Logo

Giải Địa lý 7 bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng

Giải Địa lí 7 bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng, dễ hiểu, ngắn gọn, biên soạn theo nội dung sách giáo khoa (SGK) Địa lớp 7. Giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho các bài kiểm tra
3.2
5 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập SGK bài 8 Địa lý lớp 7. Tổng hợp lời giải hay của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Địa lớp 7. Nội dung chi tiết các em xem và tải miễn phí tại đây.

Soạn Địa 7 bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng 

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 26 SGK Địa lí 7

Qua các ảnh (hình 8.1 và 8.2 SGK), nêu một số biểu hiện cho thấy sự lạc hậu của hình thức sản xuất nương rẫy.

Lời giải:

Biểu hiện cho thấy sự lạc hậu của hình thức sản xuất nương rẫy là:

- Đốt rừng làm nương rẫy: Dẫn tới suy giảm diện tích đất rừng, gia tăng diện tích đất trống đồi núi trọc; thúc đẩy nhanh quá trình xói mòn đất, đặc biệt trên đất dốc; hạ mực nước ngầm,...
- Hình thức canh tác thô sơ, công cụ thủ công nên năng suất lao động thấp.

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 26 SGK Địa Lí 7

Quan sát hình 8.4, nêu một số điều kiện về nhiệt độ và lượng mưa để tiến hành thâm canh lúa nước.

Lời giải:

Điều kiện thâm canh lúa nước là:

- Khí hậu nhiệt đới có nền nhiệt cao.

- Lượng mưa và độ ẩm lớn (lượng mưa từ 1500 - 2000 mm, độ ẩm trên 80%).

Câu 1 trang 28 SGK Địa lí 7:

Hãy nêu sự khác nhau của các hình thức canh tác nông nghiệp ở đới nóng.

Lời giải:

- Làm nương rẫy:

+ Rừng hay xavan bị đốt làm nương rẫy.

+ Sử dụng công cụ thô sơ, ít chăm bón, năng suất thấp, làm đất bạc màu.

- Làm ruộng, thâm canh lúa nước:

+ Ở những nơi có nguồn lao động dồi dào và chủ động tưới tiêu, người ta làm ruộng, thâm canh lúa nước.

+ Thâm canh lúa cho phép tăng vụ, tăng năng suất, nhờ đó sản lượng cũng tăng lên.

- Sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô lớn (trang trại, đồn điền):

+ Trồng cây công nghiệp và chăn nuôi chuyên môn hóa theo quy mô lớn xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

+ Tạo ra khối lượng sản xuất hàng hóa lớn và có giá trị cao, nhưng phải bám sát nhu cầu của thị trường.

Câu 2 trang 28 SGK Địa lý lớp 7:

Sắp xếp những dữ liệu cho dưới đây và vẽ vào sơ đồ thâm canh lúa nước?

Lời giải:

Câu 3 trang 29 SGK Địa lí lớp 7:

Quan sát các hình 8.6 và hình 8.7 cho biết: Làm ruộng bậc thang và canh tác theo đường đồng mức ở vùng đồi núi có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường?

Lời giải:

- Hình 8.6: Ở Châu Á, ruộng bậc thang trồng lúa nước trong vùng đồi núi không cây cối.

- Hình 8.7 : Ở Nam Mĩ , sườn đồi được khai phá thành đồng ruộng trồng trọt theo đường đồng mức, cây cối vẫn mọc xanh tốt quanh năm.

- Ý nghĩa của việc làm ruộng bậc thang và canh tác theo đường đồng mức ở vùng đồi núi với môi trường: Đây là cách khai phá đất rừng để trồng trọt khoa học nhất mà vẫn bảo vệ môi trường, là cách biến vùng đồi núi trơ trụi thành ruộng lúa nước, là cách bảo vệ đất trồng ở vùng đồi núi.

File tải miễn phí địa lý lớp 7 bài 8:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải giải bài tập bản đồ địa lí 7 bài 8 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác: Toán, Anh, Văn, Hóa, Lí, Sinh, Sử, GDCD,... được cập nhập liên tục mới nhất tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
3.2
5 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com