Logo

Soạn Hóa 9 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat đầy đủ nhất

Hướng dẫn soạn Hóa 9 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat bao gồm tổng hợp lý thuyết trọng tâm, bộ câu hỏi trắc nghiệm, lời giải bài tập, câu hỏi ứng dụng cuối bài.
5.0
0 lượt đánh giá

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập ứng dụng, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Hóa 9 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat đầy đủ nhất, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat

Bài tập ứng dụng

Bài 1(trang 91 SGK Hóa 9): 

Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Axit HCl tác dụng với muối cacbonat tạo thành axit cacbonic.

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2CO3

H2CO3 là axit không bền, bị phân hủy ngay cho CO2 và H2O nên phương trình được viết là:

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O.

Bài 2(trang 91 SGK Hóa 9):

Dựa vào tính chất hóa học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết các phương trình hóa học minh họa.

Hướng dẫn giải chi tiết:

MgCO3 có tính chất của muối cacbonat.

– Tác dụng với dung dịch axit:

MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 ↑ + H2O.

– MgCO3 không tan trong nước, không tác dụng với dung dịch muối và dung dịch bazơ.

– Dễ bị phân hủy:

MgCO3 -> (nhiệt độ) MgO + CO2. (bổ sung nhiệt độ)

Bài 3(trang 91 SGK Hóa 9):

Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển hóa sau:

Hướng dẫn giải chi tiết:

Các phương trình hóa học:

(1) C + O2 ->(nhiệt độ) CO2

(2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

(3) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Bài 4(trang 91 SGK Hóa 9):

Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào có thể tác dụng với nhau.

a) H2SO4 và KHCO3

b) K2CO3 và NaCl

c) MgCO3 và HCl

d) CaCl2 và Na2CO3

e) Ba(OH)2 và K2CO3

Giải thích và viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Những cặp chất tác dụng với nhau:

a) H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O

c) MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

d) CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl

e) Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 ↓ + 2KOH

Cặp chất không tác dụng với nhau: b).

Lưu ý: Điều kiện của phản ứng trao đổi trong dung dịch chỉ xảy ra nếu sản phẩm có chất kết tủa( không tan) hoặc có chất khí tạo thành.

Bài 5(trang 91 SGK Hóa 9):

Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Phương trình hóa học của phản ứng:

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O

Theo pt: nCO2 = 2.nH2SO4 = 10 x 2 = 20 mol.

VCO2 = n. 22,4 = 20 x 22,4 = 448 lít.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Dãy các chất nào sau đây là muối axit ?

 A. NaHCO3, BaCO3, Na2CO3.

 B. Ba(HCO3)2, NaHCO3, Ca(HCO3)2.

 C. Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, MgCO3.

 D. Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, CaCO3.

Đáp án: B

Câu 2: Dãy gồm các muối đều tan trong nước là

 A. CaCO3, MgCO3, Mg(HCO3)2, K2CO3.

 B. CaCO3, NaHCO3, Mg(HCO3)2, Na2CO3.

 C. CaCO3, Na2CO3, NaHCO3, MgCO3.

 D. Na2CO3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, K2CO3.

Đáp án: D

Câu 3: Dãy gồm các chất bị phân hủy bởi nhiệt là

 A. Na2CO3, Mg(OH)2, Ca(HCO3)2, BaCO3.

 B. MgCO3, BaCO3, Ca(HCO3)2, NaHCO3.

 C. K2CO3, KOH, MgCO3, Ca(HCO3)2.

 D. NaHCO3, KHCO3, Na2CO3, K2CO3.

Đáp án: B

Câu 4: Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl ở điều kiện thường là

 A. Na2CO3, CaCO3.

 B. K2SO4, Na2CO3.

 C. Na2SO4, Mg(NO3)2.

 D. Na2SO3, KNO3.

Đáp án: A

  Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

  CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O

Câu 5: Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong dung dịch ?

 A. HCl và KHCO3.

 B. Ca(OH)2 và Ca(HCO3)2.

 C. K2CO3 và CaCl2.

 D. K2CO3 và Na2SO4.

Đáp án: D

Dung dịch K2CO3 không phản ứng với dung dịch Na2SO4.

Câu 6: Cho 4 gam CaCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là

 A. 0,05 lít.

 B. 0,04 lít.

 C. 0,75 lít.

 D. 0,15 lít.

Đáp án: B

Câu 7: Cho phương trình hóa học sau: X + NaOH → Na2CO3 + H2O. X là

 A. C.

 B. NaHCO3.

 C. CO.

 D. KHCO3.

Đáp án: B

  NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Câu 8: Khối lượng kết tủa tạo ra, khi cho 10,6 gam Na2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch Ca(OH)2 là

 A. 5 gam.

 B. 10 gam.

 C. 15 gam.

 D. 20 gam.

Đáp án: B

Câu 9: Có 2 dung dịch K2SO4 và K2CO3 thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết 2 dung dịch trên ?

 A. Dung dịch BaCl2.

 B. Dung dịch HCl.

 C. Dung dịch NaOH.

 D. Dung dịch Pb(NO3)2.

Đáp án: B

Sử dụng dung dịch HCl

+ Có khí thoát ra → K2CO3

  K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 ↑ + H2O

+ Không hiện tượng là K2SO4.

Câu 10: Nung hoàn toàn hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3 thu được 76 gam hai oxit và 33,6 lít CO2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối ban đầu là

 A. 142 gam.

 B. 124 gam.

 C. 141 gam.

 D. 140 gam.

Đáp án: A

Lý thuyết trọng tâm:

I. Axit cacbonic (công thức hóa học H2CO3)

1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí

Trong nước tự nhiên và nước mưa có hòa tan khí cacbonic: 1000 m3 nước hòa tan được 90 m3 khí CO2.

Một phần khí CO2 tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit cacbonic, phần lớn vẫn tồn tại ở dạng phân tử CO2

2. Tính chất hóa học

- H2CO3 là một axit yếu: dung dịch H2CO3 chỉ làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt, bị axit mạnh đẩy ra khỏi muối.

- H2CO3 là một axit không bền: H2CO3 tạo thành trong các phản ứng hóa học bị phân hủy ngay thành CO2 và H2O.

II. Muối cacbonat

1. Phân loại:

Có hai loại muối cacbonat:

- Muối cacbonat trung hòa (hay muối cacbonat), không còn nguyên tố H trong thành phần gốc axit.

Ví dụ: Na2CO3, CaCO3,..

- Muối cacbonat axit (hay muối hiđro cacbonat), có nguyên tố H trong thành phần gốc axit.

Ví dụ: NaHCO3, Ca(HCO3)2...

2. Tính chất

a) Tính tan:

Đa số muối cacbonat không tan trong nước, trừ một số muối cacbonat của kim loại kiềm như Na2CO3, K2CO3...

Hầu hết các muối hiđro cacbonat tan trong nước như Ca(HCO3)2; Mg(HCO3)2 …

b) Tính chất hóa học

- Tác dụng với axit:

Muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit mạnh hơn axit cacbonic (như HCl, HNO3, H,SO4,...) tạo thành muối mới và giải phóng CO2.

Ví dụ:

  NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

  CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 ↑+ H2O

- Tác dụng với dung dịch bazơ

Một số dung dịch muối cacbonat tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối cacbonat không tan và bazơ mới.

Ví dụ:

  K2CO3 + Ca(OH)2 → 2KOH + CaCO3 ↓

Muối hiđro cacbonat tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối trung hòa và nước

Ví dụ:

  KHCO3 + KOH → K2CO3 + H2O

  Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 → 2BaCO3↓ + 2H2O

- Tác dụng với dung dịch muối

Dung dịch muối cacbonat tác dụng với một số dung dịch muối tạo thành 2 muối mới

Ví dụ:

  Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3

- Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy

Nhiều muối cacbonat (trừ muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm) dễ bị nhiệt phân hủy giải phóng khí CO2

Ví dụ:

  

3. Ứng dụng:

- CaCO3 là thành phần chính của đá vôi, được dùng để sản xuất vôi, xi măng…

- Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, sản xuất thủy tinh,..

- NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa,...

III. Chu trình cacbon trong tự nhiên

Trong tự nhiên luôn có sự chuyển hóa cacbon tự dạng này sang dạng khác. Sự chuyển hóa này diễn ra thường xuyên, liên tục và tạo thành chu trình khép kín.

File tải hướng dẫn soạn Hóa 9 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat:

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài mới.

►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn toán như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com