hoạt động cơ bản Bài 18: Thân cây có đặc điểm gì?

1. Thực hiện hoạt động

a. Quan sát các hình 1,2,3,4,5,6:

b. Chỉ và nói cây nào có thân mọc đứng, cây nào có thân leo, cây nào có thân bò?

c. Chỉ và nói những cây có thân gỗ, cây có thân thảo?

d. Thân cây su hào có đặc điểm gì đặc biệt?

Trả lời:

Quan sát hình 1,2,3,4,5,6 ta thấy:

b.

- Cây có thân mọc đứng là hình 1 và hình 5, hình 6

- Cây có thân leo là hình 2

- Cây có thân bò là hình 3

c.

- Những cây có thân gỗ là hình 1 và hình 6

- Những cây có thân thảo là hình 2, hình 3, hình 4 và hình 5.

d. Thân cây su hào có đặc điểm là thân phình to ra thành củ.

2. Quan sát, ghi nhớ và hoàn thành bảng:

a. Ra sân trường quan sát cây,

b. Ghi nhớ tên những cây có thân gỗ, cây có thân thảo, cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò,

c. Quay trở lại lớp học và viết những điều quan sát được vào bảng 1.

Tên cây Thân mọc đứng thân bò thân leo thân gỗ thân thảo
Ví dụ: Cây lúa x       x
Cây ......          
Cây ......          
Cây ......          
Cây ......          

Trả lời:

Hoàn thành bảng 1.

Tên cây Thân mọc đứng thân bò thân leo thân gỗ thân thảo
Ví dụ: Cây lúa x       x
Cây bầu     x   x
Cây xoài x     x  
Cây dưa hấu   x     x
Cây su hào x       x

3. Quan sát và trả lời:

a. Quan sát các hình 7,8,9,10

b. Trả lời câu hỏi:

- Chỉ và nói những cây thân gỗ, cây thân thảo, cây có thân mọc đứng

- Nói với bạn, thân cây của các cây trong mỗi hình được sử dụng làm gì?

- Ở địa phương em, người ta dùng thân cây để làm gì?

- Kể những lợi ích khác của thân cây mà em biết?

Trả lời:

Quan sát hình ta thấy:

   + Những cây thân gỗ là hình 7 và hình 10

   + Những cây thân thảo là hình 8 và hình 9

   + Những cây có thân mọc đứng là hình 7, hình 8, hình 9 và hình 10.

- Thân của các cây trong mỗi hình dùng để:

   + Hình 7: Dùng lấy nhựa cây

   + Hình 8: Dùng là chất đốt hoặc thức ăn cho trâu, bò.

   + Hình 9: Dùng để làm thức ăn cho con người

   + Hình 10: Dùng để lấy gỗ hoặc đốn làm củi.

- Ở địa phương em, người ta sử dụng thân cây với nhiều mục đích khác nhau lấy gỗ, làm thức ăn chăn nuôi, thức ăn cho con người....

- Những lợi ích khác của thân cây là: làm thuốc, lấy nhựa (cao su), làm đồ trang trí (bàn, ghế...) ....

4. Làm thí nghiệm nhỏ

a. Bấm vào ngọn cây mướp hoặc khoai lang... nhưng không làm đứt rời khỏi cây

b. Hãy dự đoán xem sau vài ngày nữa điều gì sẽ xảy ra đối với cây đó? Vì sao?

c. Viết vào vở tình trạng của cây vừa lấy bấm và dự đoán của em

d. Đặt cây ở hóc lớp để theo dõi trong vài ngày. Hãy kiểm tra xem dự đoán của em có đúng không?

Trả lời:

Làm thí nghiệm:

- Dự đoán: Vài ngày nữa phần ngọn cây bị bấm sẽ héo

- Vì phần ngọn bị bấm thì cây sẽ không thể vận chuyển nhựa lên bộ phận trên ngọn nên nó sẽ héo.

5. Đọc và trả lời:

a. Đọc đoạn văn sau:

Thân cây có đặc điểm gì?

Thực vật thường có thân mọc đứng; một số cây có thân leo, thân bò. Có loài cây thân gỗ (nhãn, mít, …), có loài cây thân thảo (lúa, rau muống …). Cây su hào có thân phình to thành củ.

Một trong những chức năng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây

b. Trả lời câu hỏi:

- Dựa vào cách mọc của thân, thực vật thường có loại thân gì?

- Dựa vào độ cứng của thân, thực vật thường có loại thân gì?

- Thân có chức năng gì đối với đời sống của cây?

Trả lời:

- Dựa vào cách mọc của thân, thực vật thường có 3 loại thân, đó là:

   + Thân mọc thẳng

   + Thân leo

   + Thân bò

- Dựa vào độ cứng của thân, thực vật thường có 2 loại thân, đó là:

   + Thân gỗ

   + Thân thảo (thân mềm).

- Thân cây có chức năng: vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.

Hoạt động thực hành Bài 18: Thân cây có đặc điểm gì?

1. Lần lượt hỏi và trả lời:

a. Kể tên một số loại cây mà em biết. Những cây đó có thân gì? Thân của những cây đó được con người sử dụng làm gì?

b. Kể tên những sản phẩm làm từ thân cây có trong gia đình em hoặc địa phương em (rổ, rá, bàn, ghế)?

Trả lời:

a.

Tên cây Thuộc thân Tác dụng của thân cây
Rau má Thân bò làm thuốc chữa bệnh, thức ăn
xoan đâu thân gỗ lấy gỗ, làm củi đun
xoài thân gỗ lấy gỗ, làm củi đun
lạc thân thảo phơi khô làm chất đốt, thức ăn cho trâu, bò.
rau muống thân thảo làm thức ăn

b. Tên những sản phẩm làm từ thân cây có trong gia đình em hoặc địa phương em: Bàn, ghế, tủ, kệ tivi, giường, ghế mây, rổ, rá, thúng, mủng, chõng tre, quạt tre, đũa, ....

2. Thực hiện hoạt động:

Hoàn thành bảng 2 (Sgk trang 10)

Tên cây thân đứng thân bò thân leo thân gỗ thân thảo Ích lợi
Cây khoai lang   x     x làm thức ăn
Cây .........            
Cây .........            
Cây .........            

Trả lời:

Ví dụ mẫu:

Tên cây thân đứng thân bò thân leo thân gỗ thân thảo Ích lợi
Cây khoai lang   x     x làm thức ăn
Cây xà cừ x     x   lấy gỗ, làm củi
Cây su hào x       x làm thức ăn
Cây cao su x     x   lấy nhựa, lấy gỗ, làm củi.

Hoạt động ứng dụng Bài 18: Thân cây có đặc điểm gì?

1. Làm bộ sưu tầm tranh ảnh và viết tên các loại thân cây

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 VNEN Bài 18: Thân cây có đặc điểm gì? file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com