Để ôn luyện sâu kiến thức, các em cần tích cực giải các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập từ đó tìm ra phương pháp giải hay cho các dạng hóa, chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới. Dưới đây là hướng dẫn giải bài tập Hóa 9 Bài 28: Các oxit của cacbon chi tiết nhất từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo dưới đây.
Hãy viết phương trình hóa học của CO với: a) Khí O2; b) CuO.
Cho biết: loại phản ứng, điều kiện phản ứng, vai trò của CO và ứng dụng của mỗi phản ứng đó.
Hướng dẫn giải chi tiết:
a) 2CO + O2
b) CO + CuO
- Điều kiện phản ứng: nhiệt độ cao.
- Vai trò của CO: là chất khử.
- Ứng dụng: phản ứng (1) CO cháy và tỏa nhiều nhiệt dùng trong các lò luyện gang, thép.
Phản ứng (2) ở điều kiện nhiệt độ cao khử oxit CuO tạo kim loại Cu (điều chế Cu)
Hãy viết phương trình hóa học của CO2 với dung dịch NaOH, dung dịch Ca(OH)2 trong trường hợp:
a) Tỉ lệ số mol n : n = 1 : 1
b) Tỉ lệ số mol n : n = 2 : 1
Hướng dẫn giải chi tiết:
Phương trình hóa học của CO2 với:
a) Dung dịch NaOH theo tỉ lệ nCO2 : nNaOH = 1 : 1
CO2 + NaOH → NaHCO3
b) Dung dịch Ca(OH)2 theo tỉ lệ nCO2 : nCa(OH)2 = 2 : 1.
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2↓.
Có hỗn hợp hai khí CO và CO2. Nêu phương pháp hóâ học để chứng minh sự có mặt của hai khí đó. Viết các phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải chi tiết:
– Cho hỗn hợp khí lội qua bình chứa dung dịch nước vôi trong, nếu nước vôi trong vẩn đục, chứng tỏ trong hỗn hợp khí có khí CO2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
- Khí đi ra khỏi bình nước vôi trong được dẫn qua ống thủy tinh đựng CuO nung nóng, nếu thấy có kim loại màu đỏ sinh ra và khí sinh ra khỏi ống thủy tinh làm vẩn đục nước vôi trong thì chứng tỏ trong hỗn hợp đó có khí CO.
CO + CuO → Cu + CO2.
Trên bề mặt hồ nước tôi vôi lâu ngày thường có lớp màng chất rắn. Hãy giải thích hiện tượng này và viết phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Do Ca(OH)2 tác dụng với khí CO2 trong không khí tạo nên lớp CaCO3 rất mỏng trên bề mặt nước vôi.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O.
Hãy xác định thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp CO và CO2, biết các số liệu thực nghiệm sau:
– Dẫn 16 lít hỗn hợp CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí A.
– Để đốt cháy A cần 2 lít khí oxi. Các thể tích khí đo được ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Dẫn hỗn hợp khí CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí A là khí CO, trong cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất thì tỉ lệ thể tích cũng bằng tỉ lệ về số mol.
Phương trình phản ứng đốt cháy khí A:
2CO + O2 → 2CO2.
Từ phương trình trên ta nhận thấy: nCO = 2.nO2
⇒ VCO = 2.VO2 = 2. 2 = 4 lít. (tỉ lệ mol cũng chính là tỉ lệ thể tích)
Từ phương trình trên ta nhận thấy: VCO = 4 lít.
Vậy VCO2 = 16 – 4 = 12 lít.
% VCO2 = 12 /16 x 100% = 75 %;
%VCO = 100% – 75% = 25%.
I. CACBON OXIT (Công thức hóa học CO)
1. Tính chất vật lí
CO là chất khí, không màu, không mùi, hơi nhẹ hơn không khí
2. Tính chất hóa học
a) CO là oxit trung tính
Ở điều kiện thường không phản ứng với nước, kiềm và axit.
b) CO là chất khử
- Ở nhiệt độ cao, cacbon oxit khử được nhiều oxit kim loại
Ví dụ:
- CO cháy trong oxi hoặc trong không khí với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.
Phương trình hóa học:
3. Ứng dụng
Khí CO được dùng làm nhiên liệu, chất khử… trong công nghiệp. Ngoài ra còn được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp hóa học.
II. Cacbon dioxit (công thức hóa học CO2)
1. Tính chất vật lí
CO2 là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí
CO2 bị nén và làm lạnh thì hóa rắn được gọi là nước đá khô (tuyết cacbonic). Nước đá khô được dùng để bảo quản thực phẩm.
2. Tính chất hóa học: CO2 là một oxit axit.
a) Tác dụng với nước tạo thành axit cacbonic
Phương trình hóa học:
CO2 + H2O ⇄ H2CO3
Chú ý: CO2 phản ứng với nước tạo thành dung dịch axit, làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. H2CO3 không bền, dễ phân hủy thành CO2 và nước, khi đun nóng dung dịch thu được sẽ lại làm quỳ màu đỏ chuyển sang màu tím.
b) Tác dụng với dung dịch bazơ
Khí CO2 tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước. Tùy theo tỉ lệ số mol giữa CO2 và dung dịch bazơ mà có thể tạo ra muối trung hòa, muối axit hay hỗn hợp hai muối.
Ví dụ:
c) Tác dụng với oxit bazơ
CO2 tác dụng với oxit bazơ (tan) tạo thành muối.
Ví dụ:
3. Ứng dụng
CO2 được dùng để chữa cháy, bảo quản thực phẩm.
Ngoài ra, CO2 còn được dùng trong sản xuất nước giải khát có gas, sản xuất sođa, phân đạm,...
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài mới.
►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn Hóa như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.