Logo

Soạn Địa lý 7 bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa

Giải bài tập SGK Địa lí 7 bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa, dễ hiểu, ngắn gọn, bám sát theo nội dung sách giáo khoa(SGK). Giúp học sinh trong quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị các bài thi, bài kiểm tra sắp tới
5.0
2 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Địa lý 7 bài 7 SGK. Tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài học và lời giải hay của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Địa lớp 7. Nội dung chi tiết các em xem và tải tại đây.

Địa lý 7 bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa

Gợi ý trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1. (trang 23 SGK Địa Lí 7):

Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa trên hình 5.1

Trả lời:

Môi trường nhiệt đới gió mùa chủ yếu nằm ở Nam Á và Đông Nam Á.

Câu 2. (trang 23 SGK Địa Lí 7):

Quan sát các hình 7.1 và 7.2, nhận xét về hướng gió thổi vào mùa hạ và vào mùa đông ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Giải thích tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông.

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa

Trả lời:

- Nhận xét hướng gió:

+ Về mùa hạ: Hướng gió chủ yếu thổi vào Nam Á và Đông Nam Á là tây nam; khi thổi lên phía bắc, hướng gió đổi sang đông nam.

+ Về mùa đông: Hướng gió chủ yếu thổi vào Nam Á và Đông Nam Á là đông bắc; khi thổi xuống phía nam, hướng gió đổi sang tây nam.

- Giải thích: Mùa hạ mưa nhiều do gió Tây Nam thổi qua vùng biển xích đạo mang theo nhiều hơi nước; mùa đông mưa rất ít, do gió Đông Bắc thổi từ lục địa về, có tính chất khô

Câu 3. (trang 24 SGK Địa Lí 7): 

Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Mum-bai (Ấn Độ), qua đó nêu nhận xét về diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Diễn biến nhiệt độ trong năm ở Hà Nội có gì khác ở Mum-bai?

Giải bài tập SGK Địa lí 7

Trả lời:

a) Nhận xét về diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới gió mùa

- Nhiệt độ trung bình năm trên 20°c, nhưng thay đổi theo mùa (một mùa có nhiệt độ cao và một mùa có nhiệt độ thấp hơn).

- Lượng mưa trung bình năm trên 1.500mm, nhưng thay đổi theo mùa: Một mùa mưa nhiều (từ tháng V đến tháng X), một mùa mưa ít (từ tháng XI đến tháng IV năm sau).

b) Sự khác nhau về diễn biến nhiệt độ trong năm ở Hà Nội và ồ Mum-bai

- Về nhiệt độ:

+ Hà Nội có mùa đông xuống dưới 18°c, mùa hạ lên tới hơn 30°c, biên độ nhiệt năm cao, đến trên 12°c. Hà Nội trong năm có một mùa đông lạnh.

+ Mum-bai có nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 30°c, tháng mát nhất trên 23°c. Mum-bai nóng quanh năm.

- Về lượng mưa, cả hai đều có lượng mưa lớn (Hà Nội: 1.722mm, Mum-bai: 1.784mm) và mưa theo mùa, nhưng lượng mưa phân bố vào mùa đông của Hà Nội lớn hơn Mum-bai.

Câu 4. (trang 25 SGK Địa Lí 7):

Nhận xét về sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên qua hai ảnh 7.5 và 7.6 trong SGK (trang 25).

Giải bài tập SGK Địa lí 7

Trả lời:

- Về mùa mưa: Rừng cao su lá xanh tươi.

- Về mùa khô: Rừng cao su lá rụng đầy, cây khô, lá vàng.

Gợi ý thực câu hỏi và bài tập cuối bài 

Giải bài tập 1 trang 25 SGK địa lý 7:

Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Trả lời:

- Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20°c, nhưng thay đổi theo mùa: Một mùa có nhiệt độ cao (trên 29°c vào cuối mùa) và một mùa có nhiệt độ thấp hơn.

+ Lượng mưa trung bình năm trên l.000mm, nhưng thay đổi theo mùa: Một mùa mưa nhiều, chiếm 70 - 95% lượng mưa cả năm và một mùa mưa ít.

- Thời tiết diễn biến thất thường: Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn; lượng mưa có năm ít, năm nhiều dễ gây ra hạn hán, lũ lụt.

Giải bài tập 2 trang 25 SGK địa lý 7:

Trình bày sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa.

Trả lời:

- Cảnh quan thiên nhiên biến đổi theo thời gian và không gian do có sự khác nhau về lượng mưa và về phân bố mưa trong năm giữa các địa phương và giữa các mùa.

+ Về mùa mưa, cây cối xanh tươi; về mùa khô, cây cối rụng lá, trơ cành.

+ Ở những nơi mưa nhiều, rừng có nhiều tầng; trong rừng có một số cây rụng lá vào mùa khô.

+ Ở những nơi mưa ít, có đồng cỏ cao nhiệt đới.

+ Ở vùng cửa sông, ven biển xuất hiện rừng ngập mặn.

- Tính đa dạng về cảnh quan này không thể có ở môi trường xích đạo ẩm hay ở môi trường nhiệt đới.

File tải miễn phí giải bài tập SGK Địa lí 7 bài 7:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải giải bài tập bài 7 dân số địa lý 7 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác: Toán, Anh, Văn, Hóa, Sử, Lí, GDCD, Sinh,... chia theo từng khối lớp được cập nhạt liên tục mới nhất tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status